Viễn cảnh khó lường của thị trường dầu

Theo dõi VGT trên

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC ) đã nhất trí trong tháng 7-8/2022 sẽ tăng sản lượng dầu thêm 648.000 thùng/ngày, cao hơn mức tăng hằng tháng 432.000 thùng/ngày đang áp dụng.

Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh các thành viên OPEC phải chịu áp lực lớn về tăng nguồn cung dầu trước tình hình giá năng lượng tăng cao, đe dọa làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang trong quá trình phục hồi hậu COVID-19.

Viễn cảnh khó lường của thị trường dầu - Hình 1
Hình ảnh 3D về biểu tượng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Ảnh: REUTERS/TTXVN

Bước điều chỉnh của OPEC được đánh giá là đáng ghi nhận, dù rằng nhiều nhà phân tích cho rằng vẫn chưa “thấm tháp” trước sức ép mà các nước đang đối mặt từ việc giá năng lượng tăng cao. Điều đó cũng khiến viễn cảnh của thị trường dầu thế giới vẫn khó lường.

Trong tuyên bố sau cuộc họp lần thứ 29 diễn ra ngày 2/6 theo hình thức trực tuyến, OPEC với những thành viên chủ chốt như Saudi Arabia và Nga ghi nhận việc các trung tâm kinh tế lớn trên toàn cầu mở cửa trở lại sau các đợt phong tỏa phòng dịch COVID-19, cũng như lưu ý lượng tiêu thụ tại các nhà máy lọc dầu toàn cầu sẽ tăng sau khi thời gian bảo trì định kỳ. Tuyên bố của OPEC cũng nêu rõ, cuộc họp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một thị trường cân bằng và ổn định đối với cả dầu thô và các sản phẩm tinh chế.

Mức tăng lần này tương đương 0,7% nhu cầu dầu của thế giới. Cùng với các lần tăng sản lượng trước đó (lần lượt là 400.000/ngày và 432.000 thùng/ngày), quyết định tăng sản lượng ngày 2/6 của OPEC được coi là dấu hiệu cho thấy nhóm các nước xuất khẩu dầu chủ chốt đang tiến tới kết thúc giai đoạn cắt giảm sản lượng lịch sử từng áp dụng trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành và buộc các nước phải áp dụng các biện pháp phong tỏa phòng dịch. OPEC đã cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày hồi tháng 4/2020 nhằm hỗ trợ ngành năng lượng toàn cầu rơi vào cảnh giảm nhu cầu trầm trọng vì tác động của đại dịch.

Trở lại quyết định của OPEC , bà Ipek Ozkardeskaya, chuyên gia phân tích cấp cao tại Ngân hàng Swissquote (Thụy Sĩ) gọi đây là một “diễn biến rất bất ngờ” bởi OPEC đã liên tục từ chối lời kêu gọi nâng sản lượng từ Mỹ, Anh và các quốc gia phương Tây khác. Trước cuộc họp của OPEC , nhiều nguồn tin cũng cho biết Saudi Arabia chưa thấy thị trường thực sự thiếu hụt dầu mỏ.

Có nhiều yếu tố được cho là đã khiến các nước như Saudi Arabia, dẫn đầu OPEC , thay đổi ý định duy trì sản lượng dầu. Các nền kinh tế đã mở cửa trở lại và dần phục hồi sau đại dịch, đẩy nhu cầu dầu thô tăng cao. Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, bắt đầu nới lỏng hạn chế phòng dịch khi số ca mắc COVID-19 giảm dần. Bên cạnh đó, sức ép đối với các thành viên OPEC ngày càng tăng. Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ tháng trước thông qua một dự luật chống độc quyền, cho phép Bộ trưởng Tư pháp Mỹ khởi kiện OPEC, các quốc gia thành viên của tổ chức này, cũng như các nước đối tác của OPEC trong OPEC nếu nhận thấy có hành vi dàn xếp để “thổi” giá dầu.

