Viện nghiên cứu Đông Nam Á: Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Viện nghiên cứu Đông Nam Á ( ISEAS) ngày 2/9 đăng bài viết về sự phát triển của kinh tế Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong 30 năm qua phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI), với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 67,9% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2019.
Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử, thiết bị thắp sáng trong xe ô tô, xe máy tại Công ty TNHH Điện Việt Nam Stanley (vốn đầu tư của Nhật Bản) tại Hà Nội. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Bài viết nêu rõ giao thương quốc tế và FDI trong hơn 30 năm qua đã giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới. Chẳng hạn, năm 2017, tỷ trọng thương mại trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam là 200,4%, mức cao thứ 6 trên thế giới. Tại châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) (375,1%) và Singapore (322,4%). Tương tự, FDI cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2019, dòng vốn FDI hàng năm của Việt Nam tương đương 6,3% GDP, cao thứ 4 ở Đông Nam Á, sau Singapore (28,3%), Campuchia (13,7%) và Lào (7,4%).
Sự cởi mở của Việt Nam đối với thương mại và FDI bắt nguồn từ sự kết hợp giữa những tính toán cả về mặt chiến lược và kinh tế. Việt Nam coi hội nhập kinh tế quốc tế là biện pháp chủ chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; coi thương mại và đầu tư là các công cụ quan trọng để chuyển đổi và nâng cấp nền kinh tế. Đồng thời, Việt Nam cũng có những lợi ích chiến lược khi theo đuổi các cơ chế thương mại mở, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nền kinh tế chủ chốt và thu hút FDI.
Các chiến lược gia của Việt Nam tin rằng thông qua hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu và tăng cường các mối quan hệ kinh tế với các cường quốc lớn, Việt Nam có thể gắn kết các lợi ích kinh tế với các đối tác của mình.
Video đang HOT
Về tổng thể, Việt Nam hưởng lợi từ thương mại và FDI, tuy nhiên, sự phụ thuộc quá lớn vào xuất khẩu và FDI cũng được coi là một thách thức tiềm tàng. Theo số liệu năm 2019, trong khi các công ty có đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 20,3% GDP của Việt Nam, họ đóng góp tới 67,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việc quá phụ thuộc của Việt Nam vào xuất khẩu và FDI đã khiến nhiều nhà hoạch định chính sách lo ngại.
Chính phủ Việt Nam cũng hiểu rõ điều đó và cũng đã thực thi một số biện pháp để khắc phục tình trạng này. Giải pháp chủ chốt là tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa để họ có thể đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế. Điều này thể hiện trong bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc gặp với các doanh nghiệp nội địa tháng 6/2019. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đó nhấn mạnh: “Chung ta phai xay dưng mọt nên kinh tê tư cuơng trong họi nhạp quôc tê. Vi vạy, phai co đọi ngu doanh nghiẹp vơi cac loai hinh doanh nghiẹp, trong đo co doanh nghiẹp tu nhan Viẹt Nam”.
Chính sách FDI của Việt Nam từ lâu ưu tiên hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh 4 nguyên tắc then chốt trong đối xử với các doanh nghiệp, đó là bình đẳng, được bảo vệ, khích lệ và trao cơ hội.
Biện pháp thứ hai mà Việt Nam đang thực hiện là khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân mở rộng kinh doanh, đặc biệt là sản xuất và các ngành công nghệ cao, nhằm tăng cường nền công nghiệp nội địa. Sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam cho Vingroup, tập đoàn tư nhân lớn nhất của Việt Nam, mở rộng hoạt động thêm các ngành công nghiệp công nghệ cao, điện tử và ô tô là một ví dụ điển hình. Nếu thành công, các doanh nghiệp này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam mà còn tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu hơn cho Việt Nam. Nói cho cùng, các nhà đầu tư nước ngoài có thể đến rồi đi, nhưng các doanh nghiệp trong nước sẽ ở lại mãi mãi. Sự thành công và các cam kết dài hạn của họ chính là yếu tố then chốt cho sự tự chủ và thịnh vượng kinh tế về dài hạn của Việt Nam.
