Viễn cảnh thế giới khi nhân dân tệ sánh ngang USD?
Khi nào nhân dân tệ trở thành đối thủ của đô la Mỹ? 15 năm, 20 năm? Nhiều người ở Trung Quốc cho rằng đó chỉ là vấn đề thời gian. Nếu đúng như vậy, thế giới sẽ ra sao nếu nội tệ Trung Quốc đủ sức cạnh tranh với đồng bạc xanh?
Nhiều người Trung Quốc cho rằng vấn đề trong việc nhân dân tệ thay thế đô la Mỹ gói gọn trong chữ “Khi nào?” – Ảnh: Reuters
Khi nào thì nhân dân tệ có thể trở thành đối thủ của USD?
Nhà kinh tế hàng đầu Trung Quốc Chen Yulu nghĩ rằng sau 15 năm. Wei Jianguo, phó giám đốc một cơ quan nghiên cứu chính sách đưa ra con số 20 năm. Các quan chức Trung Quốc thì thận trọng hơn. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cho biết quốc tế hóa nội tệ là quá trình lâu dài, tốc độ của quá trình sẽ được thị trường xác định.
Bên ngoài Đại lục, một số ý kiến cho hay nhân dân tệ ( RMB) đang trên đường thay thế USD ở châu Á. Một số khác thì ngược lại, cho rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra.
Theo The Economist, viễn cảnh thế giới trong tương lai sẽ có một số thay đổi, trong trường hợp RMB đủ sức cạnh tranh với đô la Mỹ trên toàn cầu.
Vào giữa thế kỷ trước, với bối cảnh hoàn toàn khác hiện tại, giới học giả từng đồn đoán về quá trình chuyển đổi từ đồng bảng Anh ( GBP) sang đô la Mỹ. Vì USD và GBP đều được chuyển đổi ra vàng với tỷ giá cố định, việc chuyển đổi giữa hai loại tiền tệ không có nhiều rủi ro. Ngày nay, đồng tiền dự trữ không còn được bảo đảm bằng vàng. Giá trị của chúng phụ thuộc vào cán cân cung – cầu.
Ngày trước, việc chuyển từ GBP sang USD phản ánh biến chuyển trong quyền lực kinh tế giữa hai đồng minh có cùng quan điểm về các giá trị dân chủ và chia sẻ chung nhiều ý tưởng kinh tế. Hiện nay, giới lãnh đạo Đại lục nói về chuyện quốc tế hóa nhân dân tệ trong điều kiện hòa bình. Theo họ, một hệ thống tiền tệ đa dạng hơn sẽ giúp ổn định tài chính thế giới.
Video đang HOT
Tuy vậy, Trung Quốc trỗi dậy là mối đe dọa lớn hơn cho nước Mỹ so với trường hợp của nước Anh trước đây.
Song Hongbing, tác giả của cuốn Chiến tranh tiền tệ, cho rằng Mỹ đang chiến đấu chống lại đồng nhân dân tệ bằng mọi cách. Đến nay, điều này đã được chứng minh là sai. Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới giao dịch nhân dân tệ toàn cầu suốt 5 năm qua, và Mỹ chưa hề cố gắng ngăn chặn mạng lưới đó.
Song không hẳn là giữa hai bên hoàn toàn suôn sẻ. Năm ngoái, có dấu hiệu mâu thuẫn thoáng qua khi Mỹ đã cố gắng, dù chẳng thành công, thuyết phục các đồng minh của nước này không gia nhập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á ( AIIB) – sáng kiến của Trung Quốc. Mỹ cũng thúc đẩy Hiệp định Tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà không có Đại lục.
Về phía Trung Quốc, khi nước này lập nhiều trung tâm giao dịch nhân dân tệ khắp nơi từ London (Anh) đến Singapore, họ lại “bỏ quên” New York (Mỹ).
Mỹ có nên lo khi nhân dân tệ vươn ra toàn cầu?
Có đồng nội tệ tầm cỡ quốc tế, vị thế của Đại lục sẽ được nâng lên – Ảnh: Bloomberg
Mỹ có lý do hợp lý để lo lắng về nhân dân tệ. RMB nổi lên với vị trí một sự thay thế đáng tin cậy cho USD có thể làm giảm nền tảng sức mạnh của Mỹ. Đòn bẩy chính trị của USD sẽ tan biến nếu RMB vươn ra toàn cầu.
Trước đây, lệnh cấm vận đặt ra với Iran và Triều Tiên có hiệu lực vì đồng bạc xanh là trung tâm của tài chính toàn cầu. 45% giao dịch xuyên biên giới trên thế giới thanh toán bằng USD. Bất cứ ngân hàng nào muốn kinh doanh quốc tế đều cần tham gia vào hệ thống ngân hàng Mỹ, thanh toán hoặc quản lý tiền mặt.