Cuộc họp của OPEC cũng diễn ra trong lúc thế giới đang phải vật lộn với giá “vàng đen” tăng cao. Cuộc xung đột tại Ukraine đã tác động đến thị trường, khiến giá dầu thô hồi tháng 3 tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008 và duy trì ở mức trên 100 USD/thùng. Sự tăng giá nhanh chóng này là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạm phát cao kỷ lục trong hàng chục năm qua tại nhiều nền kinh tế. Như tại Mỹ, giá xăng đã đạt mức cao kỷ lục 4,71 USD/gallon trong ngày 2/5. Giá nhiên liệu tăng cao khiến lạm phát của Mỹ lên mức cao nhất trong 40 năm, tác động tới tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Joe Biden ngay trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Chuyên gia phân tích thị trường Matt Simpson từ công ty City Index nhận định, “các lãnh đạo phương Tây sẽ đón nhận quyết định này vì lạm phát và dự báo lạm phát tại nhiều nước vẫn ở mức cao, trong khi các ngân hàng trung ương nỗ lực tăng lãi suất trước nguy cơ nền kinh tế rơi vào suy thoái”. Từ Mỹ, Nhà Trắng đã lên tiếng “hoan nghênh quyết định quan trọng” của OPEC , đồng thời “ghi nhận vai trò của Saudi Arabia, với tư cách là chủ tịch OPEC và nhà sản xuất lớn nhất, trong việc đạt được sự đồng thuận giữa các thành viên”. Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre khẳng định “Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng tất cả các công cụ trong tay để giải quyết các áp lực về giá năng lượng”. Liên minh châu Âu (EU) hay Nhật Bản đều đánh giá cao quyết định của OPEC .

Tuy nhiên, nhà phân tích Giovanni Staunovo thuộc ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính Thụy Sĩ UBS Group AG cho rằng”mức tăng sản lượng này vẫn còn thấp.” Cùng quan điểm, ông Amrita Sen, đồng sáng lập tổ chức Energy Apsects (Anh) dự báo, mức tăng sản lượng thực tế trong tháng 7 và tháng 8 tới sẽ lên tới khoảng 560.00 thùng/ngày, do hầu hết các nước thành viên đã tăng tối đa công suất. Khối lượng này khó có thể giúp giảm bớt tình trạng thâm hụt trên thị trường”.

Về mặt lý thuyết, sản lượng dầu trong tương lai sẽ cao hơn hiện nay, song thực tế các nước thành viên OPEC lại phải vật lộn để đáp ứng hạn ngạch sản xuất. Ông David Fyfe, nhà kinh tế hàng đầu tại Hãng tư vấn Argus Media (trụ sở tại Anh) đánh giá: “Các nhà sản xuất như Nigeria và Angola đã giảm nhẹ hạn ngạch sản xuất còn 1 triệu thùng/ngày trong năm qua. Đầu tư đã giảm trong thời gian đại dịch và các cơ sở dầu, trong một số trường hợp, không được bảo trì tốt. Giờ đây, họ nhận ra rằng họ thực sự không thể cung cấp đủ mức tăng sản lượng”.

Video đang HOT

Viễn cảnh khó lường của thị trường dầu - Hình 2
Hệ thống van tại mỏ khí đốt Gremikhinskoye, Nga. Ảnh: Reuters/TTXVN

Hơn nữa, sản lượng bổ sung dự kiến tung ra thị trường sẽ không bù đắp được thiệt hại tiềm tàng của việc mất đi nguồn cung từ Nga. Sản lượng dầu của Nga đã giảm 1 triệu thùng/ngày kể từ lúc xung đột ở Ukraine nổ ra và các lệnh trừng phạt của phương Tây tác động tới nền kinh tế Nga. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dầu của Nga vẫn giữ vững trong thời gian qua, nhưng các quan chức OPEC cho rằng Nga sẽ khó sản xuất được lượng dầu như trước, nhất là khi các nước phương Tây gia tăng áp lực. Mới nhất, ngày 30/5, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí trên nguyên tắc cắt giảm 90% lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay.

Chuyên gia phân tích Jeffrey Halley tại công ty Oanda (trụ sở tại New York, Mỹ) cũng cho rằng, quyết định của OPEC sẽ không thể bù đắp được sự suy giảm nguồn cung dầu thô do sự sụt giảm sản lượng từ Nga. Theo ông, “đây là một nỗi thất vọng lớn đối với các quốc gia tiêu thụ dầu. Dường như OPEC đã đem đến cho Mỹ và châu Âu một đề xuất không quan trọng, trong khi vẫn duy trì được sự đoàn kết trong OPEC khi giá cả vẫn ổn định”.

