Viện kiểm sát khẳng định “bầu” Kiên phạm tội
- Trong phần tranh luận với các luật sư tại toà, đại diện Viện kiểm sát đã giữ nguyên quan điểm truy tố trước đó và khẳng định bị cáo Nguyễn Đức Kiên phạm tội…
Đại diện VKS khằng định truy tố đúng người, đúng tội
Ngày 30/5, phiên xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn bước vào ngày làm việc thứ 10 với phần tranh tụng tại Toà.
Trong phần đối đáp lại quan điểm bào chữa của các luật sư, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân giữ quyền công tố tại tòa đã bác quan điểm cho rằng Nguyễn Đức Kiên không phạm tội.
Về tội “ kinh doanh trái phép”, đại diện Viện kiểm sát viện dẫn các văn bản luật liên quan: căn cứ điều 3 luật đầu tư 2005 về định nghĩa đầu tư trái phép và điều 4 Luật Doanh nghiệp việc mua cổ phần cổ phiếu góp vốn vào doanh nghiệp khác là hoạt động kinh doanh. Theo đó, 5 công ty của Nguyễn Đức Kiên đã không có đăng ý kinh doanh về nội dung góp vốn, mua bán cổ phiếu, cổ phần đúng quy định, vi phạm Điều 9 Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, Viện KSND tối cao truy tố tội danh kinh doanh trái phép là có căn cứ.
Về việc kinh doanh trái phép của Nguyễn Đức Kiên thông qua công ty Thiên Nam, Viện kiểm sát cho rằng, căn cứ vào văn bản thỏa thuận giữa VietBank và Công ty Thiên Nam nhân kế thừa và tiếp tục thực hiện Hợp đồng ủy thức đầu tư tài chính với ACB và các hợp đồng mua bán trạng thái vàng giữa Thiên Nam và ACB, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Thiên Nam kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài. Trong khi đó, công ty Thiên Nam không được cấp giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, do đó theo quy định tại điều 159 Bộ Luật hình sự. Vì vậy, Viện Kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố tội “kinh doanh trái phép”
Về tội “trốn thuế”, đại diện Viện kiểm sát cho rằng, Công ty B&B ký ủy thác cho ACB thực hiện đầu tư tài chính thông qua việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam sau đó Nguyễn Thúy Hương ký với B&B hợp đồng ủy để chuyển số lãi qua việc kinh doanh vàng qua cá nhân Nguyễn Thúy Hương. Tổng khối lượng giao dịch trạng thái vàng mua và bán, sau khi trừ chi phí vốn, phí ủy thác, thu lãi được hơn 100 tỷ. Đại diện VKS cho rằng, B&B không được cấp phép kinh doanh nhận ủy thác. Nguyễn Thúy Hương không đủ điều kiện kinh doanh vàng. Do đó, hoạt động trên là trái quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Trong năm 2009 và 2010, B&B đã kê khai thuế nhưng không kê khai số tiền kinh doanh vàng phát sinh từ các hợp đồng trên. Giám định viên Bộ tài chính đã kết luận, thuế thu nhập doanh nghiệp của B&B là 25 tỷ. Ngoài ra, Cục Thuế HN đã thanh tra thuế tại B&B và kết luận truy thu thuế và xử phạt B&B nhưng B&B không kê khai khoản thu từ kinh doanh vàng như trên.
Do đó, đủ cơ sở kết luận bị cáo Kiên đã chỉ đạo Đặng Ngọc Lan ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với Hương để chuyển lợi nhuận của B&B cho Hương rồi Hương chuyển lại cho Nguyễn Đức Kiên. Viện Kiểm sát cho rằng có đủ căn cứ kết luận về hành vi “trốn thuế”.
Về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Viện kiểm sát cho rằng, bị cáo Nguyễn Đức Kiên có biết số cổ phần của Công ty CP Thép Hòa Phát thuộc sở hữu của ACBI chưa được giải chấp nhưng vẫn chỉ đạo ra nghị quyết HĐQT, chỉ đạo kế toán trưởng và giám đốc ACBI lập hợp đồng bàn cổ phần cho Công ty TNHH Một thành viên Théo Hòa Phát.
