Viện Kiểm sát bác nhiều kháng cáo trong vụ Huyền Như
Sáng 24/12, Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP HCM tiếp tục xét xử vụ án “siêu lừa” Huyền Như và đồng phạm.
Mở đầu phần tranh luận sáng nay, đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa đưa ra quan điểm đối với các kháng cáo, kháng nghị.
Theo VKS, sau phiên tòa sơ thẩm, cơ quan tố tụng đã nhận được 60 kháng cáo, 1 kháng nghị liên quan vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt.
Các bị cáo trong vụ “siêu lừa” Huyền Như hầu tòa
Sau khi công bố lại nội dung các kháng cáo, kháng nghị; tóm tắt lại nội dung xét hỏi tại tòa, VKS nêu quan điểm: Đối với kháng cáo của Huỳnh Mỹ Hạnh – chị gái của Huyền Như, VKS cho rằng, bản án sơ thẩm tuyên đúng người, đúng tội. Xét vai trò lừa đảo của Hạnh là đồng phạm với Huyền Như nhưng tội phạm bị cáo này vi phạm là đặc biệt nghiêm trọng, nên VKS đề nghị không xem xét giảm nhẹ hình phạt. Trước đó, Hạnh bị tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt 14 năm tù giam.
Bị cáo Đào Thị Tuyết Dung phạm hai tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cho vay lãi nặng. Bị cáo có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, VKS Nhân dân TP HCM có đơn kháng nghị tăng nặng hình phạt. Theo quan điểm của công tố viên, hành vi của bị cáo Dung là đặc biệt nghiêm trọng. Mức hình phạt tù do tòa sơ thẩm tuyên là quá nhẹ. Việc kháng nghị tăng hình phạt của VKS nhân dân TP HCM được công tố viên cho rằng là có cơ sở.
Video đang HOT
Đối với hai kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xem xét số tiền 174 tỷ đồng thu lợi bất chính, VKS cho hay: Hai kháng cáo này không có cơ sở.
Đối với bị cáo Trần Thị Tố Quyên, VKS cho rằng, bị cáo đã giữ vai trò giúp sức tích cực trong hành vi chiếm đoạt tài sản của Huyền Như, cho nên VKS xét thấy không có căn cứ để xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Nguyễn Thiên Lý, qua xét hỏi, VKS cho rằng kháng cáo của bị cáo có cơ sở nên đề nghị xem xét về số tiền thu lợi bất chính.
Phạm Anh Tuấn (SN 1977, quê Hải Phòng) – Cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vật tư Dầu khí Thái Bình Dương bị tòa sơ thẩm quy kết tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.
Tại tòa phúc thẩm, bị cáo Tuấn xin giảm nhẹ hình phạt. VKS cho rằng, hành vi của bị cáo là gây hậu quả đậc biệt nghiêm trọng. Bản án sơ thẩm tuyên phạt là có căn cứ. Tuy nhiên, VKS cho rằng, bị cáo có nhiều tình tiết để giảm nhẹ hình phạt và đề nghị HĐXX xem xét cho Phạm Anh Tuấn.
Với số tiền được xác định là đã thu lợi bất chính khoảng 72 tỷ đồng, VKS khẳng định, quy kết này là có căn cứ theo hướng có lợi cho bị cáo Tuấn.
Với kháng cáo xem xét căn nhà chung của hai vợ chồng Tuấn, VKS cho rằng không có căn cứ, việc kê biên căn nhà là phù hợp với quy định.
Đối với kháng cáo của bà Giã Thị Mai Hiên về giám định chữ ký liên quan đến số tiền bị Huyền Như chiếm đoạt 274 tỷ đồng, VKS khẳng định, qua thẩm tra và căn cứ vào hồ sơ, tài liệu, cho thấy không liên quan đến Vietinbank nên không chấp nhận kháng cáo của bà này…
Theo_VOV
ACB hay Vietinbank phải chịu trách nhiệm về số tiền 718 tỉ đồng?
Ngày 5/12, phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm đã dành phần lớn thời gian thẩm vấn về việc ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền qua Vietinbank gây thất thoát số tiền 718 tỉ đồng.
"Bầu" Kiên và các đồng phạm tại phiên tòa phúc thẩm.