Về phía Nga, một số nguồn tin cho biết Moskva có thể đồng ý cho các nhà sản xuất khác tăng sản lượng để lấp đầy khoảng trống sản lượng của mình nhằm duy trì sự thống nhất trong OPEC cũng như duy trì sự ủng hộ từ các nước vùng Vịnh vốn có xu hướng trung lập trong cuộc xung đột Ukraine. Điện Kremlin cũng có thể xác định lại tuyến xuất khẩu dầu để giảm thiểu thiệt hại do các lệnh trừng phạt của EU. Nga là một trong ba nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, cùng với Saudi Arabia và Mỹ. Trước cuộc xung đột với Ukraine, Nga đạt sản lượng 11,3 triệu thùng dầu/ngày, chiếm 11% nguồn cung toàn cầu.

Diễn biến mới chưa có tác động ngay lập tức đến thị trường thế giới. Sau cuộc họp của OPEC , giá dầu thế giới vẫn tăng hơn 1%. Cụ thể, trong phiên giao dịch 2/6, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 1,1% lên 117,61 USD/thùng, trong khi dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 1,4% lên 116,87 USD/thùng. Tuy nhiên, các chuyên gia kỳ vọng quyết định tăng sản lượng có thể giúp hạ nhiệt dần thị trường trong mùa Hè. Ngoài ra, giá dầu có thể “xuống thang” hơn nữa nếu dự báo của các nhà phân tích về tồn kho dự trữ của Mỹ chính xác. Thị trường cũng sẽ được hỗ trợ bởi việc Trung Quốc dần nới lỏng các hạn chế phòng dịch COVID-19 sau đợt phong tỏa nghiêm ngặt tại các siêu đô thị như Thượng Hải và Bắc Kinh. Mặc dù vậy, chưa ai dám chắc những tác động tích cực từ quyết định tăng sản lượng của OPEC sẽ lâu dài và thị trường dầu mỏ thế giới vẫn đứng trước viễn cảnh bất ổn khó lường.

Giá dầu - 'Biến số' đối với triển vọng kinh tế toàn cầu

Sau hai năm đại dịch COVID-19 hoành hành, sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng và giá cả tăng vọt, nền kinh tế toàn cầu lại tiếp tục đối mặt với một năm nhiều thách thức và khó lường khi giá dầu tăng ngày một cao, đẩy lạm phát phi mã, đồng thời làm dấy lên lo ngại về triển vọng phục hồi còn mong manh của kinh tế toàn cầu.

Giá dầu - Biến số đối với triển vọng kinh tế toàn cầu - Hình 1
Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở London, Anh, ngày 15/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Nhìn lại đà tăng của giá "vàng đen"

Nhu cầu sụt giảm vào năm 2020 trong thời kỳ đại dịch bùng phát đã đẩy giá dầu giảm xuống dưới ngưỡng âm lần đầu tiên trong lịch sử. Sau thời điểm đó, giá loại hàng hóa này đã tăng trở lại và đang tiến sát ngưỡng 100 USD/thùng khi kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi sau các đợt phong tỏa phòng dịch.

Mới nhất vào phiên 22/2, giá dầu Brent biển Bắc đã có lúc giao dịch ở mức cao nhất kể từ tháng 9/2014 là 99,5 USD/thùng, trước khi khép phiên ở mức 96,84 USD/thùng (tăng 1,52%). Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) cũng chạm mức cao của 7 năm là 96 USD/thùng, trước khi khép phiên ở mức 92,35 USD/thùng (tăng 1,28%).

Khi các nền kinh tế dần trở lại bình thường, nhu cầu về dầu mỏ cũng phục hồi. Nhưng vấn đề là nguồn cung vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ khi nhu cầu gia tăng. Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC ) đã từng bước mở rộng quy mô sản xuất, nhưng khả năng dự phòng của khối này khá hạn chế và có lẽ các nhà sản xuất cũng thận trọng để không tăng nguồn cung quá mức trên thị trường một lần nữa.

