Viễn cảnh siêu năng lực cho bộ binh Mỹ
Lầu Năm Góc đang có tham vọng trang bị “năng lực siêu nhiên” cho binh sĩ, giúp họ cảm nhận được các mối đe dọa cách mình tới 1 km.
Phác họa những gì hiện lên trước mắt binh sĩ được trang bị siêu năng lực nhận biết trong tương lai – Ảnh: DARPA
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm qua, Cơ quan Dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Mỹ vừa công bố một ý tưởng không tiền khoáng hậu trong nỗ lực mang lại năng lực phán đoán và liên lạc siêu đẳng cho binh lính trên chiến trường. Mục tiêu là cho phép các tổ đội bộ binh vẫn làm chủ được tình hình chiến sự, bao quát chiến trường ở mức độ “siêu nhiên” và nắm rõ vị trí của đồng đội trong điều kiện mất tín hiệu định vị toàn cầu hoặc liên lạc bị gián đoạn, theo chuyên trang Defense One. Hiện giới quân sự đang theo đuổi 2 con đường để hiện thực hóa ý tưởng trên: can thiệp thẳng vào cơ thể binh sĩ hoặc hỗ trợ họ bằng công nghệ tối tân.
Cấy chip vào não
Các lãnh đạo cao cấp của Lầu Năm Góc và các chuyên gia công nghệ quân sự đang hết sức quan tâm đến các nghiên cứu tại Anh và Mỹ cho thấy công nghệ cấy ghép có thể mang lại thị lực vượt trội cho con người. Theo tờ Daily Mail, Bệnh viện John Radcliffe ở Oxford (Anh) hồi năm 2013 đã thành công trong việc cải thiện thị lực cho nhà vô địch Paralympic môn bơi lội Tim Reddish sau 17 năm mù lòa. Bác sĩ cấy một con chip 3 mm với 1.500 tế bào nhạy sáng vào võng mạc Reddish. Khi ánh sáng vào mắt và chạm đến con chip, nó kích hoạt các tế bào nhạy sáng để chuyển tín hiệu về não, cho phép thấy được phần nào. Các chuyên gia quân sự tin rằng nếu được nghiên cứu và phát triển thêm, công nghệ này sẽ giúp binh sĩ có được “thị giác hồng ngoại”, nhìn rõ trong màn đêm để phát hiện và tiêu diệt sớm đối phương từ khoảng cách vài trăm mét đến 1 km, thậm chí có thể “thấy” từ trường phát ra từ mìn và radar của địch.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cấy thiết bị vào não còn có thể giúp thao túng sóng điện não theo hướng tăng cường sức hoạt động. Được tạm gọi là công nghệ “gia cố con người”, ý tưởng này được kỳ vọng sẽ giúp nâng cấp trí thông minh và trí nhớ cũng như khả năng “thần giao cách cảm”. Từ đó, binh sĩ có thể dùng ý nghĩ để điều khiển thiết bị điện tử và liên lạc với nhau mà không cần dùng bộ đàm cũng như giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống. Ngoài ra, theo một số nguồn tin, Lầu Năm Góc đang tìm cách đồng bộ hóa sóng gamma (tạo ký ức) và sóng theta (biến ký ức ngắn hạn thành dài hạn) nhằm giúp binh sĩ tăng cường trí nhớ và khả năng truy xuất thông tin. Các thí nghiệm ban đầu trên chuột cho kết quả rất khả quan.
Chương trình SXCT
Điểm yếu lớn nhất của viễn cảnh can thiệp vào não bộ binh sĩ là những tranh cãi và lo ngại về tính nhân đạo, nhân văn và vấn đề nhân quyền của binh sĩ. Vì thế, trong lúc chờ cân nhắc, DARPA đã phát triển chương trình Công nghệ cốt lõi đội X (SXCT) để cung cấp cho các lữ đoàn bộ binh những công nghệ số hóa được tích hợp giúp cải thiện năng lực cảnh giới, nhận thức chính xác môi trường xung quanh và khả năng nhận rõ địch – ta.
“Trong vài thập niên gần đây, binh sĩ ngồi trên máy bay, tàu chiến và xe thiết giáp tận hưởng lợi thế to lớn do công nghệ, với ưu thế trải rộng từ năng lực nhận thức tình thế tức thời đến vũ khí độ chính xác cao. Tuy nhiên, đa số các lợi thế trên phụ thuộc vào những thiết bị có kích thước và trọng lượng đáng kể, cũng như ngốn nhiều năng lượng hoạt động, do vậy vẫn chưa được trang bị cho các lữ đoàn bộ binh”, Defense One dẫn lời một quan chức DARPA nói. Do đó, chương trình SXCT tập trung “thu nhỏ” năng lực cảm biến, phát hiện và cảnh giới ở tàu chiến và chiến đấu cơ, xuống đến mức cho phép một cá nhân có thể mang theo người. Mục tiêu của SXCT là kết nối các binh sĩ, cảm biến những thiết bị bay không người lái và robot vào một mạng dữ liệu duy nhất, thu thập và truyền tải thông tin trực tiếp đến tận mắt và tai của người nhận trong vòng 1 km ở môi trường đô thị lẫn môi trường mở.
