Viện Nghiên cứu phát triển (Pháp) hợp tác với Đại học Cần Thơ nghiên cứu biến đổi khí hậu
Trường Đại học Cần Thơ vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn trong các lĩnh vực môi trường, nông nghiệp, thích ứng và giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu.
Ngày 17/3, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh cùng lãnh đạo Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân và một số sở ngành đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Pháp tại Việt Nam – Nicolas Warnery.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ cùng lãnh đạo Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân và một số sở ngành tiếp và làm việc với Đại sứ Pháp tại Việt Nam.
Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh đã giới thiệu về những tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế – xã hội của thành phố với Đại sứ. Theo Bí thư Thành ủy Cần Thơ, trong quá trình phát triển thành phố luôn quan tâm, chủ động mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước; cùng với đó thành phố cũng tăng cường việc liên kết vùng để tạo động lực phát triển chung cho cả khu vực.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh trao quà lưu niệm cho Đại sứ Pháp tại Việt Nam – Nicolas Warnery.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ mong muốn Đại sứ Phát tại Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ đối tác, hợp tác giữa các địa phương của pháp với thành phố Cần Thơ, hỗ trợ thành phố trong việc kết nối, thu hút đầu tư doanh nghiệp Pháp tại Cần Thơ… Đồng thời, tăng cường phối hợp triển khai các dự án phi Chính phủ thiết thực, hoạt động nhân đạo thông qua sự hợp tác với các tổ chức phi chính phủ.
Video đang HOT
Ông Nicolas Warnery – Đại sứ Pháp tại Việt Nam cảm ơn sự đón tiếp của lãnh đạo thành phố; bày tỏ sự ủng hộ về chính sách ngoại giao, hợp tác trên các lĩnh vực với TP Cần Thơ. Đại sứ đã trao đổi với lãnh đạo thành phố nhiều vấn đề hợp tác, trong đó, có vấn đề thúc đẩy việc triển khai dự án kè bờ sông Cần Thơ nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, đầu tư hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, nông nghiệp và hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ và tình hình đầu tư của doanh nghiệp Pháp tại Cần Thơ.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ cùng lãnh đạo HĐND, UBND TP và các sở ngành chụp ảnh lưu niệm cùng Đại sứ và các thành viên đoàn công tác.
Đại sứ kỳ vọng ngày càng nhiều các doanh nghiệp Pháp đến đầu tư vào Cần Thơ, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với thành phố.
Chiều cùng ngày, Đại sứ Pháp tại Việt Nam – Nicolas Warnery cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Trường Đại học Cần Thơ. Tại đây, các đại biểu đã trao đổi thống nhất đi đến ký kết thỏa Thuận hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Trường Đại học Cần Thơ và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD).
Đại diện Trường Đại học Cần Thơ và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác .
Theo thỏa thuận hợp tác các bên thống nhất hợp tác chia sẻ thông tin, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn trong các lĩnh vực như: Khoa học môi trường, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, khoa học xã hội, công nghệ và kỹ thuật…
Khơi dậy sức sáng tạo, sự ủng hộ của nhân dân
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đề nghị tạo môi trường thuận lợi để nhân dân phát triển tài năng, sức sáng tạo, mang lại lợi ích cho đất nước.
Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là người đầu tiên trình bày tham luận. Ảnh QV
Trong mọi hoạt động, hệ thống chính trị phải quán triệt sâu sắc quan điểm "dân là gốc", khơi dậy sức sáng tạo, sự ủng hộ của nhân dân, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Đó là một trong 5 bài học được ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nêu ở tham luận, trong phiên thảo luận toàn thể về văn kiện Đại hội XIII, sáng 27/1.
Ông Trần Thanh Mẫn nói: Đại hội XIII của Đảng diễn ra trong không khí nhân dân cả nước phấn khởi, tự hào, trân trọng về những thành tựu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của đất nước về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, chính quyền và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Nhân dân thể hiện tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kỳ vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, ông Mẫn nhấn mạnh.
Để làm rõ hơn một số nội dung trong dự thảo Báo cáo chính trị, ông Mẫn tham luận về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Tham luận nêu rõ, thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội, Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" , các thành viên của Mặt trận đã xây dựng các mô hình nhân dân tự quản, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, khuyến học, khuyến tài, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc nêu 5 bài học kinh nghiệm về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Thứ nhất, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của ảng là nhân tố quyết định để Mặt trận tập hợp được mọi lực lượng, xây dựng, củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thứ hai, trong mọi hoạt động, hệ thống chính trị phải quán triệt sâu sắc quan điểm "dân là gốc", khơi dậy sức sáng tạo, sự ủng hộ của nhân dân, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Thứ ba, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và hiệp thương phối hợp thống nhất hành động của các tổ chức thành viên.
Thứ tư, quán triệt phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh, Mặt trận phải thường xuyên đổi mới phù hợp với thực tiễn.
Thứ năm, thực hành dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết gắn với đấu tranh, có lý, có tình với các hành vi sai trái, làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sau khi đề cập những thách thức của nhiệm kỳ mới, đặt ra yêu cầu cấp thiết đòi hỏi Mặt trận phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, ông Mẫn nêu rõ: về chủ quan, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cũng thẳng thắn nhìn nhận còn những hạn chế . Đó là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; trong hoạt động, có việc chưa sâu sát, thiết thực, hiệu quả, chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới; việc phối hợp giải quyết những vấn đề bức xúc của dân có nơi chưa kịp thời; nhiều khi chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm, bản lĩnh, chính kiến.
Ông Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, cả hệ thống chính trị cần quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam; thực hiện nhất quán quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tạo môi trường thuận lợi để nhân dân phát triển tài năng, sức sáng tạo, mang lại lợi ích cho đất nước.
6 ý tưởng xuất sắc về bảo vệ chủ quyền và phát triển biển đảo Kết thúc cuộc thi "Ý tưởng sinh viên bảo vệ chủ quyền và phát triển biển, đảo Tổ quốc", T.Ư Hội SVVN quyết định trao giải cho 6 ý tưởng xuất sắc nhất, với 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 3 giải Khuyến khích. Sinh viên tình nguyện tại Đảo Phú Quý, Bình Thuận. Cuộc thi "Ý tưởng sinh viên bảo vệ...