Ngoài ra, hoạt động sản xuất dầu có chu kỳ đầu tư rất dài. Có thể mất đến một thập kỷ trước khi một nhà sản xuất thu được những giọt dầu đầu tiên kể từ thời điểm xác nhận rót vốn. Một số nguồn cũng phi truyền thống có thể tăng sản xuất nhanh hơn nhiều, nhưng những nguồn này bị hạn chế về quy mô.

Hơn nữa, tất cả các nhà sản xuất đều thận trọng trong việc phân bổ vốn. Đầu tiên, họ đã rút ra bài học từ một thị trường cung vượt cầu khi giá dầu rơi xuống - 40 USD/thùng. Thứ hai, đang xuất hiện nhiều sức ép mạnh mẽ đối với ngành công nghiệp này về việc không được phát triển các khu vực khai thác mới, tạm ngưng hoặc giảm đầu tư cho hoạt động duy trì và tăng cường sản xuất, đồng thời chuyển hướng dòng vốn sang đầu tư xanh.

Một yếu tố đang thu hút sự chú ý của thế giới là căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Nga và Ukraine. Diễn biến này đang góp phần làm gia tăng những lo ngại về nguồn cung năng lượng.

Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn của thế giới, chiếm khoảng 12% nguồn cung của toàn cầu. Các chuyên gia cho biết bất kỳ sự gián đoạn nào đối với những hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga đều có thể khiến giá nhiên liệu tăng cao hơn cho người tiêu dùng.

Ông Patrick DeHaan, người đứng đầu bộ phận phân tích xăng dầu tại công ty chuyên về thông tin trạm xăng dầu Mỹ GasBuddy, cho biết nếu xảy ra hành động quân sự giữa Nga và Ukraine, giá dầu có thể tăng lên trên 100 USD/thùng trong vài tuần hoặc vài tháng tới.

Sự kiện trên ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới ra sao sẽ phụ thuộc vào cách Nga phản ứng với các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây. Ông DeHaan nói rằng Chính phủ Nga có thể trả đũa bằng cách ngừng xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên, từ đó gây áp lực lên giá xăng và khí đốt tự nhiên không chỉ ở Mỹ mà còn nhiều nơi khác như châu Âu, vốn đã chứng kiến giá năng lượng tăng vọt từ cuối năm 2021.

Tác động tới các nền kinh tế

Theo ước tính của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), tỷ trọng của dầu trong GDP vào khoảng 3%. Mặc dù không phải là động lực chính thúc đẩy lạm phát - vốn thực sự chịu tác động từ các chính sách tiền tệ nới lỏng - nhưng dầu là một trong những hàng hóa quan trọng nhất trên thế giới bởi lẽ nó là thành phần có trong rất nhiều sản phẩm từ nguyên liệu, nhiên liệu cho hoạt động vận tải cho đến dược phẩm, may mặc, hóa chất... Vì vậy tác động của giá dầu tăng sẽ không chỉ được người tiêu dùng cảm nhận ở các trạm xăng khi mua xăng mà còn ở hầu như tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà con người sử dụng, từ đó góp phần đẩy lạm phát leo thang.

Các chỉ số lạm phát tăng cao ở nhiều nước, trong đó có cả những nền kinh tế hàng đầu như Mỹ và các nước châu Âu, khiến các nhà lãnh đạo đau đầu với sự phục hồi không đồng đều của nền kinh tế.
Khi các nền kinh tế trên khắp thế giới đang phục hồi sau giai đoạn phong tỏa để kiểm soát dịch, giá cả mọi loại hàng hóa, từ thực phẩm đến quần áo tới dịch vụ cắt tóc và thuê nhà, khi nhu cầu tăng trở lại và thiếu hàng hóa do những gián đoạn nguồn cung

Lạm phát tại Anh ở mức 5,5% trong tháng 1/2022, mức cao nhất kể từ năm 1992. Tổ chức cung cấp các dịch vụ lái xe (RAC) cảnh báo giá xăng tại Anh trên đà tiến tới mức kỷ lục 150 xu Anh (2,04 USD)/lít trong tuần này, sau khi căng thẳng tại Ukraine leo thang gây thêm sức ép cho cuộc khủng hoảng sinh hoạt phí mà các gia đình ở nước này đang đối mặt.
The Trussell Trust, tổ chức hỗ trợ mạng lưới ngân hàng thực phẩm, cho biết các phần thực phẩm được phát trong các tháng 4 - 9/2021 tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019 và lên một trong những mức cao nhất vào tháng 12/2021.

