Viện Gamaleya: Sputnik V đạt hiệu quả khoảng 90% trong phòng ngừa biến thể Delta

Theo dõi VGT trên

Theo hãng thông tấn RIA, Viện Gamaleya phát triển vaccine Sputnik V của Nga ngày 29/6 cho biết vaccine này đạt hiệu quả khoảng 90% trong phòng chống biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 vốn có tốc độ lây lan rất nhanh.

Viện Gamaleya: Sputnik V đạt hiệu quả khoảng 90% trong phòng ngừa biến thể Delta - Hình 1
Vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga. IRNA/TTXVN

Phó giám đốc Viện Gamaleya, Denis Logunov cho biết kết quả này được đưa ra sau khi tính toán dựa trên thông tin từ các hồ sơ y tế kỹ thuật số và số liệu tiêm phòng. Trước đó, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng vaccine Sputnik V đạt hiệu quả 92% trong phòng chống chủng gốc của virus SARS-CoV-2.

Trong khi đó, Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) cho biết vaccine Sputnik V đạt hiệu quả 97,8% trong phòng chống virus SARS-CoV-2 và hiệu quả 100% đối với các ca bệnh nghiêm trọng ở các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

RDIF đưa ra tuyên bố trên sau khi tiến hành phân tích dữ liệu do Bộ Y tế UAE cung cấp vào ngày 8/6, từ 81.000 người được tiêm đủ 2 liều vaccine Sputnik V. RDIF thông báo: “Dữ liệu chính thức về tiêm chủng từ UAE cho thấy Sputnik V đã chứng minh được độ an toàn cao. Đặc biệt, không phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm chủng cũng như không có ca phải nhập viện hoặc t.ử von.g liên quan đến tiêm chủng được ghi nhận”.

* Cùng ngày, hãng dược Sanofi của Pháp thông báo sẽ đầu tư 2 tỷ euro (2,4 tỷ USD) vào bào chế vaccine ngừa COVID-19 phát triển theo công nghệ mRNA.

Cụ thể, hãng sẽ đầu tư 400 triệu euro/năm từ nay đến năm 2025 để phát triển ít nhất 6 vaccine ngừa COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA. Hãng sẽ thành lập trung tâm công nghệ mRNA với 400 nhân viên tại các phòng thí nghiệm ở thành phố Cambridge (Mỹ) và Marcy-LEtoile gần thành phố Lyon (Pháp).

Video đang HOT

Hiện nay trên thế giới các loại vaccine ngừa COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA là vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech và Moderna. Công nghệ này sử dụng mã di truyền RNA để kích hoạt sản sinh các loại protein đột biến nhằm tạo ra đột biến cụ thể của virus SARS-CoV-2. Các tế bào miễn dịch của cơ thể nhận ra protein đột biến là ngoại lai và sẽ bắt đầu xây dựng phản ứng miễn dịch.

Mô hình tiêm chủng kết hợp vaccine ngừa COVID-19

Trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, một số quốc gia đang từng bước cho phép tiêm mũi thứ hai bằng loại vaccine khác với mũi đầu tiên.

Mô hình tiêm chủng kết hợp vaccine ngừa COVID-19 - Hình 1
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã được tiêm mũi 2 bằng vaccine của hãng Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN

Lãnh đạo một số nước cũng đã được tiêm chủng theo mô hình kết hợp này, trong đó Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa được tiêm mũi 2 bằng vaccine của hãng Moderna, hay Thủ tướng Italy Mario Draghi tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech, sau khi tiêm mũi 1 là vaccine của hãng Astra Zeneca.

Sự thay đổi này được thực hiện sau khi một số nhà khoa học cho rằng việc tiêm kết hợp hai loại vaccine như vậy có thể nâng cao hiệu quả trong cuộc chiến chống đại dịch. Một số quốc gia đã lựa chọn hình thức kết hợp khi nguồn cung của một loại vaccine cụ thể bị cạn kiệt, trong khi loại khác lại có sẵn; hoặc loại vaccine đầu tiên không đem lại hiệu quả cao; hoặc do thận trọng, cân nhắc tới yếu tố an toàn khi một số loại vaccine gây ra phản ứng không mong muốn ở những người đã tiêm liều đầu tiên. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu buộc các nước phải cân nhắc tiêm kết hợp các loại vaccine khác nhau.

