Viện kiểm sát khẳng định “Ngân hàng ACB và Navibank làm trái luật”
Đại diện VKS tối cao giữ nguyên quan điểm đã kết luận “Vì lợi nhuận cục bộ mà ngân hàng ACB và Navibank đã vi phạm pháp luật dẫn tới việc Huyền Như chiếm đoạt tiền”.
Huyền Như cùng đồng phạm tại tòa
Sáng 29/12, phiên tòa phúc thẩm Huyền Như và đồng phạm tiếp tục diễn ra với phần đối đáp của đại diện VKS tối cao với các luật sư bào chữa cho các bị cáo.
Trước khi đi vào phần tranh luận, đại diện VKS nêu ý kiến: Tôi đã nghe và nghe rất kỹ các ý kiến tranh luận của các luật sư, tôi mong muốn cùng các luật sư tìm ra hành vi phạm tội mà của các bị cáo. Tuy nhiên, tôi không đồng tình với quan điểm của một số luật sư cho rằng VKS quy chụp, không xem xét kỹ các tình tiết mới được nêu ra.
“Vì trách nhiệm trước pháp luật trước nhân dân, cơ quan tiến hành tố tụng, VKS đều có quyền đưa ra ý kiến theo quan điểm của riêng mình theo tài liệu có trong hồ sơ. Quyết định cuối cùng thuộc HĐXX, VKS và các luật sư chỉ đưa ra quan điểm, tranh luận. Khi tôi đưa ra quyết định cuối cùng cần nghe rõ, chưa hiểu thì yêu cầu tôi phát biểu lại” – Đại diện VKS nhấn mạnh.
8h20, đại diện VKS đi vào phần tranh luận bị cáo Huỳnh Thị Mỹ Hạnh không tranh luận, xin giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Võ Anh Tuấn, giữ nguyên kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt. Đại diện VKS nêu lời khai của Võ Anh Tuấn và Huỳnh Thị Huyền Như trong việc lừa đảo 3 công ty trùng khớp với nhau. Như vậy có căn cứ xác định hành vi của bị cáo Tuấn là đồng phạm giúp Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đại diện VKS không đồng ý quan điểm của luật sư và giữ nguyên quan điểm đã nêu trước đó.
Bên cạnh đó, đại diện VKS nhận định, có đủ chứng cứ, lời khai chứng minh bị cáo Võ Anh Tuấn thu lợi bất chính hơn 72 tỷ đồng.
Đối với bị cáo Đào Thị Tuyết Dung, luật sư đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt. VKS cho rằng bị cáo không có tình tiết mới để xem xét giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo cũng xin trừ khoản tiền mà Như còn chưa trả. VKS cho rằng, không có cơ sở chấp nhận đề nghị này.
Phóng viên theo dõi phần tranh luận của các luật sư trước quan điểm của đại diện VKS qua màn hình
Bị cáo Nguyễn Thiên Lý và luật sư Trịnh Bá Thân đề nghi xem xét lại khoản tiền thu lợi bất chính, đại diện VKS nhận định những số liệu không rõ ràng cần làm rõ, tịch thu số tiền thu lợi bất chính sung công quỹ nhà nước. Về tài sản bị kê biên của bị cáo, không phát hiện tình tiết gì mới nên giữ nguyên bản án sơ thẩm đã tuyên.
Video đang HOT
Bị cáo Lương Thị Việt Yên, VKS cho biết không nhận được những hồ sơ liên quan đến nhân thân của bị cáo. VKS đề nghị HĐXX xem xét căn cứ về nhân thân để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Đại diện VKS đề nghị HĐXX xem xét đề nghị của các luật sư bào chữa cho nhóm bị cáo phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội của từng bị cáo để tạo cơ hội cho các bị cáo sớm quay trở về với xã hội. Bà Giã Thị Mai Hiên, đại diện VKS giữ nguyên kết luận bản án sơ thẩm đã tuyên.
Nguyên đơn dân sự gồm công ty Hưng Yên, Phúc Vinh và Thịnh Phát và tại Công ty Thái Bình Dương được các luật sư bảo vệ quyền lợi, ý kiến tranh luận của các LS đều thống nhất, lập luận về tiền họ gửi tại Vietinbank hợp pháp. Về cơ bản chúng tôi tiếp thu và đồng tình với các quan điểm của các LS. Riêng yêu cầu của SBBS yêu cầu Vietinbnak nồi thường hơn 210 tỷ đồng chưa đủ cơ sở, cần làm rõ hơn.
Về ngân hàng ACB và Navibank, đại diện VKS đồng tình với thiếu sót cấp sơ thẩm mà các luật sư đã nêu lên, tuy nhiên đây không phải mấu chốt quan trọng thay đổi bán chất vụ án. Chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm, xác định việc gửi tiền của hai đơn vị này là trái pháp luật, vượt mức lãi suất trần và các tài khoản tiền gửi của nhân viên hai ngân hàng này mở tại phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank là bất hợp pháp, xuất phát từ hành vi trái pháp luật.