Một số nhà phân tích dự báo lạm phát tại Anh sẽ đạt đỉnh 7% vào tháng Tư. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cho rằng lạm phát sẽ bắt đầu hạ sau đó, nhưng sẽ vẫn trên 5% trong năm nay.

Tại Nhật Bản đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền vừa soạn thảo gói đề xuất nhằm bình ổn thị trường xăng dầu, trong đó kiến nghị chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida nâng mức trần trợ giá cho các nhà nhập khẩu và phân phối xăng dầu từ mức 5 yen (0,04 USD)/lít hiện nay lên 25 yen. Giá bán lẻ xăng ở nước này chạm ngưỡng 170 yen/lít lần đầu tiên sau hơn 13 năm.

Ngay cả ở Nhật Bản, nơi giá cả đã giảm gần như liên tục kể từ khi "bong bóng" bất động sản sụp đổ vào cuối những năm 1980, Ngân hàng trung ương đánh giá đợt lạm phát năm vừa qua vẫn là đợt tăng mạnh nhất. Trong số các nền kinh tế lớn hiện nay chỉ có Trung Quốc là có con số lạm phát thấp hơn so với đầu năm 2020.
Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang xem xét sự đan xen phức tạp giữa các yếu tố lạm phát toàn cầu và trong nước khi cơ quan này đang phải cân nhắc đối phó với tỷ lệ lạm phát 7%, mức cao nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Lạm phát đang "xóa sổ" việc tăng lương đối với hầu hết người Mỹ, cùng lúc với việc chuỗi cung ứng toàn cầu bị ngưng trệ và làm tăng chi phí các loại hàng hóa bao gồm cả lương thực và năng lượng. Giá xăng trung bình tại Mỹ đã vượt 3,5 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít) và là mức cao nhất kể từ năm 2014. Khi giá xăng tăng các gia đình có thu nhập thấp hơn hứng chịu thiệt hại hơn cả bởi họ phải chi thêm ngân sách của gia đình vào hóa đơn xăng dầu.

Trong năm 2021, giá dầu toàn cầu đã tăng hơn 55%. Giá nickel, nguyên liệu được sử dụng trong các nhà máy ô tô và hàng không, tăng 27%. Cùng với đó, cà phê đã tăng giá gần như gấp đôi.

Những hóa đơn đó đang đánh vào người tiêu dùng ở khắp mọi nơi, không riêng gì Mỹ. Trong năm qua, giá hàng nhập khẩu vào Mỹ - đặc biệt là thực phẩm, nhiên liệu và các thiết bị công nghiệp - đã tăng hơn 10%. Đó là mức tăng lớn nhất trong một năm kể từ năm 2007.

Còn theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tình hình một số nước châu Phi phía Nam Sahara lại khác: Chi phí nhiên liệu tăng đồng nghĩa với việc phân bón đắt hơn, dẫn đến giá lương thực cao hơn. Với việc thực phẩm chiếm 40% chi cho tiêu dùng, lạm phát trong khu vực này vào năm ngoái đã nhảy vọt từ 6% lên 9%.

Về tình hình châu Âu, bà Laurence Boone, nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, cho biết động lực lớn nhất của lạm phát ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là giá năng lượng. Lý do cho điều này khá rõ ràng: thời tiết bất thường, trữ lượng và dự trữ khí đốt thấp, cơ sở hạ tầng chậm bảo trì, không đủ đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào năng lượng tái tạo, tình hình địa chính trị phức tạp. Tất cả đều không thể giải quyết một cách nhanh chóng.
Bản dự thảo về giá năng lượng của Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến được công bố vào tháng tới đã cảnh báo giá khí đốt và điện trong khu vực sẽ "vẫn ở mức cao và không ổn định cho đến ít nhất năm 2023". Giá khí đốt bán buôn tại châu Âu hiện cao hơn khoảng 400% so với cùng kỳ một năm trước, trong khi giá điện bán buôn cũng tăng 260%. Điều này đã thúc đẩy giá bán lẻ khí đốt và giá điện lần lượt tăng 51% và 30%.