Từ lâu, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng việc tiêm hai loại vaccine khác nhau có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn, do vaccine kích thích các khu vực khác nhau của hệ thống miễn dịch hoặc "huấn luyện" nó nhận ra các phần khác nhau của mầm bệnh xâm nhập. Các nhà khoa học gọi đây là "tăng nguyên tố dị hợp". Đây không phải là ý tưởng mới, các nhà nghiên cứu cũng đã thử nghiệm phương pháp này trong cuộc chiến chống lại một số bệnh khác, như dịch Ebola.

Mô hình tiêm chủng kết hợp vaccine ngừa COVID-19 - Hình 2
Một cụ bà được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại Haxby, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Giới chuyên gia cũng cho biết việc kết hợp vaccine COVID-19 không chỉ là sử dụng vaccine do hai hãng khác nhau sản xuất, mà còn là phối hợp hai cách kích hoạt phản ứng miễn dịch khác nhau, do công nghệ bào chế vaccine khác nhau. Chẳng hạn, vaccine của Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ mRNA. Đa số các loại vaccine COVID-19 còn lại được phát triển dựa trên công nghệ viral vector (như vaccine Sutnik V, vaccine của AstraZeneca hay Johnson&Johnson), có loại vaccine lại dựa trên protein. Theo các nhà khoa học, việc kết hợp các loại vaccine có công nghệ phát triển khác nhau có thể "kích hoạt" những khả năng khác nhau của hệ miễn dịch, từ đó bảo vệ cơ thể tốt hơn và tăng khả năng chống lại các biến thể.

Chuyên gia Dipyaman Ganguly thuộc Viện Sinh hóa Ấn Độ tin rằng việc kết hợp 2 loại vaccine "có thể trở thành một lá chắn tốt hơn" chống lại các thể virus đột biến. Trong tương lai, cách tiếp cận này có thể dẫn đến sự ra đời của các dòng vaccine "đa năng", đủ sức bảo vệ con người trước những biến thể khác nhau.

Trong khi đó, chuyên gia Zhou Xing, nhà miễn dịch học tại Đại học McMaster ở Canada, nhấn mạnh ngoài những lợi ích tiềm năng về miễn dịch học, việc kết hợp hai loại vaccine gần giống nhau cũng "mang lại sự linh hoạt cần thiết khi nguồn cung cấp vaccine không đồng đều hoặc hạn chế".

Mô hình tiêm chủng kết hợp vaccine ngừa COVID-19 - Hình 3
Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Từ tháng 2/2021, nhóm các nhà nghiên cứu vaccine của Đại học Oxford (Anh) đã bắt đầu thực hiện thử nghiệm, theo đó các tình nguyện viên được tiêm mũi thứ nhất vaccine của AstraZeneca và mũi thứ hai của Pfizer nhằm xác định mức độ an toàn và hiệu quả của việc tiêm kết hợp vaccine. Từ tháng 4, thêm vaccine của Moderna và Novavax cũng được đưa vào nghiên cứu. Chủ nhiệm công trình nghiên cứu này, Phó Giáo sư về nhi khoa và tiêm chủng tại Đại học Oxford Matthew Snape cho biết trọng tâm của nghiên cứu là tìm hiểu xem các loại vaccine phòng COVID-19 sẵn có liệu có thể được sử dụng một cách linh hoạt hơn, kết hợp hai loại vaccine khác nhau cho 2 mũi tiêm, hay không. Dữ liệu sơ bộ từ nghiên cứu này cho thấy người được tiêm 2 loại vaccine khác nhau có khả năng cao xuất hiện phản ứng phụ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bao gồm sốt, mệt mỏi và đau đầu, so với nhóm tiêm đủ liều của một loại vaccine. Các nhà nghiên cứu cho rằng các tác dụng phụ có thể là dấu hiệu của phản ứng miễn dịch mạnh và hầu hết các tác dụng phụ đều biến mất trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, chế độ điều trị không phù hợp sau khi tiêm có thể dẫn tới một số bất lợi ngắn hạn.