Riêng ACB, Huyền Như đã có sự móc nối với nhân viên của ABC là Huỳnh Thị Bảo Ngọc.
Hành vi sai sai phạm của các nhân viên hai ngân hàng này diễn ra trong bối cảnh nhà nước ta đang siết chặt, xây dựng mối quan hệ tiền tệ nhưng hai ngân này đã bất chấp quy định từ đó gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến việc bị cáo Như chiếm đoạt tiền. Đại diện VKS xác định hành vi chiếm đoạt của Huyền Như thỏa mãn tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Đại diện VKS không đồng tình về lập luận của luật sư và người đại diện cho các nhân viên hai ngân hàng này. VKS giữ nguyên quan điểm đã kết luận về trường hợp bị cáo Như chiếm đoạt tài sản của ACB và Navibank.
Sau phần đối đáp của VKS, luật sư Nguyễn Minh Tâm – bảo vệ quyền lợi cho Công ty SBBS đưa ra quan điểm đối đáp với phần bào chữa của luật sư Vietinbank. Bài đối dài gần 8 trang A4 của ông Tâm nêu đại ý SBBS thừa nhận bị Huyền Như lừa trong vụ 14 hợp đồng đầu tư vốn. Tuy nhiên ông Tâm cho rằng, Huyền Như đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối để lấy tiền trong tài khoản của SBBS.
Luật sư Đặng Ngọc Châu – bảo vệ quyền lợi của Công ty Toàn Cầu nêu quan điểm đối đáp với phần bào chữa của các luật sư Vietinbank. Theo ông Châu, một số quan điểm của luật sư Vietinbank là mang tính suy đoán, một chiều như: Việc giao dịch giữa Huyền Như và Công Ty Toàn Cầu ở ngoài quán cà phê, Công ty Toàn Cầu nhận tiền ngoài hợp đồng 5 tỷ đồng, Công ty Toàn Cầu chỉ giao dịch với Huyền Như…
Ông Châu kết thúc phần đối đáp của mình với việc đồng tình với quan điểm của VKS nêu ra tại phiên tòa cấp phúc thẩm.
Huyền Như được dẫn giải đi sau phiên tòa phúc thẩm sáng nay
Luật sư bảo vệ quyền lợi cho Công ty An Lộc đồng tình với quan điểm với phần đối đáp của VKS, đồng thời đưa ra quan điểm phản bác lại phần bào chữa của các luật sư Vietinbank. Theo luật sư của Công ty An Lộc, tài khoản của công ty này là hợp pháp. Luật sư đề nghị HĐXX xem xét vấn đề này được luật sư của Vietinbank đưa ra tại phần đối đáp.
Với quan điểm cho rằng, giao dịch giữa Huyền Như và Công ty An Lộc là “giao dịch ngầm”, luật sự cho rằng không có cơ sở.
11h30, tòa tạm nghỉ, dự kiến chiều cùng ngày, phiên toà tiếp tục phần tranh luận của các luật sư trước quan điểm của đại diện VKS.
Trung Kiên – Công Quang
Theo dantri
Viện Kiểm sát "việt vị" trong đề nghị điều tra Huyền Như tham ô?
Đại diện VKS đề nghị HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo của 5 nguyên đơn dân sự, xem xét điều tra lại Huyền Như về tội "Tham ô tài sản". Tuy nhiên, luật sư của Vietinbank cho rằng đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Luật sư của Vietinbank cũng đề nghị cấp phúc thẩm không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo đối với phần đã có hiệu lực pháp luật.
Luật sư đòi hủy án sơ thẩm
Huyền Như tại tòa chiều 25/12
Chiều 25/12, phiên tòa phúc thẩm Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm tiếp tục phần tranh luận. Luật sư bảo vệ quyền lợi cho Công ty CP CK Saigonbank-Berjaya (SBBS) cho biết, đã kháng cáo phần dân sự của bản án đã tuyên xử Huyền Như phải bồi thường cho SBBS số tiền 210 tỷ đồng.
Tương tự, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty Cổ phần đầu tư An Lộc, Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông cũng đề nghị cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm liên quan đến công ty.
VKS "việt vị" trong đề nghị chuyển tội danh Huyền Như?
Toàn cảnh phiên tòa phúc thẩm
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Vietinbank, luật sư Nguyễn Thị Bắc đã phản bác ý kiến của các luật sư và nội dung kháng cáo của ACB, các nhân viên ACB về trách nhiệm dân sự quanh số tiền 718 tỷ đồng và tiền lãi phát sinh.
Luật sư Bắc khẳng định Huyền Như đã có ý định chiếm đoạt tiền ngay từ đầu, khi thoả thuận với Huỳnh Thị Bảo Ngọc, Phó phòng quản lý quỹ ACB về việc huy động tiền với lãi suất cao. Cụ thể, Như đã đồng ý lãi suất được ghi trong hợp đồng là 14%, lãi suất chênh ngoài hợp đồng được trả ngay sau khi tiền chuyển vào tài khoản thanh toán là 3,8 đến 4,5%/năm và riêng cho Ngọc là 1,5%.