Theo dự thảo, giá năng lượng cao kéo dài liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế châu Âu và tiếp tục đẩy lạm phát lên cao vào năm 2022. Diễn biến này sẽ ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng với chi phí sản xuất cao và có khả năng sẽ làm tăng giá các mặt hàng khác, bao gồm cả thực phẩm.

Triển vọng khó đoán định

Tùy thuộc vào những diễn biến tiếp theo của tình hình, những tác động đáng kể nhất từ giá dầu leo thang đối với nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ chỉ xuất hiện rõ ràng sau một thời gian dài.
Giới chuyên gia thận trọng rằng dù giá dầu cao là một thách thức đối với các nước nhập khẩu, nhưng lại có lợi cho các nước xuất khẩu.

Giá hàng hóa cao dự kiến giúp khu vực Vùng Vịnh đạt kết quả tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2022. Na Uy cũng đã ghi nhận mức thặng dư thương mại cao nhất từ trước đến nay nhờ xuất khẩu dầu khí tăng mạnh. Nhiều nước châu Phi, ngay cả những nước bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang hoặc biến động chính trị, vẫn được hưởng lợi từ giá năng lượng, khoáng sản, gỗ và nông sản cao.

Tại Mỹ, lạm phát cao và các vấn đề từ phía cung đã kìm hãm đà phục hồi. Trong khi tăng trưởng GDP dự kiến sẽ vẫn vững vào năm 2022 ở mức 3,7%, những yếu tố đó sẽ tiếp tục đè nặng lên hoạt động của của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong quý IV/2021, lạm phát của Mỹ đã lên tới 7% - mức cao nhất trong 40 năm. Để đối phó với tỷ lệ lạm phát này, Fed đã trở nên quyết liệt hơn và phát tín hiệu về một đợt tăng lãi suất sắp xảy ra. Những chỉ dấu đó đã buộc một số nền kinh tế mới nổi thắt chặt chính sách tiền tệ của mình.

Tại châu Âu, EC dự báo GDP của Eurozone sẽ tăng 4% trong năm 2022, thấp hơn mức 4,3% được đưa ra trong dự báo cách đây ba tháng. Trong khi đó, lạm phát được cho là sẽ tăng mạnh hơn mức dự báo 3,5% trong năm 2022.

Bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến thể Delta trong quý III/2021, các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đã phục hồi vào cuối năm, cùng với việc nới lỏng các hạn chế. Hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đã trở lại mức GDP trước khủng hoảng vào cuối năm 2021, trừ Nhật Bản và Thái Lan. Tuy nhiên, đà phục hồi có thể chịu thêm cũng như tạo thêm áp lực lạm phát, đặc biệt nếu thị trường lao động thắt chặt và giá năng lượng tăng cao.

Ông Maciej Kolaczkowski, người đứng đầu bộ phận Dầu khí thuộc Nền tảng Cơ sở hạ tầng, Vật liệu và Năng lượng của WEF nhận định rằng giá dầu sẽ tiếp tục biến động trong dài hạn. Hiện rất khó dự đoán mức giá hoặc thậm chí hướng thay đổi của mặt hàng này.

Chuyên gia trên cho rằng giá dầu có thể ở mức 100 USD/thùng hoặc hơn, song sẽ không lâu và chắc chắn sẽ không giữ ở mức này mãi. Vì trong trung hạn, nguồn cung sẽ bắt kịp đà tăng của nhu cầu trong khi hy vọng căng thẳng địa chính trị giảm bớt. Về dài hạn, chuyên gia của WEF cho rằng nhu cầu sẽ ổn định và có thể bắt đầu giảm tại một thời điểm nhất định. Sau đó, sẽ rất khó để giá dầu tăng cao hơn.