Phó Giáo sư Matthew Snape kỳ vọng nếu nghiên cứu có thể chứng minh rằng việc tiêm chủng kết hợp này tạo ra phản ứng miễn dịch tốt như việc tiêm chủng tiêu chuẩn và không làm tăng đáng kể các phản ứng đối với vaccine, sẽ có nhiều người hoàn thành kế hoạch tiêm chủng phòng COVID-19 sớm hơn. Điều này cũng sẽ hỗ trợ hệ thống y tế ứng phó trong trường hợp thiếu hụt bất kỳ loại vaccine đang được sử dụng.

Ngoài nghiên cứu tại Anh, các nhà nghiên cứu Nga cũng đang thử nghiệm kết hợp giữa vaccine Sputnik V và sản phẩm của AstraZeneca. Hầu hết các nghiên cứu vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng một số đã đưa ra kết quả sơ bộ đầy hứa hẹn. Một nghiên cứu của Viện Y tế Carlos III (Tây Ban Nha) công bố tháng trước cho thấy những người được tiêm vaccine của AstraZeneca mũi đầu và vaccine của Pfizer mũi thứ hai có kháng thể chống virus SARS-CoV2 tốt hơn (gấp 7 lần) những người chỉ tiêm vacccine của AstraZeneca. Hiện Tây Ban Nha đã cho phép những người dưới 60 tuổ.i tiêm kết hợp hai loại vaccine này.

Mô hình tiêm chủng kết hợp vaccine ngừa COVID-19 - Hình 4
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho người dân tại Bremen, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Một số quốc gia châu Âu như Đức, Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha và Italy cho phép những người tiêm một liều vaccine của AstraZeneca có thể tiêm mũi 2 bằng một loại vaccine khác, đặc biệt trong trường hợp có liên quan đến chứng rối loạn đông má.u hiếm gặp. Hiện Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho phép kết hợp 2 liều vaccine của hãng Pfizer và Moderna trong những tình huống đặc biệt, chẳng hạn như khi thiếu vaccine hoặc người được tiêm không rõ nguồn gốc của mũi tiêm đầu. Từ đầu tháng 6, nước này cũng triển khai cuộc thử nghiệm lâm sàng tiêm liều tăng cường bằng vaccine khác cho người trưởng thành và đang chờ kết quả. Canada khuyến nghị các tỉnh bang nên tiêm vaccine khác (của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna) cho liều thứ hai nếu mũi đầu là vaccine của AstraZeneca.

Tại châu Á, để đối phó với việc chậm giao vaccine của AstraZeneca, Hàn Quốc tuần trước đã thông báo rằng các nhân viên y tế đã tiêm liều đầu tiên của loại vaccine đó có thể nhận mũi thứ hai là của hãng Pfizer. Ấn Độ, Malaysia cũng cân nhắc áp dụng biện pháp tương tự.

Trung Quốc cũng đang xem xét tiêm kết hợp các loại vaccine khác nhau để cải thiện hiệu quả của vaccine được sản xuất trong nước. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc Cao Phúc cho rằng một lựa chọn khác để khắc phục vấn đề hiệu quả là đan xen sử dụng các liều vaccine ứng dụng công nghệ khác nhau. Đây cũng là lựa chọn mà các chuyên gia y tế nước ngoài đang nghiên cứu.

Mô hình tiêm chủng kết hợp vaccine ngừa COVID-19 - Hình 5
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Cailungo, San Marino, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN

Bên cạnh việc tiêm 2 loại vaccine khác nhau, một số nước, trong đó có Thái Lan và Chile, cũng đang cân nhắc tiêm liều tăng cường cho những người đã đủ 2 mũi vaccine để nâng cao khả năng miễn dịch nhằm đối phó với các biến thể mới của virus. Theo chiến lược mới, mũi tiêm đầu tiên có thể là vaccine của AstraZeneca, kế đến là của hãng Pfizer/BioNTech hoặc Moderna, và liều tăng cường có thể là của Novavax.

