Viễn cảnh bầu cử “bất phân thắng bại” ám ảnh chính trường Mỹ: Ai sẽ đưa ra quyết định cuối cùng?
Đảng Cộng hòa và Dân chủ đã yêu cầu hàng nghìn luật sư trên khắp đất nước để nghiên cứu luật ở các bang chiến trường và chuẩn bị cho kịch bản kết quả bầu cử hòa.
Bất phân thắng thua
Cuộc bầu cử năm 2020 đã đi đến những thời khắc cuối cùng. Các luật sư của TT Donald Trump và ứng viên Đảng Dân Chủ Joe Biden đang nghiên cứu kĩ lưỡng luật liên bang để chuẩn bị cho khả năng một cuộc bầu cử có thể tạo ra những kịch bản gây tranh cãi và chưa từng xảy ra trước đó.
Thứ nhất, có khả năng các quan chức tại 1 bang có kết quả bầu cử tranh chấp có thể gửi về Quốc hội hai kết quả khác nhau, một kết quả thông báo phần thắng thuộc về đương kim tổng thống Trump, kết quả kia dành cho ông Biden. Đó là một kịch bản gần như đã xảy ra ở bang Florida hồi năm 2000 và một kịch bản sẽ khiến cho bang đó không có phân định rõ ràng được ai là người giành chiến thắng ở bang – và có thể là cả nước Mỹ.
Thứ hai, có khả năng Hạ viện Mỹ phải can thiệp nếu không có ứng cử viên tổng thống nào đạt được quá 270 phiếu đại cử tri cần thiết để đắc cử. Mặc dù rõ ràng hơn về mặt pháp lý, tình huống này vẫn sẽ tạo ra một tình huống khó hiểu khi mỗi phái đoàn tiểu bang chỉ được bỏ một phiếu bầu cho tổng thống. Vì vậy, mặc dù đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện, nhưng họ không nhất thiết sẽ có lợi thế, khơi mào sự phản đối trong cả nước.
Ảnh: BBC
Các khả năng trên mang tính chất dự báo, nhưng dưới 1 chính quyền không theo 1 quy chuẩn của TT Trump với người dân có quan điểm bị chia rẽ sâu sắc, hai đảng đều đang tích cực chuẩn bị cho bất cứ tình huống nào.
Đảng Cộng hòa và Dân chủ đã yêu cầu hàng nghìn luật sư trên khắp đất nước để nghiên cứu luật ở các bang chiến trường và chuẩn bị cho những cuộc chiến tiềm tàng này. Phe Dân chủ lo lắng Trump – người đã nhiều lần từ chối cam kết thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử – sẽ gây nghi ngờ về việc kiểm phiếu của các bang dao động hoặc thậm chí gây áp lực buộc các nhà lập pháp bang chứng nhận kết quả mong muốn theo ý ông nếu loại bỏ quy trình kiểm phiếu.
“Chúng tôi cần chuẩn bị cho mọi việc. Chắc chắn rồi. Chúng tôi đã đầu tư quá nhiều thời gian, tiền bạc, sức lực,” cựu Thống đốc Virginia Terry McAuliffe, người từng là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ, nói. “Hãy để tôi nói rõ. Không biết tổng thống Trump có thể làm việc gì nếu bị thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi phải chuẩn bị cho tình huống đó. … Chúng ta không thể biết người đứng đầu Nhà Trắng đang dự định làm gì”.
TT Trump đã dự đoán Tòa án Tối cao cuối cùng có thể xác định người chiến thắng và thậm chí công khai suy nghĩ về việc một cử tri đoàn bế tắc phải nhờ Quốc hội phân định. Đổi lại, Phát ngôn viên Hạ viên Nancy Pelosi thậm chí đã yêu cầu các nghị sĩ Dân chủ xem xét một cuộc chiến tại Hạ viện cho vị trí tổng thống khi họ quyết định nơi chi tiền bầu cử.
Chuẩn bị cho mọi kịch bản
Trong khi hầu hết các cuộc thăm dò cho thấy TT Trump đang bị dẫn điểm so với Biden trong các bang dao động mà ông cần thắng để tái cử nhiệm kỳ thứ hai, một số bang quan trọng gồm Pennsylvania và North Carolina, vẫn đang ganh đua sít sao.
