Viện nghiên cứu Anh: Cần kiện Trung Quốc 6.500 tỷ USD vì Covid-19
Viện nghiên cứu Henry Jackson Society ở Anh cho rằng các nước G7 có thể kiện Trung Quốc, đòi bồi thường ít nhất 6.500 tỷ USD do để Covid-19 lây lan.
“Nếu Trung Quốc cung cấp thông tin chính xác trong giai đoạn đầu, dịch bệnh đã không rời khỏi nước này”, Viện Henry Jackson Society (HJS) có trụ sở tại London, Anh, viết trong báo cáo “Bồi thường virus corona?” được công bố hôm nay.
Tài liệu cho rằng Trung Quốc đã vi phạm 10 điều luật, trong đó có Quy định Sức khỏe Quốc tế (IHR) vốn được siết chặt sau đại dịch SARS năm 2003. HJS khẳng định nỗ lực che giấu bệnh dịch của Bắc Kinh đã khiến Covid-19 lan khắp thế giới, khiến hơn 1,3 triệu người nhiễm, hơn 74.000 người chết và làm thiệt hại hàng nghìn tỷ USD. Mỹ và châu Âu hiện là điểm nóng khi số ca nhiễm và tử vong tăng nhanh, chưa xác định được đỉnh dịch.
“Nhiều quan chức Trung Quốc, bao gồm phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên đã ủng hộ quan điểm phi lý rằng nCoV được quân đội Mỹ đưa vào Vũ Hán, thay vì bắt nguồn từ chợ hải sản ở thành phố này, nơi động vật hoang dã được mua bán”, báo cáo có đoạn viết.
Tình nguyện viên Trung Quốc mặc niệm tưởng nhớ nạn nhân Covid-19 hôm 4/4. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Tổ chức này cho rằng Trung Quốc cần bồi thường tối thiểu 6.500 tỷ USD, tương đương số tiền các quốc gia G7 đang bỏ ra để đối phó dịch bệnh và cứu trợ nền kinh tế do người dân phải ở nhà, còn các ngành công nghiệp bị đình trệ.
IHR yêu cầu các nước phải theo dõi và chia sẻ thông tin về khả năng truyền nhiễm và mức độ nghiêm trọng của những mầm bệnh có khả năng lây lan giữa các nước. Viện Henry Jackson Society cáo buộc Trung Quốc đã hành động ngược lại khi che giấu thông tin và trừng phạt những người tìm cách công bố dữ liệu.
Tờ SCMP ở Hong Kong cho biết gần 200 ca nhiễm nCoV đã được ghi nhận trước ngày 27/12/2019, nhưng chính quyền Trung Quốc chỉ thông báo về dịch bệnh cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau đó 4 ngày và khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy nó lây từ người sang người.
“Những người thổi còi như bác sĩ Lý Văn Lượng đã bị c ảnh cáo vì đăng thông tin về dịch bệnh. Nhiều người cho rằng Covid-19 đã lây giữa người với người từ trước thời điểm trên”, JHS cho hay, kêu gọi thành lập liên minh khởi kiện vì Bắc Kinh “thường phản ứng hung hăng với các mối đe dọa trên trường quốc tế”.
“Biện pháp này sẽ đòi hỏi sự can đảm và đoàn kết toàn cầu. Chính quyền Vũ Hán và Hồ Bắc đã vi phạm IHR trong giai đoạn đầu dịch, trách nhiệm phải thuộc về cấp lãnh đạo cao nhất. Rõ ràng là cách đối phó Covid-19 của chính quyền Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế”, báo cáo có đoạn.
Khởi kiện do tranh cãi xung quanh IHR là hành động chưa từng có tiền lệ, nhưng JHS cho rằng đã có những khuôn khổ trong WHO cho phép thực hiện điều này. Viện nghiên cứu Anh cũng đề xuất phương án đưa sự việc ra Tòa Trọng tài Thường trực, Tổ chức Thương mại Thế giới hoặc viện dẫn các quy định trong thỏa thuận đầu tư, thậm chí là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.
