Viễn cảnh hồi sinh các dòng sông “chết”
Công trình xử lý nước thải lớn nhất Việt Nam (khởi công ngày 18/5), được kỳ vọng sẽ hồi sinh những dòng sông ô nhiễm của Thủ đô.
Khởi công xây dựng ống cống dưới lòng sông Tô Lịch. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng
Từ ngày 18/5, các đường ống cống kích thước lớn được thi công, lắp đặt dưới sông Tô Lịch, sông Lừ. Khi hoàn thành, nước thải xả xuống sông sẽ được gom lại đưa về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Hai gói thầu nằm trong Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, thành phố Hà Nội. Tổng chiều dài toàn tuyến dài hơn 60 km.
Trước tình trạng ô nhiễm của sông Tô Lịch, thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện. Năm 2014, Sở TN&MT Hà Nội tuyên truyền, khuyến khích các hộ sử dụng chế phẩm vi sinh, hóa sinh xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn trước khi thải ra sông.
Cuối năm 2018, Cty Thoát nước Hà Nội đưa ra phương án dùng nước sông Hồng thau rửa nước sông Tô Lịch, sau đó sử dụng công nghệ Bio-nano của Nhật Bản, công nghệ Redoxy3C…Tuy nhiên, đa số các phương án chỉ xử lý được hiệu quả trong một khu vực hoặc một khoảng thời gian nhất định. Riêng đối với công nghệ Nano – Bioreactor, lãnh đạo Sở Xây dựng khẳng định: “Công nghệ Nano-Bioreactor được thành phố mời đến thí điểm và đơn vị này đã thất bại”.
áp ứng nhu cầu xả thải cho gần 1 triệu dân
Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS.TS Trần Đức Hạ – Viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường nhận định, Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ giải quyết được đồng bộ lưu vực hơn 4.800ha, nhu cầu xả thải của xấp xỉ 1 triệu dân.
Theo quy định, nước thải sau xử lý xả ra sông Nhuệ, sông Tô Lịch chỉ cần mức B QCVN, tuy nhiên công nghệ xử lý của Nhà máy Yên Xá đạt đến mức A. Mùa khô nước thải xả về sông Tô Lịch, mùa mưa nước xả cả về sông Nhuệ, sông Lừ.
Video đang HOT
“Tất nhiên, việc nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt động sẽ chưa thể làm xanh dòng sông ngay được, nhưng sau khoảng 6 tháng và từ đó trở đi chúng ta có thể mong đợi nước các dòng sông sẽ hồi sinh”, ông Hạ nói.
GS sử học Lê Văn Lan nhận định, việc cải tạo sông Tô Lịch mang ý nghĩa lớn cho Hà Nội, bởi Tô Lịch không chỉ là một dòng sông mà còn là biểu tượng của kinh thành Thăng Long xưa. Từ nhiều năm trước, đã có các dự án “hồi sinh” dòng sông này, nhưng GS Lan đánh giá, lần này mới là công trình mang tính tổng hợp, đầu tư quy mô, lần đầu được triển khai. “Tôi rất mong với sự quyết tâm của thành phố, sẽ giúp dòng sông lịch sử sớm được hồi sinh”, ông Lan nói.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc BQLDA cho biết, dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết được căn bản phần gốc của vấn đề xử lý nước thải cho các dòng sông Tô Lịch, sông Lừ, một phần quận Hà Đông và khu đô thị mới.
Các hạng mục, trạm bơm nước thải đầu vào, bể phản ứng bùn, bể lắng thứ cấp… được thực hiện đồng bộ, hoàn thành cơ bản trước khi mùa mưa đến. Đặc biệt, đa số các tuyến ống sẽ được thi công chìm, đào mở để khoan kích ngầm. Công nghệ khoan kích ngầm mới được đưa vào sử dụng tại Hà Nội, giúp hoạt động khoan dưới lòng đất không ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao thông của người dân trên mặt đất.
Hà Nội: Tràn ngập rác thải trên sông Tô Lịch sau những ngày Tết
Theo ghi nhận của PV Infonet từ chiều 27/1 và sáng 28/1, tại bờ sông Tô Lịch đoạn Cầu Giấy đến cầu Cống Mộc lượng rác thải đổ ra đây rất nhiều.
Theo ghi nhận của PV Infonet từ chiều qua và sáng nay 28/1, tại bờ sông Tô Lịch đoạn Cầu Giấy đến cầu Cống Mộc lượng rác thải đổ ra đây rất nhiều.
Theo quan sát, lượng rác thải này chủ yếu là rác thải sinh hoạt.
Theo một số công nhân vệ sinh, rác thải chủ yếu từ các cống ngầm đổ ra sau cơn mưa lớn và rác thải người dân vô ý thức vứt trộm xuống sông những ngày Tết không có công nhân vệ sinh đi thu gom rác.
Các loại đồ gỗ cũ cũng được ném xuống sông Tô Lịch. Chắc hẳn trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 có người dọn nhà rồi tiện tay quăng luôn đồ cũ xuống sông...
Rác nổi bồng bềnh khắp nơi. Đáng buồn đây cũng chính là đoạn sông mà TP Hà Nội đang thí điểm các công nghệ mới để làm sạch nước sông.
Nhìn cảnh tượng như thế này, ai đi qua đây cũng ngán ngẩm.
Từ con đường cho người đi bộ nhìn xuống sông Tô Lịch.
Được biết, vào dịp Tết nguyên đán năm ngoái tình trạng rác thải cũng đã "bủa vây" con sông Tô Lịch này.
Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14 km, chảy qua địa phận 6 quận, huyện như: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì. Cùng với sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét, sông Tô Lịch đã tạo nên hệ thống tiêu thoát nước chính của thành phố Hà Nội.
Một công nhân vệ sinh cho biết phế thải thu gom chủ yếu là rác sinh hoạt, do người dân vứt bỏ bừa bãi ở các miệng cống. Khi gặp mưa, rác theo dòng nước trôi ra sông. Phần còn lại do gió thổi từ trên bờ xuống.
Những ngày này nhân viên dọn rác cũng rất vất vả để dọn dẹp, thế nhưng lượng rác thải đổ ra quá lớn nên tình trạng rác thải vẫn còn ứa đọng nhiều.
Anh Hùng
Theo Infornet
Kỳ vọng sông Tô Lịch sẽ khỏi "bệnh ô nhiễm"! Với khoảng 5,4km cống bao chính có đường kính từ 1,2m - 1,5m và 2,2km cống nhánh có đường kính khoảng 500mm, toàn bộ nước thải ra sông Tô Lịch sẽ được thu gom, xử lý. Giờ đây, ước vọng hồi sinh dòng sông Tô lịch sử, hơn bao giờ hết, lại cháy bỏng, thôi thúc... Trong các tài liệu xưa còn lưu...