Đại lục hiểu rõ sức mạnh này. Năm 2013, hồi các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào ngân hàng ngoại hối chính của Triều Tiên, Ngân hàng Trung Quốc ngưng phục vụ các khách hàng Triều Tiên. Một năm trước đó, lúc Mỹ gây áp lực lớn với Iran, Trung Quốc miễn cưỡng giảm nhập khẩu dầu từ nước này.
Trung Quốc hiện chuẩn bị áp dụng một hệ thống thanh toán bằng nhân dân tệ xuyên biên giới. Dù được mô tả đơn giản như một nền tảng thúc đẩy giao dịch, hệ thống này có thể mang đến kết quả lớn hơn theo thời gian: Nó cho phép các nhà băng và doanh nghiệp chuyển tiền khắp thế giới mà không hề thông qua “xa lộ” đồng đô la.
Thời gian tới, Mỹ sẽ khó theo dõi ai đang dùng Hệ thống thanh toán quốc tế Trung Quốc (CIPS) và dùng với mục đích gì. Nguy cơ về việc bị loại trừ ra khỏi hệ thống tài chính Mỹ cũng không còn đáng sợ.
Có đồng nội tệ tầm cỡ quốc tế, vị thế của Đại lục sẽ được nâng lên. Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn cho thấy rằng nước này muốn trở thành một công dân tốt của thế giới ở những thời điểm khó khăn. Lúc châu Á rơi vào khủng hoảng tài chính năm 1997 – 1998 và khi toàn cầu rơi vào khủng hoảng năm 2008 – 2009, Trung Quốc khóa tỷ giá RMB/USD. Đại lục trấn an các nước khác rằng họ sẽ không phá giá nhằm thu lợi cho nền kinh tế riêng, làm tổn hại nước khác.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán quốc tế tăng kỷ lục
Tỷ lệ sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh toán quốc tế vừa đạt đến mức kỷ lục vào tháng 5 khi Trung Quốc tiếp tục nới lỏng các biện pháp kiểm soát vốn, thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ trên toàn cầu.
Tỷ lệ dùng nhân dân tệ trong thanh toán quốc tế đạt kỷ lục vào tháng 5 - Ảnh: AFP
Theo South China Morning Post hôm nay 26.6, tính theo giá trị, đồng nhân dân tệ (RMB) chiếm 2,18% thanh toán thế giới trong tháng 5. Đây là tỷ lệ sử dụng RMB kỷ lục từ trước đến nay.
Vào tháng 4, trong khi mức độ thanh toán bằng các đồng tiền khác giảm 3,1%, thanh toán bằng nội tệ Trung Quốc lại ghi nhận mức tăng 1,99%. Thông tin này được trích dẫn từ số liệu của Swift - mạng thông tin liên ngân hàng lớn nhất thế giới giúp giải quyết các giao dịch quốc tế.
Như vậy, nhân dân tệ hiện là đồng tiền thanh toán đứng thứ 5 trên thế giới, sau đồng đô la Mỹ, euro, bảng Anh (GBP) và yen Nhật (JPY).
Tỷ lệ sử dụng USD trong giao dịch thanh toán toàn cầu hiện là 45%. Với EUR và GBP, số liệu này lần lượt là 28% và 7,9%.
South China Morning Post nhận định tỷ lệ sử dụng RMB đã nhích lên, tiệm cận với mức có thể sớm thách thức JPY, đồng tiền đang chiếm 2,6% trong thanh toán thế giới.
Michael Moon, người đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Swift nói: "Mỗi tháng, chúng tôi lại chứng kiến bằng chứng mới của việc nhân dân tệ được dùng trên toàn thế giới. Số lượng ngân hàng dùng RMB thanh toán với Trung Quốc và Hồng Kông là một thông số quốc tế quan trọng", Moon nói.
Tháng trước, có 1.081 định chế tài chính sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán với Đại lục và đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc).
1.081 định chế tài chính tương đương với 35% tổng số định chế mà Swift theo dõi. Trong số này có 526 định chế có trụ sở ở châu Á.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Hoãn đưa nhân dân tệ vào giỏ tiền dự trữ quốc tế Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho hay trong một số tiêu chuẩn quan trọng, nhân dân tệ (RMB) vẫn còn khoảng cách lớn với các đồng tiền toàn cầu khác. IMF cho rằng cần trì hoãn việc đưa nhân dân tệ vào giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) đến năm sau. IMF cho rằng cần trì hoãn việc đưa nhân dân...