Với những thử nghiệm bước đầu trên, giới khoa học cho rằng về ngắn hạn, việc kết hợp tiêm các loại vaccine khác nhau có thể là giải pháp tình thế nên được cân nhắc, trong bối cảnh tình trạng khan hiếm nguồn cung vaccine đang ảnh hưởng tới tiến độ tiêm chủng ở nhiều nước. Còn về lâu dài, vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu và đán.h giá khả năng bảo vệ thực tế của mô hình tiêm kết hợp vaccine này. Các nghiên cứu sẽ phải tập trung theo dõi các nhóm lớn được tiêm hai loại vaccine kết hợp, đối chiếu với nhóm tiêm một loại để đưa ra đán.h giá cụ thể.

Các nhà khoa học cũng đang tìm hiểu những biến thể của virus SARS-CoV-2 có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của các loại vaccine khác nhau. Về lâu dài, các nhà sản xuất cũng sẽ phải nghiên cứu điều chỉnh để vaccine có thể ứng phó tốt với các biến thể mới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão "thần tốc nhất lịch sử" đã đổ bộ, diễn biến trùng khớp với dự đoán bà Vanga?
21:55:03 27/09/2024
Tử tù chờ thi hành án lâu nhất thế giới được tuyên trắng án
06:27:20 27/09/2024
Ông Trump đồng ý gặp ông Zelensky
13:30:14 27/09/2024
Xung đột ở Ukraine: Bà Harris chính thức lên tiếng về công thức đổi lãnh thổ lấy hoà bình
09:13:59 27/09/2024
Bão mạnh Helene đổ bộ Mỹ, nguy cơ gây thiệt hại lớn
14:26:57 27/09/2024
Tổng thống Mỹ Biden lên tiếng về kế hoạch chiến thắng của Ukraine
16:30:30 27/09/2024
Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine
11:21:31 28/09/2024
Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
10:54:59 28/09/2024

Tin đang nóng

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Hằng Du Mục tố team Quang Linh quỵt tiề.n, nhắc tên từng người trên livestream
13:23:59 28/09/2024
Diddy lộ bí mật ở hang động giấu dưới biệt thự triệu đô, cuốn hồi ký bóc trần
11:05:24 28/09/2024
Sắp xếp lại di vật của chồng đã mất, vừa nhìn thấy dữ liệu trong laptop tôi bàng hoàng phát hiện bí mật của chồng
12:03:22 28/09/2024
"Chị đẹp" có gia thế khủng khiến cả showbiz kiêng nể: Gia đình toàn nhân vật quyền thế, bố là chủ tịch tập đoàn đa ngành, mẹ giữ một chức vụ gây bất ngờ
12:32:49 28/09/2024
Sao Hàn 28/9: Jang Dong Gun tiết lộ mâu thuẫn với vợ sau scandal tình ái
11:33:51 28/09/2024
Sao Hoa ngữ 28/9: Mỹ nhân đẹp nhất Hong Kong xuống sắc, 'Hồng Hài Nhi' là tỷ phú
10:00:41 28/09/2024
Sao nhí Kính Vạn Hoa thăng hạng nhan sắc sau 20 năm, tái xuất màn ảnh vì 1 lý do ai nghe cũng xúc động
12:36:19 28/09/2024

Tin mới nhất

Đàm phán dầu mỏ giữa Nga và Ấn Độ chưa đạt kết quả

15:09:19 28/09/2024
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công suất lọc dầu, Ấn Độ nhận ra sự cần thiết của các hợp đồng dài hạn để đảm bảo sự ổn định về giá cả và nguồn cung.

Mỹ: Ít nhất 44 người t.ử von.g do bão Helene

15:08:01 28/09/2024
Sau khi đổ bộ vào gần Tallahassee, thủ phủ bang Florida, cơn bão đã di chuyển lên phía bắc, gây ra mưa lớn kéo dài và gió mạnh, khiến hàng triệu người dân mất điện.

