Viễn cảnh du lịch vũ trụ đã đến gần
Theo như hãng du lịch vũ trụ Virgin Galactic thông báo, họ sắp vượt qua các kỳ thử nghiệm cuối cùng để có được giấy phép hoạt động thương mại từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ. Hãy cùng tìm hiểu về thị trường mới lạ này.
Hãng du lịch không gian Virgin Galactic mới đây đã tiết lộ góc nhìn bên trong của chiếc tàu bay tương lai, với những chiếc ghế tiện nghi và những khung cửa sổ nhìn ra vũ trụ, để các hành khách tương lai có thể hình dung ra trải nghiệm trên chuyến bay đến ranh giới bầu khí quyển.
Hãng du lịch không gian Virgin Galactic mới đây đã tiết lộ góc nhìn bên trong của chiếc tàu bay tương lai.
Chuyến du lịch vũ trụ của Virgin Galactic có gì?
Được biết giá vé du lịch vũ trụ của hãng này vào khoảng 250.000 USD. Hành khách đăng ký sẽ đi trên trên tàu bay VSS Unity, đạt tới độ cao khoảng 97km. Ở độ cao đó, hành khách có thể tháo dây đai an toàn để trải nghiệm cảm giác trôi nổi không trọng lực trong khoang tàu bay.
Video đang HOT
Giám đốc dịch vụ không gian của Virgin Galactic, George Whitesides chia sẻ: “Chúng tôi có những chiếc ghế được thiết kế riêng cho từng người, giúp tăng tối đa sự thoải mái của hành khách”. Trong khoang còn có một chiếc gương lớn để cho phép hành khách nhìn thấy mình trong không gian theo cách chưa từng thấy trước đây.
Hiện có khoảng 600 khách hàng đã đăng ký bay và thêm 400 người nữa đã bày tỏ sự quan tâm, ông Whitesides nói. Hãng cũng chưa ấn định ngày chắc chắn cho chuyến bay thương mại đầu tiên vào không gian, chuyến bay mà dự kiến người sáng lập Richard Branson cũng sẽ tham gia.
Ông Whitesides cho biết Virgin Galactic dự định tăng giá vé cao hơn mức 250.000 USD trong tương lai, nhưng cũng hy vọng một ngày nào đó sẽ có mức chi phí hợp lý để mang lại trải nghiệm cho nhiều người nhất có thể.
Tàu bay du lịch vũ trụ vận hành như thế nào?
Tàu bay VSS Unity ban đầu sẽ được chuyên chở bởi một chiếc máy bay vận tải lớn được biết đến với cái tên White Knight Two, dự định cất cánh từ sân bay vũ trụ của hãng ở bang New Mexico. Sau đó VSS Unity sẽ tách ra giữa không trung để phóng xa hơn trong chuyến đi kéo dài 90 phút.
Theo như hãng du lịch vũ trụ này ra thông cáo, họ sắp vượt qua các kỳ thử nghiệm cuối cùng để có được giấy phép hoạt động thương mại từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ. Họ đã thực hiện một số các chuyến bay thử nghiệm chở theo 4 hành khách.
Ban đầu nhà sáng lập Richard Branson từng hy vọng có chuyến bay đầu tiên từ cuối năm 2009, nhưng kế hoạch bị hoãn lại nhiều năm, nhất là sau vụ tai nạn trong chuyến bay thử nghiệm năm 2014. Đến tháng 12/2018, tàu bay VSS Unity có chuyến bay thử nghiệm thành công đầu tiên lên độ cao 82,7km, với 2 phi công.
Thị trường du lịch vũ trụ có những đối thủ nào?
Virgin Galactic không phải công ty duy nhất khai thác thị trường du lịch không gian. Blue Origin, công ty sáng lập bởi tỷ phú Jeff Bezos năm 2000, cũng đang phát triển tuyến bay đến ranh giới bầu khí quyển với tàu bay New Shepard. New Shepard là thiết bị bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng.
Từ năm 2014, SpaceX và Boeing đã được NASA chấp thuận cho chương trình phát triển dịch vụ du hành vũ trụ thương mại, với các mẫu tàu vũ trụ Crew Dragon và CST-100 Starliner của họ. Đây là những đối thủ lớn, dù thị trường du hành vũ trụ trên quỹ đạo có phần khác so với Virgin Galactic.
Trước đây còn có XCOR Aerospace phát triển dịch vụ du lịch không gian cùng quỹ đạo với Virgin Galactic, với tàu bay Lynx cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Mặc dù vậy đến nay XCOR đã đóng cửa.
Roscosmos cho biết sẵn sàng đảm bảo du lịch không gian an toàn cho hành khách
Các chuyên gia của Roscosmos cho biết sẽ thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo du lịch trong không gian an toàn cho hành khách.
Ảnh minh họa
Ông Dmitry Rogozin, người đứng đầu Roscosmos (Cơ quan vũ trụ Liên Bang Nga) cho biết trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Komsomolskaya Pravdacho biết thêm trong chuyến du lịch vũ trụ, mỗi hành khách sẽ đi kèm với một phi hành gia chuyên nghiệp. "Chắc chắn, mọi người sẽ đi cùng nhau để không ai bị bỏ lại ở đó. Và đương nhiên, tất cả các biện pháp an toàn cần thiết sẽ được thực hiện. Về cơ bản, nếu Roscosmos cung cấp dịch vụ này cho ngành du lịch vũ trụ, tôi chắc chắn rằng nó sẽ cần nhu cầu cao. Tôi tin, chúng tôi đã sẵn sàng để đáp ứng điều đó ".
"Chắc chắn, vẫn có thể có rủi ro, điều đó là đương nhiên. Nhưng nếu hành khách du lịch không gian sẵn sàng trả một khoản tiền kha khá để được đào tạo bởi các chuyên gia giỏi nhất thế giới, tại sao không thử," người đứng đầu Roscosmos tuyên bố.
Theo ông Rogozin, dịch vụ này đòi hỏi tập trung nỗ lực vào các khía cạnh kỹ thuật. Để hoàn thành mục tiêu đó, Rosmosmos có Trung tâm đào tạo vũ trụ (Cosmonaut Training Center).
Vào ngày 25 tháng 6, Tập đoàn tên lửa không gian Energia của Nga tuyên bố đã ký hợp đồng với Space Adventures Inc. có trụ sở tại Mỹ, theo đó, hai khách du lịch không gian sẽ tới Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào năm 2023.
Độc đáo màn đi bộ trong không gian thay pin Trạm vũ trụ 'siêu to khổng lồ' Các phi hành gia của NASA đã dành suốt 6 tiếng ngoài không gian để thay viên pin "siêu to khổng lồ" cho Trạm vũ trụ quốc tế ISS lần thứ 229. Ngày 1/7 vừa qua, hai phi hành gia của NASA là Chris Cassidy và Robert Behnken đã thực hiện chuyến spacewalk (đi bộ trong không gian) lần thứ 229. Và nhiệm...