Theo bản án sơ thẩm, ngày 22/3/2010, ACB họp thường trực HĐQT để bàn phương án sử dụng vốn chưa đầu tư của ACB. Khi đó, Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc ACB đưa ra phương án ủy thác cho nhân viên ACB mang tiền gửi vào các ngân hàng khác để hưởng thêm hoa hồng. Đề xuất này được Nguyễn Đức Kiên đồng tình và các thành viên thường trực HĐQT cũng đồng ý và ký vào biên bản.
Sau đó, toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP.Hồ Chí Minh) chiếm đoạt bằng nhiều thủ đoạn gian dối.
Tại phiên tòa phúc thẩm, "bầu" Kiên cho rằng, việc uỷ thác không gây hậu quả, không mất số tiền 718 tỉ đồng của ACB. Luật sư của bị cáo Lý Xuân Hải cũng đưa ra hợp đồng ủy thác tiền gửi của một nhân viên ACB là Trương Công Hoàng. Đại diện Vietinbank xác nhận hợp đồng này do người có thẩm quyền của Vietinbank ký là đúng.
Tuy nhiên, hợp đồng này có giá trị hay không thì đại diện Vietinbank phân tích: Trước hết, một hợp đồng là thỏa thuận giữa bên gửi tiền và bên có đủ điều kiện nhận tiền gửi. Hợp đồng có được thực hiện hay không lại hoàn toàn khác. Tôi có trả lời là các điều khoản trong hợp đồng này chưa được thực hiện. Hợp đồng là căn cứ và khi người gửi tiền có tài liệu chứng minh hợp lệ là tôi đã gửi tiền thì ngân hàng sẵn sàng xem xét giải quyết.
Đại diện Vietinbank cũng phân tích, Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra một sân chơi riêng cho các ngân hàng với nhau là thị trường liên ngân hàng, vậy tại sao ACB không dùng Thị trường liên ngân hàng này để gửi tiền vào Vietinbank?
Cũng cần nói thêm, trước đó, phiên tòa sơ thẩm xử vụ Huyền Như và vụ Nguyễn Đức Kiên, tòa đã bác yêu cầu của ACB đòi ngân hàng Công thương trả tiền vì xác định việc ủy thác gửi tiền là trái quy định pháp luật, ACB quan hệ với cá nhân Huyền Như chứ không phải với Ngân hàng Công Thương, Huyền Như có trách nhiệm trả tiền cho ACB.
Khi được hỏi về ý kiến của mình, "bầu" Kiên nói gằn giọng: "Tôi không tranh luận với Vietinbank vì không cùng ngôn ngữ(!?) Tôi sẽ chỉ trình bày với HĐXX". "Gã đầu bạc" cũng thừa nhận: "Vụ án này mệt mỏi lắm rồi, tôi mong muốn được làm rõ. Tôi sợ tim tôi không thể chịu được nữa", "bầu" Kiên nói như thể hụt hơi.
Về nội dung này, PV báo Đời sống và Pháp luật đã trao đổi với một số chuyên gia. Theo các chuyên gia này, ở cả hai vụ án Huyền Như và Nguyễn Đức Kiên, tòa đều phải xác định xem ngân hàng Công Thương có phải chịu trách nhiệm trả tiền cho ACB hay không?.
Trong vụ án Nguyễn Đức Kiên, tòa phải xác định hành vi gửi tiền của các cá nhân tại ACB có trái pháp luật không, hậu quả có hay không, là bao nhiêu.
Để kết luận, cả hai tòa đều phải xác định quá trình gửi tiền diễn ra như thế nào, vi phạm quy định nào, ACB quan hệ gửi tiền với Vietinbank hay Huyền Như, tiền bị mất ra sao, hiện tiền bị chiếm đoạt, thiệt hại đang ở đâu... thì mới rõ vai trò và trách nhiệm của cá nhân Huyền Như và các cá nhân của ACB.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Huyền Như nói: "Cưng, tất toán đi...", vậy là trót lọt Muốn vay vốn tại Phòng giao dịch Điện Biên Phủ của VietinBank, Huyền Như chỉ cần thông qua một sếp trên của VietinBank gọi xuống "yêu cầu" trưởng phòng thực hiện. Ngày 19-12, phiên xử phúc thẩm Huỳnh Thị Huyền Như tiếp tục với phần thẩm vấn liên quan đến việc cho vay của VietinBank. Trong vụ án này có chín bị cáo...