Viện KS chứng minh Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo rút tiền đi chúc Tết
Theo đại diện Viện kiểm sát (VKS), tội Tham ô tài sản có 9/10 bị cáo khai nhận tội, không có ý kiến gì. Số bị cáo này thừa nhận việc bị truy tố là có căn cứ đúng pháp luật, duy nhất bị cáo Trịnh Xuân Thanh không nhận.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
Cuối giờ sáng nay (15.1), đại diện VKS đáp lại phần bào chữa của 15 vị luật sư (LS) tham gia bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận và 8 bị cáo khác bị truy tố tội Tham ô tài sản. Theo đại diện VKS, tội Tham ô tài sản có 9/10 bị cáo khai nhận tội, không có ý kiến gì. Số bị cáo này thừa nhận việc bị truy tố là có căn cứ đúng pháp luật, duy nhất bị cáo Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) không nhận. Vị đại diện VKS cũng nhắc lại, nội dung các LS bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh khi cho rằng bị cáo không phạm tội Tham ô tài sản, có chăng chỉ là thiếu trách nhiệm với vai trò người đứng đầu; không có chứng cứ xác định bị cáo Thanh chủ mưu chỉ đạo cấp dưới tham ô tài sản; quy kết Trịnh Xuân Thanh cầm 4 tỷ đồng không đảm bảo căn cứ; bị cáo Thanh không thể nhận túi đồ mà lái xe đưa cho (túi đựng tiền) vào khoảng 15h ngày 13.1.2012 vì 16h hôm đó, bị cáo đã bay từ Hà Nội vào TP.HCM (phải ra sân bay sớm)…
Đại diện VKS cho rằng, trong vụ án này việc thu thập trong hồ sơ là đầy đủ. Ông viện dẫn các bút lục ghi lời khai của các bị cáo để xác định việc bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận chủ mưu chỉ đạo và tham gia thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời dẫn chứng thêm cả bút lục ghi lời khai của bị cáo Nguyễn Anh Minh, Bùi Mạnh Hiển: “Lời khai Vũ Đức Thuận – nguyên Tổng Giám đốc PVC, Nguyễn Anh Minh – nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC, Bùi Mạnh Hiển – nguyên Chánh Văn phòng PVC đều khai nhận bị cáo Thanh và Thuận trao đổi và thống nhất chủ trương yêu cầu các đơn vị thành viên trực thuộc lo nguồn tiền rồi hợp thức bằng hồ sơ, chứng từ khống để chuyển về Văn phòng PVC thông qua đầu mối quản lý, đôn đốc là bị cáo Hiển. Chủ trương này được nhắc tại cuộc họp giao ban có sự tham gia và đồng chủ trì của bị cáo Thanh và Thuận. Lời khai của bị cáo Thuận vào khoảng tháng 10.2009, khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của PVC, đơn vị này đã có chủ trương nhận tiền từ các đơn vị thành viên của PVC để chi đối ngoại, anh Trịnh Xuân Thanh đã gặp trực tiếp tôi để trao đổi về việc xin tiền của các đơn vị thành viên…”.
Đại diện VKS cũng nêu lại lời khai của lái xe cho bị cáo Nguyễn Anh Minh, lái xe của bị cáo Trịnh Xuân Thanh để chứng minh thời điểm đó, Trịnh Xuân Thanh đã nhận 4 tỷ đồng (đựng trong túi).
Video đang HOT
Về việc lời khai của các bị cáo và nhân chứng có mâu thuẫn mốc thời gian mà các LS căn cứ vào đó cho rằng, VKS đã sử dụng nguồn chứng cứ không vững chắc để cáo buộc cho các bị cáo phạm tội Tham ô, đại diện VKS cho hay, thời gian diễn ra vụ án đã lâu (6 năm) nên các bị cáo không thể nhớ chính xác mốc thời gian, thời điểm lái xe của bị cáo Minh chuyển tiền cho lái xe của bị cáo Thanh cũng là dễ hiểu.
Về việc các LS và bị cáo Thanh cho rằng có “chứng cứ ngoại phạm”. Cụ thể ngày 13.1.2012, bị cáo Hòa rút tiền ở Quảng Ngãi thì không thể đưa tiền cùng ngày cho bị cáo Thanh khi ông này đang ở Hà Nội.
Đại diện VKS cho rằng, chứng từ giao dịch ngày 13.1.2012 là chứng từ điện tử, được chi nhánh Agribank Quảng Ngãi in, đóng dấu, cung cấp cho cơ quan điều tra. Agribank Hội sở đã căn cứ vào nơi các chi nhánh có số tài khoản để yêu cầu các chi nhánh này tập hợp tài liệu, đóng dấu xác nhận gửi về Hội sở.
Sau khi viện dẫn đại diện VKS cho rằng có căn cứ xác định bị cáo Trịnh Xuân Thanh phạm tội Tham ô tài sản như cáo trạng đã truy tố.
Theo Danviet
Xử vụ ông Đinh La Thăng: "Đề nghị chỉ rõ nhóm lợi ích có những ai?"