Matthew Henderson, đồng tác giả báo cáo, cho rằng người dân Trung Quốc cũng là “nạn nhân vô tội” bởi sự thiếu trách nhiệm của chính phủ. “Đây là lỗi của chính quyền Trung Quốc. Họ chưa học được bài học nào từ sau thất bại trong đại dịch SARS. Những lời nói dối và thông tin giả từ đầu dịch Covid-19 đã gây ra nhiều hậu quả chết người”, Henderson nói.
Nhóm tác giả soạn báo cáo của JHS cho rằng cách tính giá trị thiệt hại với các nền kinh tế phát triển và xây dựng quy trình tố tụng theo trật tự dựa trên luật pháp có thể giúp các nước “được đền bù sau những thiệt hại do Trung Quốc gây ra”.
Vũ Anh
Định dạng Normandy: Ukraine điểm tên nhiều nước 'không muốn đứng ngoài', gồm cả Mỹ
Ngày 19/12, Sputnik dẫn lời Ngoại trưởng Ukraine Vadim Pristaiko tuyên bố rằng, các nước Mỹ, Anh, Canada, Ba Lan và Ủy ban châu Âu chính thức bày tỏ mong muốn chính thức tham gia "đàm phán Normandy".
Lãnh đạo các nước Nga, Ukraine, Pháp và Đức đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh 4 bên theo định dạng Normandy tại Paris, Pháp ngày 9/12. (Nguồn: Intercourier)
Phát biểu trên kênh truyền hình Ukraine 24, Ngoại trưởng Pristaiko cho biết: " Nhiều nước bày tỏ quan tâm đến việc tham gia vào "các cuộc đàm phán theo định dạng Normandy", bất chấp sự phức tạp và hiệu suất thấp. Không chỉ có Mỹ và Anh. Chúng tôi có sự ủng hộ và mong muốn rất lớn từ phía Canada, Ba Lan và Ủy ban châu Âu".
Tiến trình đàm phán theo định dạng Normandy (Nga, Ukraina, Pháp và Đức) về giải quyết xung đột ở miền Đông Ukraine bắt đầu từ tháng 6/2014. Từ đó đến nay đã diễn ra nhiều cuộc điện đàm và gặp gỡ cấp cao, cũng như những cuộc tiếp xúc của bộ trưởng ngoại giao bốn nước.
Ngày 9/12 vừa qua, lãnh đạo các nước Nga, Ukraine, Pháp và Đức đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh bốn bên theo định dạng Normandy tại Paris, Pháp.
Các bên đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận Minsk vẫn tiếp tục là cơ sở chính cho hoạt động của "định dạng Normandy", thực hiện rút quân và vũ khí tại ba điểm mới trên đường phân tuyến Donbass cho đến cuối tháng 3/2020
Các nhà lãnh đạo của Bộ tứ Normandy cũng kêu gọi đảm bảo ngừng bắn ở Donbass trước cuối năm nay, hoàn tất trao đổi tù nhân ngay trong năm 2019 theo hình thức "tất cả đổi tất cả" và để Hội Chữ Thập Đỏ được quyền "tiếp cận đầy đủ và vô điều kiện tất cả những người bị giam giữ".
Thế Việt
Theo baoquocte.vn/Sputnik
Vấn đề Brexit: Thủ tướng Anh công bố 100 ngày đầu tiên bận rộn của nội các mới Ngày 17/12, phát biểu tại cuộc họp với một số bộ trưởng cấp cao trong Nội các mới, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định 100 ngày làm việc đầu tiên của chính phủ mới tại Anh sẽ rất bận rộn nhưng các vấn đề cần giải quyết không có gì mới mẻ ngoài những điều tồn đọng từ nhiệm kỳ trước. Thủ...