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án Nguyễn Đức Kiên mà luật sư gửi cho HĐXX thì "thỏa thuận ngầm" trên giữa Ngọc và bị cáo Như xuất phát từ chủ trương trái pháp luật của Thường trực Hội đồng quản trị ACB ủy thác cho nhân viên của mình gửi tiền vào các tổ chức tín dụng khác và sự triển khai thực hiện chủ trương đó của Ban lãnh đạo ACB.
Với con "mồi lãi suất cao" và tiền % cho Ngọc, Như đã thực hiện có tính toán tiếp theo các thủ đoạn gian dối, dẫn dụ Ngọc và các nhân viên ACB làm mọi việc theo sự sắp đặt của Như, trong đó có cả các việc làm trái quy định, tắc trách, vô trách nhiệm và Như đã lợi dụng sự sai phạm, tắc trách này để chiếm đoạt trót lọt 718 tỷ đồng của ACB. Luật sư Bắc cũng cáo buộc lãnh đạo ACB lập tài liệu giả để kiện Vietinbank vì biết ACB đã bị Huyền Như lừa chiếm đoạt 718 tỷ.
"Do lòng tham "lãi suất" chênh của lãnh đạo ACB, lòng tham "phần trăm" của Huỳnh Thị Bảo Ngọc, Phó phòng quản lý quỹ nên tất cả đã "sập bẫy" của Như. Lãnh đạo ACB, Huỳnh Thị Bảo Ngọc và các nhân viên ACB đã vi phạm pháp luật, tắc trách, vô trách nhiệm thực hiện giao dịch bất hợp pháp với Như.
Các sai phạm này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như lợi dụng để thực hiện các thủ đoạn gian dối chiếm đoạt toàn bộ 718 tỷ đồng của ACB. Vì vậy, tôi thấy rằng bản án số 46/2014/HSST ngày 27/01/2014 của TAND TP HCM với nội dung tuyên Huỳnh Thị Huyền Như phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và buộc Huỳnh Thị Huyền Như phải bồi thường cho ACB 718 tỷ đồng theo khoản 1 Điều 42 BLHS là hoàn toàn có căn cứ và đúng pháp luật", luật sư Bắc khẳng định.
Vị nữ luật sư này cũng phản bác ý kiến của luật sư và nội dung kháng cáo của Công ty CP Chứng khoán Saigonbank-Berjaya (SBBS) yêu cầu Vietinbank bồi thường 210 tỷ đồng; phản bác ý kiến của vị đại diện VKS cho rằng có dấu hiệu của Tội tham ô đối với khoản chiếm đoạt 210 tỷ đồng này.
Tại tòa, đại diện VKS cho rằng hành vi chiếm đoạt số tiền 1.085 tỷ đồng từ tài khoản tiền gửi thanh toán của 5 đơn vị là Công ty CP Chứng khoán SaigonBank Beryaja, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty CP Thương mại và Đầu tư Hưng Yên, Công ty CP Chứng khoán Phương Đông, Công ty CP Đầu tư và Thương mại An Lộc là hành vi phạm tội tham ô tài sản.
Từ đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo của 5 nguyên đơn dân sự, áp dụng khoản 1 Điều 250 Bộ luật Tố tụng Hình sự hủy một phần bản án sơ thẩm đã xét xử bị cáo Như và đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đơn vị trên để điều tra lại.
Tuy nhiên, luật sư của Vietinbank cho rằng, ý kiến này của vị đại diện VKS là không phù hợp. Bởi lẽ: Huyền Như không kháng cáo và VKS không kháng nghị về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tòa án đã tuyên nên phần bản án về tội danh có hiệu lực pháp luật từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Do vậy, theo các điều 230 và 240 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì cấp phúc thẩm không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo đối với phần đã có hiệu lực pháp luật.
Luật sư Bắc khẳng định Vietinbak không có trách nhiệm bồi thường số tài sản mà Huyền Như đã lừa đảo chiếm đoạt của các bị hại. Vì vậy, luật sư Vietinbank đề nghị HĐXX bác kháng cáo của Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Nam Việt, Công ty CP Chứng khoán SaigonBank Beryaja, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty CP Thương mại và Đầu tư Hưng Yên, Công ty CP Chứng khoán Phương Đông, Công ty CP Đầu tư và Thương mại An Lộc và bà Lê Thị Ngọc Nga; Không chấp nhận đề nghị của đại diện VKS hủy một phần bản án sơ thẩm đối bị cáo Như và đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 5 công ty trên trên để điều tra lại.
Công Quang - Trung Kiên
Theo dantri
Bản án của lòng khoan dung Thấy được sự nỗ lực hướng thiện rõ rệt của một bị cáo 17 tuổi, tòa phúc thẩm đã cho hưởng án treo để làm lại cuộc đời... Trong giờ nghị án tại phiên phúc thẩm mới đây của TAND TP.HCM, thấy bị cáo HNL (17 tuổi) cứ cúi gằm mặt xuống đất, còn ba và chị của L. ngồi buồn bã rơi...