Yếu tố không chắc chắn ở đây là khi nào điều đó sẽ xảy ra và các chuyên gia bị chia rẽ rất lớn về vấn đề này. Một số người nói rằng triển vọng đó chỉ cách vài năm nữa, một số khác lại nói rằng có thể cần vài thập kỷ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ làm gì ngay ngày đầu trở lại Nhà Trắng?
12:33:58 07/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
22:43:09 06/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Cái kết buồn của người đàn ông đoàn tụ gia đình sau 34 năm bị bắt cóc
16:50:54 07/11/2024
Hai ông Biden, Obama nói gì khi chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ?
07:48:19 08/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Kỳ vọng và thực tế
15:20:14 07/11/2024

Tin đang nóng

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk
16:22:22 08/11/2024
100 triệu người xem bài bóc phốt đáng sợ về bạn gái Huỳnh Hiểu Minh, tài tử hạng A là nạn nhân thê thảm nhất
16:49:21 08/11/2024
Clip Kỳ Duyên được truyền thông quốc tế săn đón, nhận thêm tin vui sau chuỗi ngày trồi sụt ở Miss Universe
15:42:44 08/11/2024
Hiền Hồ bỏ về gấp sau khi bị hỏi chuyện cặp kè với đại gia tại sự kiện?
16:52:24 08/11/2024
Xác minh clip "Mẹ ơi, đừng đánh con!" gây phẫn nộ trên mạng xã hội
16:47:57 08/11/2024
Một nữ NSƯT giàu có: "Tôi không biết ra ATM rút tiền"
18:54:14 08/11/2024
Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!
19:12:24 08/11/2024

Tin mới nhất

Khách xếp hàng hứng nước từ điều hòa ở đền cổ vì tưởng nước thiêng

21:27:57 08/11/2024
Những tín đồ xếp hàng chờ uống nước nhỏ từ bức tượng voi trong đền Shri Banke Bihari ở thành phố Vrindavan (Ấn Độ) vì nghĩ đó là nước thiêng.

Đưa bệnh nhân ốm liệt giường từ bệnh viện tới ngân hàng để rút tiền

20:40:28 08/11/2024
Một sự vụ đang gây xôn xao dư luận Trung Quốc liên quan tới việc người nhà bệnh nhân phải đưa người bệnh đang nằm trên giường cấp cứu tại bệnh viện tới ngân hàng mới rút được tiền.

Báo Anh: Gần 20% binh sĩ Ukraine đào ngũ tại tiền tuyến

20:33:58 08/11/2024
Truyền thông phương Tây cho biết tình trạng binh sĩ Ukraine tự động rời khỏi lực lượng mà không báo cáo trên tiền tuyến (AWOL) đang khiến Kiev đối mặt với thách thức.

Philippines khắc phục hậu quả của bão Yinxing

20:33:56 08/11/2024
Ông Rueli Rapsing, quan chức phụ trách công tác ứng phó thảm họa tại tỉnh Cagayan, cho biết công tác khôi phục điện đang được triển khai khi tỉnh bước vào giai đoạn dọn dẹp.

Thủ tướng Israel điều máy bay cứu hộ sau vụ tấn công bạo lực ở Amsterdam

20:32:03 08/11/2024
Hiện chưa thông tin cụ thể về các vụ đụng độ đã diễn ra bên ngoài sân vận động Johan Cruyff Arena ở Amsterdam. Theo Bộ trưởng An ninh Israel Itamar Ben-Gvir, một số cổ động viên Maccabi Tel Aviv đã bị thương.

Truyền thông Đan Mạch: Vụ nổ gần Đại sứ quán Israel do lựu đạn gây ra

20:30:01 08/11/2024
Những quả lựu đạn đã rơi xuống sân thượng của một tòa nhà cách Đại sứ quán Israel khoảng 100 m và phát nổ, song không gây thương vong.

Tổng thống Putin lên tiếng về hiệp ước phòng thủ chung với Triều Tiên

20:29:20 08/11/2024
Trong phiên họp toàn thể của Câu lạc bộ thảo luận Valdai, một nhóm nghiên cứu tại Moscow, hôm 7/11, Tổng thống Putin cho biết hiệp ước Nga và Triều Tiên ký gần đây không có gì mới, mà hai nước đã quay trở lại một văn bản tương tự từ thờ...

Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump

20:24:49 08/11/2024
Con trai út Barron đóng góp quan trọng cho chiến dịch tái tranh cử thành công của ông Donald Trump bằng việc lựa chọn những podcast có sức hút đối với cử tri trẻ tuổi.

Tổng Thư ký Mark Rutte: Ông Trump đúng khi nói về NATO

20:15:57 08/11/2024
Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho rằng, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đúng khi yêu cầu các thành viên của liên minh phải tăng mức chi tiêu quốc phòng.