Iran cảnh báo Israel 'đang thay đổi luật chơi'

15:05:32 28/09/2024
Về phần mình, cố vấn của Lãnh tụ Tối cao Iran, ông Ali Larijani cho biết Israel đang vượt qua lằn ranh đỏ của Tehran và tình hình đang trở nên nghiêm trọng.

Khảo sát: Bà Harris dẫn trước ông Trump tại 6 bang chiến địa

14:06:10 28/09/2024
Khảo sát mới nhất cho thấy ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris đang có lợi thế hơn đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump ở các bang chiến địa.

Nga xuất kích Su-35 yểm trợ mặt trận Kursk, Ukraine mất hơn 17.700 quân

11:28:43 28/09/2024
Nga đã triển khai các máy bay chiến đấu Su-35S hỗ trợ chiến dịch đẩy lùi lực lượng Ukraine ở vùng biên giới Kursk.

Belarus cáo buộc Ukraine không muốn đàm phán chấm dứt xung đột với Nga

10:46:45 28/09/2024
Tổng thống Belarus ngày 26/9 cáo buộc người đồng cấp Ukraine không muốn đàm phán chấm dứt xung đột với Nga, cho rằng điều cần nhất lúc này là phải thống nhất chấm dứt cuộc chiến..

Nga - Ukraine "lên dây cót" lực lượng, chuẩn bị đán.h lớn ở Kursk

09:01:37 28/09/2024
Nga và Ukraine được cho là tạm dừng một số hoạt động giao tranh ở vùng Kursk để chuẩn bị cho một trận chiến quy mô lớn.

Ukraine đau đầu với tình trạng 60.000 binh sĩ đào ngũ

08:47:03 28/09/2024
Số lượng quân nhân Ukraine đào ngũ có dấu hiệu tăng lên sau hơn 2 năm chiến sự nhưng Kiev vẫn chưa có giải pháp nào thực sự hoàn toàn hiệu quả để ngăn chặn xu hướng này.

Sập mỏ vàng ở Indonesia, 15 người thiệ.t mạn.g

07:43:40 28/09/2024
Theo Reuters, một mỏ vàng ở Solok, tỉnh Tây Sumatra của Indonesia bất ngờ bị sập hôm 27/9 do mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất.

Trung Quốc phát tiề.n cho người dân liệu có đủ để vực dậy nền kinh tế?

07:36:26 28/09/2024
Chính phủ Trung Quốc sắp phát trợ cấp bằng tiề.n mặt cho nhóm người yếu thế. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế nước này cần nhiều động thái hơn để thúc đẩy tăng trưởng.

Số ca mắc đậu mùa khỉ gia tăng mạnh ở Australia

19:38:58 27/09/2024
Từ đầu năm đến nay, Australia đã ghi nhận 737 ca mắc, nhưng phần lớn trong số này mới chỉ xuất hiện vài tháng gần đây. Các bang ở khu vực Đông Nam có nhiều số ca mắc nhất và trong số các ca mắc chỉ có 2 phụ nữ.

Đậ.p tăng xả nước, 11 tỉnh thành Thái Lan đối mặt với nguy cơ ngập lụt

19:19:12 27/09/2024
Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan ngày 26/9 thông báo đậ.p Chao Phraya tại tỉnh Chai Nat sẽ dần dần tăng lượng xả nước từ mức 1.498 mét khối/giây hiện tại, do mưa lớn kéo dài và lưu lượng từ phía Bắc.

Có thể bạn quan tâm

Yêu quái bị "ức hiế.p" khổ nhất trong Black Myth: Wukong, fan cứng cũng không bênh nổi nhân vật chính

Mọt game

15:31:32 28/09/2024
Trong hành trình khám phá Black Myth: Wukong, các game thủ sẽ phải trải qua 81 con boss lớn nhỏ nếu như muốn hoàn thành 100% thành tựu và trải nghiệm toàn bộ nội dung của trò chơi.

Tiết Chi Khiêm ca sĩ giọng trầm trời phú, tái hôn với vợ cũ, 'vựa muối' Cbiz?