Video đang HOT
Mặt khác, giám đốc Trần Ngọc Thanh và kế toán trưởng Nguyễn Thị Hải Yến cũng biết số cổ phần trên chưa được giải chấp, do vậy cả 3 bị cáo Kiên, Thanh, Yến đều phạm tội. Dù Yến cho rằng làm theo chỉ đạo của Kiên nhưng với trách nhiệm là kế toán trưởng, Yến vẫn phải chịu trách nhiệm như quy định của pháp luật, Yến là đồng phạm với Kiên trong hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với vai trò giám đốc ACBI, Trần Ngọc Thanh đã không làm hết chức năng nhiệm vụ, là đồng phạm với Kiên trong hành vi lừa đảo. Nguyễn Đức Kiên sử dụng số tiền lửa đảo nên phải chịu trách nhiệm về số tiền này.
Về tội “cố ý làm trái”, đại diện Viện kiểm sát cho rằng việc tách vụ án Huỳnh Thị Huyền Như hay tạm đình chỉ điều tra đối với ông Trần Xuân Giá đều đúng pháp luật. Đại diện Viện kiểm sát viện dẫn căn cứ khoản 2, Điều 117 Bộ Luật Tố tụng hình sự để đảm bảo làm rõ hành vi đối với từng bị cáo.
Về hành vi mua cổ phiếu của ACB, đại diện Viện kiểm sát cho rằng việc HĐQT bàn việc mua cổ phiếu đã được bàn bạc rất sâu và cụ thể, giao cho Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo thực hiện.
Trong cuộc họp này cũng đã bàn đến cả yếu tố rủi ro, hạn mức giao cho ACBS. Nguyễn Đức Kiên khi khai trước tòa về việc mua cổ phiếu là với tư cách Chủ tịch HĐQT ACI và ACI-HN thể hiện sự đan xen rất phức tạp.
Trong việc cho KienLongBank, VietBank, tiền của ACB lại trở về ACB. VKS cho rằng ACI mượn tiền của ACB để mua chính cổ phiếu của ACB. Hoạt động này được thể hiện trong chính văn bản của ACI. Lời khai của các bị cáo cũng thừa nhận bản chất số tiền mua cổ phiếu ACB chính là của ACB. Các bị cáo cũng khai việc đặt lệnh mua là do bị cáo Kiên chỉ đạo. Các bị cáo cũng thừa nhận hậu quả. Về việc ACB khăng khăng cho rằng ACB không thiệt hại, đại diện Viện kiểm sát cho rằng đó là nhằm tránh tội cho các bị cáo.
Về việc ủy thác gửi tiền, đại diện Viện kiểm sát cho rằng thời điểm đó Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực. Các bị cáo liên quan đồng ý chủ trương ủy thác cho cá nhân đem tiền đi gửi là trái phép luật, không đúng với Luật các tổ chức tín dụng, trái với giấy phép hoạt động của ACB (chỉ được tiếp nhận ủy thác chứ không được ủy thác).
Viện kiểm sát khẳng định, các nhân viên ACB không nắm được nghĩa vụ, trách nhiệm nào ngoài việc đến ký hợp đồng gửi tiền tại VietinBank mà chỉ thông qua Huỳnh Bảo Ngọc. Như vậy, ACB đã không làm đúng trách nhiệm. Hậu quả của việc làm trái này như Huyền Như đã thừa nhận là số tiền đã bị chiếm đoạt.
Kết luận, đại diện Viện kiểm sát cho rằng, chủ trương ủy thức gửi tiền không đúng quy định và số tiền đó của ACB đã bị Huyền Như chiếm đoạt. Do đó, việc truy tố của Viện kiểm sát là có căn cứ. Vai trò chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên là rõ ràng.
Hành vi của Huỳnh Thị Huyền Như đã bị truy tố trong vụ án khác nên tại tòa Viện kiểm sát không đề cập đến việc ai phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền này.