Đức bổ nhiệm các Bộ trưởng mới sau khi liên minh cầm quyền sụp đổ

20:15:21 08/11/2024
Trong khi đó, Bộ trưởng Lương thực và Nông nghiệp Cem zdemir thuộc đảng Xanh được bổ nhiệm thêm chức Bộ trưởng Giáo dục và Nghiên cứu.

Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump

20:08:20 08/11/2024
Chiến thắng áp đảo của Tổng thống đắc cử Donald Trump đánh dấu một chiến thắng lớn cho tỷ phú Elon Musk, người đã chi cả núi tiền cho ứng viên của đảng Cộng hòa.

Các mũi xung kích Nga thắt miệng túi, 15.000 quân Ukraine bị bao vây

20:00:51 08/11/2024
Tại mặt trận Kharkov giáp với Donbass Nga tuyên bố Ukraine đang gặp khó khăn khi có tới 15.000 quân của Kiev bị chặn và vây bọc.

Có thể bạn quan tâm

Cặp đôi trong 'Đi giữa trời rực rỡ' lộ bằng chứng đang hẹn hò?

Sao việt

21:34:49 08/11/2024
Sao nam Đi giữa trời rực rỡ bất ngờ khoe loạt ảnh nắm tay, môi kề môi với một bạn diễn nữ. Phải chăng Vbiz sắp có thêm tin vui?

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Hồng Vân thích thú trước chuyện tình của cặp đôi quen nhau từ ứng dụng hẹn hò

Tv show

21:10:46 08/11/2024
Trò chuyện với MC Hồng Vân - Quốc Thuận tại chương trình Vợ chồng son, cặp vợ chồng cho rằng duyên số đưa họ đến với nhau.

Nagelsmann mắc sai lầm khó tin gọi ngôi sao tuyển Latvia vào đội tuyển Đức

Sao thể thao

21:00:59 08/11/2024
HLV trưởng đội tuyển Đức đã gây ra một vài bất ngờ với đội hình mới nhất của mình, đặc biệt là việc ông điền tên một cầu thủ quốc tế của Latvia vào danh sách các ngôi sao mà ông triệu tập

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.

Xã hội đen bất ngờ chỉ thẳng mặt mẹ Diddy, tố cáo mối liên quan đến tội ác của ông trùm

Sao âu mỹ

20:51:58 08/11/2024
Vào ngày 7/11, Deon D1 Best tố cáo Diddy sử dụng tên mẹ mình để thành lập công ty nhằm che giấu tiền bạc và các hợp đồng phạm pháp khác.

Vợ ông trùm 'Độc đạo' kể chuyện quay cảnh đánh ghen bị trật ngón tay

Hậu trường phim

20:38:00 08/11/2024
Diễn viên Thu Huyền - vai Ánh - vợ ông trùm Quân già trong Độc đạo kể chuyện hậu trường bị trật ngón tay phải bó bột khi quay cảnh đánh ghen giữ chồng.

Miền Trung "lên dây cót" ứng phó bão Yinxing

Tin nổi bật

20:20:43 08/11/2024
Các tỉnh, thành miền Trung đã có công điện chủ động ứng phó với bão Yinxing theo phương châm 4 tại chỗ , trong đó việc bảo đảm tài sản, tính mạng của người dân được ưu tiên hàng đầu.

Chuỗi sự kiện âm nhạc đầy tham vọng, muốn đưa nhạc Việt "xâm chiếm" châu Á liệu có thành công?

Nhạc việt

20:15:25 08/11/2024
Vừa qua, Xin Chào Live Music - mô hình giải trí uy tín đã tổ chức họp báo công bố các dự án âm nhạc và sự kiện giải trí trong năm 2025.

Ai Cập ấn định thời điểm tổ chức hội nghị huy động viện trợ cho Dải Gaza

19:44:55 08/11/2024
Ông Aljowaily cũng nhắc lại sự sẵn sàng của Ai Cập trong việc hỗ trợ tái thiết dải đất này, dựa trên kinh nghiệm sâu rộng của nước này trong phát triển đô thị và sự tham gia trước đây của chính quyền Cairo vào các nỗ lực tái thiết ở Ira...