"Có phải các bị cáo này vì quá nóng vội, quyết liệt, muốn góp phần vào công nghiệp hóa, điện khí hóa đất nước mà mắc phải sai lầm là đã đồng ý chuyển tiền cho Ban quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2 để chuyển tạm ứng cho PVC hay vì lợi ích nhóm?", luật sư Đỗ Ngọc Quang nói.
Sáng nay (13.1), phiên tòa xét xử vụ án ông Đinh La Thăng và đồng phạm tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư (LS) cho các bị cáo.
Phiên tòa sáng nay, bị cáo Trịnh Xuân Thanh ngồi hàng ghế đầu tiên. Ảnh: TTXVN
LS Đỗ Ngọc Quang - người bào chữa cho bị cáo Ninh Văn Quỳnh và Lê Đình Mậu - mở đầu phần tranh luận đã nói thấy đau lòng khi lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đứng trước công đường sau nhiều năm đóng góp.
LS Quang nêu vấn đề, có phải các bị cáo này vì quá nóng vội, quyết liệt, muốn góp phần vào công nghiệp hóa, điện khí hóa đất nước mà mắc phải sai lầm là đã đồng ý chuyển tiền cho Ban quản lý dự án NMNĐ Thái Bình 2 để chuyển tạm ứng cho PVC hay vì lợi ích nhóm?
"Nếu thực sự có lợi ích nhóm trong vụ án này thì phần luận tội của VKS cũng kính đề nghị đại diện VKS chỉ ra nhóm lợi ích này có những ai và lợi ích của nhóm này thể hiện như thế nào để kết luận chắc chắn vì lợi ích nhóm nên các lãnh đạo PVN đã có hành vi nêu trong cáo trạng", LS Quang nêu.
Theo LS Quang, qua các lời khai của bị cáo đều khẳng định, lãnh đạo PVN, nhất là Chủ tịch HĐTV Đinh La Thăng lúc đó rất quyết liệt chỉ đạo xây dựng cho được NMNĐ Nhiệt điện Thái Bình 2 đúng thời gian, tiến độ, thiết kế, pháp luật.
"Ngay tại phiên tòa, bị cáo Ninh Văn Quỳnh - nguyên Trưởng ban Kế toán - Kiểm toán PVN đã khai rõ điều này và nhận thấy bản thân mình có hành vi làm trái có liên quan đến việc chuyển tiền từ PVN sang Ban quản lý dự án NMNĐ Thái Bình 2 để chuyển sang Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC). Mong HĐXX xem xét rõ vấn đề này do bị cáo buộc phải làm vì chịu áp lực của Tập đoàn lúc bấy giờ", LS Quang nói.
Đối với bị cáo Lê Đình Mậu - nguyên Phó Trưởng ban Kế toán - Kiểm toán PVN, theo LS Quang, tại phiên toà, bị cáo Ninh Văn Quỳnh cũng đã khai bị cáo Mậu đã làm đúng theo sự uỷ quyền, không trái với các nhiệm vụ được Tập đoàn PVN giao. LS bào chữa đề nghị HĐXX xem xét cho Mậu được hưởng một số tình tiết giảm nhẹ như người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn, hối cải; có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác..., xem xét cho Mậu được áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo.
Cũng trong sáng nay, bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó Tổng giám đốc PVN, LS Lê Đình Ứng cho biết: Ở giai đoạn điều tra, ông Sơn không muốn nhờ LS mà muốn tự bào chữa. Tuy nhiên, do sức khỏe yếu nên bị cáo Sơn mới nhờ LS bào chữa.
Bị cáo Sơn là người từng bị TAND TP.Hà Nội tuyên án tử hình trong đại án OceanBank về 3 tội: Tham ô tài sản, Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện Nguyễn Xuân Sơn đang kháng cáo bản án này.
Trong vụ án này, bi cáo Nguyễn Xuân Sơn bị đề nghị mức án từ 10 - 11 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. VKS cho rằng, trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, Nguyễn Xuân Sơn biết rõ hợp đồng EPC số 33 được ký trái quy định nhưng vẫn chỉ đạo Ban quản lý dự án tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.321 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng sai mục đích gần 1.116 tỷ đồng, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Trước đó, trong phần luận tội, đại diện Viện KSND TP.Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa cho rằng, Viện KSND Tối cao truy tố các bị cáo về tội Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội Tham ô tài sản là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật."Hành vi phạm tội của các bị cáo là biểu hiện một phần của tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, không chỉ thiệt hại lớn về kinh tế mà còn tác động xấu đến chính trị, xã hội, gây bức xúc trong dư luận, làm suy giảm niềm tin của nhân dân", vị đại diện VKS nói.
Theo Danviet
Luật sư đề nghị dỡ bỏ lệnh kê biên tài sản con trai Trịnh Xuân Thanh Luật sư đề nghị HĐXX xem xét xử lý giải quyết việc dỡ bỏ lệnh kê biên tài sản đứng tên con trai Trịnh Xuân Thanh. Sáng nay (12.1), phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm tiếp tục với phần tranh luận của luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh. Bị cáo Trịnh Xuân...