Tóm lại, trong phần đối đáp với luật sư, đại diện Viện kiểm sát đã bác bỏ toàn bộ quan điểm gỡ tội của luật sư, quan điểm tự bào chữa cho rằng mình không có tội của Nguyễn Đức Kiên… Theo đó, đại diện Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố với các bị cáo như đã nêu.
Khánh Công
Theo_VnMedia
Sau bào chữa, "bầu" Kiên vẫn bị giữ nguyên các tội danh
Sau khi cho "bầu" Kiên cùng các bị cáo đứng lên tự bào chữa, đại diện phía viện kiểm sát vẫn đưa ra kết luận giữ nguyên các tội danh của người đàn ông tóc bạc này.
Nói về hành vi kinh doanh trái phép thông qua 5 doanh nghiệp (DN) của ông Kiên, đại diện viện kiểm sát dẫn điều 3 luật đầu tư 2005 về định nghĩa đầu tư trái phép và điều 4 Luật DN, việc mua cổ phần cổ phiếu góp vốn vào DN khác là hoạt động kinh doanh.
Qua đó, 5 DN của ông Kiên không đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh tài chính là mua bán cổ phần cổ phiếu, góp vốn vào DN khác và cũng không đăng ký kê khai bổ sung. Trong khi đó, ngành này đã được mã hóa xếp vào nhóm ngành đầu 4, mã 64449, mã chức năng 644490.
Dù được các luật sư và tự mình đứng lên bào chữa nhưng quan điểm truy tố "bầu" Kiên vẫn không thay đổi.
Theo Nghị định 88 ngày 29/8, đối với những ngành kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân và trong hệ thống mã ngành thì cơ quan đăng ký kinh doanh ghi ngành đó vào giấy đăng ký kinh doanh và thông báo cho Tổng cục thống kê để bổ sung ngành mới. VKS giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo về tội kinh doanh tài chính qua 5 công ty trên.
Về việc kinh doanh vàng trái phép của ông Kiên qua Công ty Thiên Nam và công ty này không được cấp giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài. Theo quy định tại điều 159 Bộ Luật hình sự, VKS giữ nguyên quan điểm về hành vi kinh doanh vàng trái phép thông qua Thiên Nam.
Về tội Trốn thuế, B&B ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với ACB. Tổng khối lượng giao dịch trạng thái vàng mua và bán, sau khi trừ chi phí vốn, phí ủy thác, thu lãi được hơn 100 tỷ đồng. Bà Đặng Thị Ngọc Lan, đại diện B&B ký hợp đồng ủy thác với bà Nguyễn Thúy Hương. Ngày 25/12/2008, bà Lan, Hương, Kiên ký hợp đồng ủy thác cho Kiên thực hiện tất cả các giao dịch vàng với ACB. B&B thu được lãi hơn 100 tỷ đồng và chuyển cho Hương theo hợp đồng là 99%.
Mặc dù có những lập luận của các Luật sư và bị cáo Kiên, VKS vẫn thấy B&B không có đăng ký kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài. Bà Thúy Hương là cá nhân cũng không có đăng ký kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài và không đăng ký kinh doanh vàng trong nước. Sau hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính của Hương với B&B, Hương không ký trực tiếp với ACB nhưng được hưởng 99% khoản lãi.
Hợp đồng này đúng pháp luật nhưng VKS thấy theo NQ32 đến hết tháng 6/2009, chưa có hướng dẫn thi hành nhưng B&B không kê khai đã chuyển 68 tỷ cho Hương. Hương chuyển lại số tiền này cho Kiên. Việc làm này trái quy định điều 27 NĐ 100 quy định chi tiết 1 số điều luật thuế Thu nhập cá nhân và khấu trừ thuế.
Trong năm 2009 và 2010, B&B đã kê khai thuế nhưng không kê khai số tiền kinh doanh vàng phát sinh từ các hợp đồng trên. Giám định viên Bộ tài chính đã kết luận, thuế TNDN của B&B là 25 tỷ.