Sao châu á

15:23:10 28/09/2024
Tiết Chi Khiêm - ca sĩ kiêm diễn viên nổi tiếng Trung Quốc, sinh ngày 17-7-1983, tại Thành phố Thượng Hải. Anh được trời phú cho chất giọng trầm ấm, hơi khàn và có độ dày nên hầu như chỉ hát tình ca, những bản ballad da diết.

Hằng Du Mục hóa gái Hàn khiến dân tình "đổ gục", tuyên bố quay lại Trung Quốc

Netizen

15:12:16 28/09/2024
Từ khi về Việt Nam, ai cũng thấy tinh thần Hằng Du Mục và Nhất Dương - Dịch Dương đều rất vui vẻ, tích cực. Ngoài lúc làm việc, nữ Tiktoker rất chăm chỉ đưa 2 anh chàng đi du lịch khắp nơi và thử qua nhiều món ngon của Việt Nam.

Cám: kịch bản gây ám ảnh, leo top phòng vé, kết phim khó hiểu, gây hụt hẫng?

Phim việt

15:09:05 28/09/2024
Phim kinh dị Cám đang càn quét phòng vé Việt khi trong tuần đầu ra mắt, phim thu về 50 tỷ đồng và chiếm giữ vị trí số 1, bỏ xa các đối thủ khác, tuy nhiên vẫn tồn động khuyết điểm khi đi vào hồi kết.

Duy Mạnh lần đầu khoe vũ đạo, rủ con trai út đóng MV "Tôi là dân 37"

Nhạc việt

15:03:03 28/09/2024
Ca sĩ Duy Mạnh vừa trình làng ca khúc về con người Việt Nam, cụ thể là những người con xứ Nghệ với tựa đề Tôi là dân 37 .

Hoa hậu Khánh Vân tươi hết cỡ chụp ảnh cưới, hé lộ ý nghĩa đặc biệt của hoa cưới

Sao việt

15:02:23 28/09/2024
Sau thời gian chờ đợi, mới đây Hoa hậu Khánh Vân đã tung hậu trường chụp ảnh cưới thu hút sự chú ý của khán giả. Nhiều người không khỏi xuýt xoa trước nhan sắc xinh đẹp, rạng rỡ của cô dâu tháng 12 .

Được cả 4 HLV tung nón vàng, "siêu chiến binh" tập 2 Rap Việt 2024 là ai?

Tv show

14:56:32 28/09/2024
Ở trong teaser tập 2 đăng tải trên fanpage, có thể thấy đã có cuộc so kè căng đét khi cả 4 HLV cùng tung nón vàng tranh giành một thí sinh bí ẩn dù chưa biểu diễn.

Sao thể thao hoàn hảo từ vẻ ngoài cho đến sự nghiệp, nhưng có một thứ trên cơ thể khiến fan khóc thét

Sao thể thao

14:48:32 28/09/2024
Ngôi sao này là một trong những người kiếm nhiềutiền giỏi nhất làng thể thao, sở hữu hàng trăm triệu lượt theo dõi. LeBron James được coi là huyền thoại sống, là một trong những VĐV vĩ đại nhất lịch sử của làng bóng rổ.

"Giáo sư McGonagall" và "Thầy Dumbledore" của Harry Potter đều mất cùng 1 ngày

Sao âu mỹ

14:40:27 28/09/2024
Những diễn viên đảm nhận các nhân vật đứng đầu trường Hogwarts và mang tính biểu tượng trong series huyền thoại Harry Potter đều đã không còn.

4 kiểu áo tối giản được phụ nữ Nhật Bản yêu thích trong mùa thu

Thời trang

14:27:15 28/09/2024
Những món thời trang có kiểu dáng cơ bản, chuẩn mốt bền vững với thời gian chính là trọng tâm trong phong cách của phụ nữ Nhật.

4 mỹ nhân Việt sở hữu đôi chân đẹp không tỳ vết, mặc gì cũng cuốn hút

Phong cách sao

14:22:07 28/09/2024
Chân đẹp là lợi thế vóc dáng giúp vẻ ngoài trông nổi bật khi diện những trang phục như váy ngắn, quần short hay đầm xẻ tà