Cuối cùng, các doanh nghiệp Việt Nam đang được khuyến khích và hỗ trợ hợp tác cùng với các công ty nước ngoài để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là biện pháp quan trọng để giúp các doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh và đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế về dài hạn. Tuy nhiên, đây vẫn là một thách thức, bởi sau hơn 30 năm, những tác động tích cực từ FDI vẫn còn hạn chế. Chẳng hạn, Samsung chủ yếu nhập linh kiện từ các nhà cung cấp nước ngoài để sản xuất điện thoại. Trong số các nhà cung cấp, hiện chiếm 80% giao dịch với Samgsung, có tới 28 nhà cung cấp đặt tại Việt Nam nhưng họ đều là công ty nước ngoài.
Nếu như tất cả các biện pháp nói trên được thực hiện thành công, nền kinh tế Việt Nam sẽ trở nên tự cường hơn và mô hình tăng trưởng nhờ FDI và xuất khẩu có thể sẽ được coi là một thành công.
KKR sẽ gấp 3 đến 5 lần khoản đầu tư tại Việt Nam
KKR & Co, quỹ ngoại vừa thu hút sự chú ý với thương vụ mua cổ phiếu Vinhomes cho biết sẽ tăng ít nhất gấp ba các khoản đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới, tranh thủ nắm bắt cơ hội khi nhu cầu của tâng lớp trung lưu gia tăng.
Các khoản đầu tư vào Việt Nam của KKR & Co đã vượt qua mức 1 tỷ USD, sau khi nhóm nhà đầu tư do KKR dẫn đầu đã rót 15.100 tỷ đồng (650 triệu USD) đẻ sở hữu 6% cổ phần tại Vinhomes, theo chia sẻ của Ashish Shastry, đồng Chủ tịch quỹ đầu tư tư nhân KKR tại châu Á - Thái Bình Dương, kiêm giám đốc phụ trách thị trường Đông Nam Á.
Việc mua cổ phần tại Vinhomes là thương vụ đầu tư vốn cổ phần tư nhân lớn nhất của KKR tại Việt Nam, kể từ khi quỹ bắt đầu gia nhập thị trường vào năm 2011.
"Các khoản đầu tư của chúng tôi tại Việt Nam sẽ gấp 3 lần hoặc gấp 5 lần trong thập kỷ tới", Ashish Shastry cho biết.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á, ngay cả khi đại dịch Covid-19 đang trở thành mối đe dọa trên toàn cầu, có khả năng đẩy lùi tăng trưởng GDP xuống mức dưới 6% trong năm 2020. Nếu vậy, đây là lần đầu tiên tăng trưởng của Việt Nam ở mức dưới 6% trong 6 năm qua. Việt Nam đã trở thành điểm đến thay thế cho hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, sau khi xung đột Mỹ - Trung khiến các chuỗi cung ứng lớn phải tìm biện pháp phòng tránh rủi ro.
Chủ tịch quỹ đầu tư KKR nhận định, Việt Nam sẽ được hưởng lợi trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng vì chiến tranh thương mại; đồng thời sẽ là một thị trường đầy kích thích khi thu nhập của nhóm dân số trẻ, trung lưu gia tăng.
Theo số liệu của Boston Consulting Group, năm 2017, có khoảng 24 triệu người có thu nhập trung bình tại Việt Nam. Con số này có thể tăng gần gấp đôi cho tới năm 2030.
Ashish Shastry cho rằng, một trong những khao khát hàng đầu đối với nhóm trung lưu tại Việt Nam là nhà ở. Trong khi đó, phân khúc nhà ở hiện đại như căn hộ tại các thành phố lớn mới chiếm khoảng 10%.
"Chúng tôi muốn bắt được làn sóng này", giám đốc quỹ KKR nói và cho biết, giao dịch tại Vinhomes chỉ là một trong rất nhiều thương vụ sau này tại Việt Nam của KKR.
Sabeco đặt kế hoạch lãi ròng 2020 giảm 39%, về mức thấp nhất 5 năm với 3.525 tỷ đồng Thị trường đang đối mặt với khó khăn do Nghị định 100 có hiệu lực từ đầu năm và Nghị định 24 ngày 17/2/2020 đặt ra quy định khắt khe với tiếp thị và quảng cáo bia, cũng như áp dụng hình thức xử phạt nặng hơn khi tham gia điều khiển giao thông dưới ảnh hưởng của bia rư ợu. Song song,...