Theo các tuyên bố của DARPA, có thể hình dung cảnh tượng chiến đấu trong tương lai như sau: một đội biệt kích từ 9 đến 13 thành viên tung ra thiết bị bay không người lái (UAV) và robot thám báo nhỏ gọn được gọi là CHE di chuyển đến những ngóc ngách của chiến trường. Các thiết bị này sẽ quét toàn bộ địa hình và gửi hình ảnh về thiết bị nhận nhỏ gọn đeo trên mắt binh sĩ. Nếu phát hiện có người, UAV và CHE sẽ quét khuôn mặt để nhận diện và so sánh với kho dữ liệu sinh trắc học, từ đó giúp binh sĩ nhận ra ngay ai là đồng đội, ai là mục tiêu và ai là dân thường. Điều này sẽ mang lại lợi thế từ xa cho người lính, mang lại khả năng biết rõ điều gì và ai đang chờ đợi mình phía bên kia ngọn đồi hay ngay sau khúc ngoặt của con đường.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Nhà Trắng muốn được điều bộ binh chống IS
Nhà Trắng ngày mai sẽ đề nghị quốc hội cho Washington thêm quyền lực để đối phó Nhà nước Hồi giáo, nhằm tìm lối thoát cho chiến dịch không kích nhóm phiến quân đã kéo dài nửa năm.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết các phiên điều trần về đề nghị của chính phủ sẽ bắt đầu nhanh chóng.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã tham vấn chặt chẽ với nghị sĩ trước khi đưa ra đề nghị chính thức xin cấp Quyền Sử dụng Lực lượng Quân sự cho cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS). Động thái tham vấn có thể giúp quá trình phê chuẩn diễn ra nhanh hơn, Reuters dẫn lời ông Corker phát biểu trước báo giới ở Thượng viện. "Đã có những cuộc tham vấn quan trọng và chúng sẽ tiếp tục diễn ra".
Nancy Pelosi, lãnh đạo Dân chủ tại Hạ viện, tuần trước thông báo Nhà Trắng sẽ xin cấp quyền trong ba năm. Theo bà Pelosi, hiện chưa có quyết định nào được đưa ra về phạm vi địa lý của quyền hay lính tham chiến sẽ bị giới hạn ra sao.
Vấn đề trên dự kiến là trở ngại lớn trong thảo luận. Nhiều thành viên đảng Dân chủ muốn cấm điều lực lượng chiến đấu Mỹ nhưng một số thuộc phe Cộng hòa lại nhấn mạnh giới hạn các chỉ huy quân sự là không thích hợp.
Nhà Trắng từ chối bình luận về thời gian cụ thể cũng như chi tiết của đề nghị.
Mỹ đang là quốc gia đi đầu trong liên minh quốc tế chống IS. Tổng thống Obama bắt đầu chiến dịch không kích nhằm vào IS, nhóm phiến quân đã sát hại hàng nghìn người và chiếm nhiều phần lãnh thổ ở Syria, Iraq, vào tháng 8 năm ngoái.
Washington từng thông báo chiến dịch là hợp pháp, dựa trên quyền được thông qua dưới thời tổng thống George W. Bush vào năm 2002 đối với Chiến tranh Iraq và năm 2001 về đối phó al-Qaeda cùng những nhóm liên quan.
Việc chính quyền Obama hiện vẫn chưa thể đạt được Quyền Sử dụng Lực lượng Quân sự trong chiến dịch đã khiến một số thành viên Quốc hội lo ngại rằng điều này vượt quá quyền hiến định của tổng thống. Số khác cho rằng các nhà lập pháp nên xem xét cẩn thận một vấn đề quan trọng như sử dụng vũ lực quân sự.
Như Tâm
Theo VNE
Tổng lực chống IS Cộng đồng quốc tế cần phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, bởi lực lượng này đã đi tới tận cùng của sự tàn bạo khi liên tiếp gây ra các vụ hành hình man rợ làm bàng hoàng cả thế giới. Hiện Mỹ đang dẫn đầu lực lượng đa quốc...