Đủ cơ sở kết luận Kiên đã chỉ đạo Đặng Thị Ngọc Lan ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với Hương để chuyển lợi nhuận của B&B cho Hương rồi Hương chuyển lại cho Kiên. Kết luận, Kiên phạm tội trốn thuế.
Riêng bị cáo Kiên biết 20 triệu cổ phần bị thế chấp nhưng vẫn chỉ đạo Thanh chuyển nhượng cho Hòa Phát, bị truy tố và phù hợp. Với Yến, là kế toán trưởng của ACBI thì phải chịu trách nhiệm như quy định của pháp luật, Yến là đồng phạm với Kiên trong hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thanh, với vai trò là giám đốc ACBI, không làm hết chức năng nhiệm vụ, là đồng phạm với Kiên trong hành vi lừa đảo.Về tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, VKS cho rằng, Hòa Phát có nói khi thỏa thuận chỉ bàn bạc chuyện giá cả, không biết việc 20 triệu cổ phiếu đã bị thế chấp. Căn cứ vào lời khai của các bị cáo và ông Long, ông Dương, ông Công và tài liệu thu thập được, có đủ cơ sở kết luận Kiên, Thanh, Yến đều phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước ý kiến của các Luật sư, 264 tỷ về tài khoản của ACBI chứ không vào tài khoản của Kiên, VKS vẫn cho rằng trong lợi nhuận của ACBI cũng có lợi nhuận của Kiên vì Kiên là chủ tịch, vì vậy Kiên vẫn phạm tội lừa đảo.
Đại diện viện kiểm sát nói rằng, các bị cáo đều thừa nhận, ông Kiên giữ vai trò chủ đạo.
VKS cho rằng luận tội của VKS đã phản ánh đúng diễn biến thực tế, không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.
Về tội Cố ý làm trái, viện kiểm sát cho rằng, có thể khẳng định việc mua cổ phiếu ACB đã được các thành viên HĐQT cụ thể là ông Kiên đưa ra bàn luận tại cuộc họp HĐQT. Nội dung bàn này rất sâu, rất cụ thể là thông qua công ty chứng khoán ACBS, giao cho bị cáo Kiên chỉ đạo để các nhà đầu tư không biết là ngân hàng ACB đang mua cổ phiếu ACB. Cả phương án rủi ro cũng đã được tính đến để vừa đảm bảo thu nhập, vừa lách. Việc bàn này không phải là việc "trà dư tửu hậu" như họ khai.
Bị cáo Kiên đã chỉ đạo ACBS hợp tác đầu tư với 2 công ty của mình, cả việc ACBS phát hành trái phiếu cho KienLongBank và VietBank. Khi đưa vào các mối quan hệ thì rõ ràng các hợp đồng này đều trái pháp luật. Tiền của ACB lại quay lại ACB, núp dưới các hợp đồng liên ngân hàng, hợp tác đầu tư. KienLongBank và VietBank không sai khi họ có cơ hội đầu tư nhưng TGĐ của KienLongBank là đại diện vốn góp của ACB, điều đó đã cho thấy sự núp bóng này. Ngay cả những cán bộ kế toán của VietBank đã thừa nhận nếu không có nguồn tiền này thì không thể mua được trái phiếu của ACB.
VKS dẫn ra một dẫn chứng, là văn bản mà ACI gửi cho ông Kiên khi chấm dứt hợp đồng ngày 31/07/2012: "Kính gửi anh Kiên, số tiền 400 tỷ mà ACI đang vay ACB được dùng để mua cổ phiếu ACB hộ ACBS".
Theo Dân trí
Cuộc đối đáp dài hơi của "bầu" Kiên với Viện kiểm sát Gần 2 tiếng đồng hồ, bằng chất giọng cứng rắn của mình, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã đối đáp lại quan điểm truy tố của viện kiểm sát. Chiều ngày 30/5, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã có phần đối đáp "dài hơi" trước HĐXX và đại diện viện kiểm sát (VKS). Sau khi nêu quan điểm rằng mình bị phân biệt...