Video đang HOT
“Trong 1 cuộc bầu cử có kết quả khó xác định như cuộc bầu cử năm nay, các bên đều chuẩn bị cho mọi tình huống có thể,” Benjamin Ginsberg – một luật sư chuyên về bầu cử, người đại diện cho 4/6 ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa trước đây và đã bác bỏ những tuyên bố của TT Trump về việc bỏ phiếu – nói.
Trong khi nước Mỹ đã quen với việc tuyên bố người chiến thắng vào tối ngày bầu cử, các cuộc đua sát nút có thể kéo dài nhiều ngày hoặc thậm chí hàng tuần khi các bang hoàn tất việc kiểm phiếu – chẳng hạn như làm tròn các phiếu bầu ở nước ngoài hoặc tiến hành kiểm phiếu lại.
Năm 2020 có thể sẽ chứng kiến khả năng kết quả bầu cử bị trì hoãn tăng lên do đại dịch. Một số lượng cử tri kỷ lục trong đó hơn một nửa dự kiến bỏ phiếu qua đường bưu điện do người Mỹ tránh đến các điểm bỏ phiếu. Điều này có thể kéo dài thời gian kiểm phiếu ở các bang chiến trường nơi sự chênh lệch kết quả dự kiến sẽ rất nhỏ.
Ảnh: Politico
Michigan, Wisconsin và Pennsylvania – các bang TT Trump đã suýt giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016 sau nhiều năm luôn bầu cho đảng Dân chủ – có thể là những khu vực xác định người chiến thắng lâu nhất vì các quan chức bầu cử không được phép bắt đầu xử lý các lá phiếu từ xa sớm vài ngày hoặc nhiều tuần như các bang khác. Người phát ngôn chiến dịch tranh cử của ông Biden, Michael Gwin, nói: “Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho bất kỳ kịch bản nào”.
Đảng Cộng hòa cho rằng nhóm vận động tranh cử của ông Biden sẽ không bao giờ tự nhận thua cuộc. “Đây có thể là một tình huống bầu cử mà chúng ta nên quan tâm: Joe Biden không chấp nhận kết quả khi Tổng thống Trump thắng cử, [ông ta] nghe theo lời kêu gọi của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton là không tự nhận thua cuộc trong bất kỳ trường hợp nào,” phát ngôn viên chiến dịch tranh cử TT Trump – Thea McDonald – cho biết.
Tất cả các bang đều tuân theo một khung thời gian định trước để sắp xếp tất cả các lá phiếu gửi qua thư dự kiến trong năm 2020. Trước ngày 8/12, mỗi bang phải chứng nhận kết quả của mình trước Quốc hội, mỗi bang chỉ có 5 tuần để điều chỉnh mọi tranh chấp và kiểm phiếu lại.
Ảnh: Washington Post
Trong cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 2000, bang Florida vẫn tiến hành kiểm phiếu lại vài ngày trước hạn chót là ngày 12/12 khi Tòa án Tối cao can thiệp để ngăn cản quá trình này. Mùa hè vừa qua, việc kiểm đếm tất cả các lá phiếu trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ của đảng Dân chủ cho một ghế Hạ viện ở bang New York đã mất hơn 5 tuần.
Theo truyền thống, các lá phiếu đại cử tri của mỗi bang sẽ thuộc về ai giành được số phiếu phổ thông ở bang đó, nhưng quá trình để đạt được điều đó không phải lúc nào cũng đơn giản. Sau khi xác định được người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu phổ thông ở một bang, bang sẽ chỉ định các đại cử tri từ đảng thắng thế cho Cử tri đoàn.
Nhưng nếu một bang đến thời hạn chót mà không có người chiến thắng, thì không rõ đại cử tri nào nên được chỉ định. Và có thể trong trường hợp như vậy, cơ quan lập pháp của tiểu bang có thể chỉ định các đại cử tri để xác nhận kết quả họ muốn.
Nhưng điều đó không nhất thiết ngăn thống đốc chỉ định một nhóm cử tri riêng biệt để xác nhận một kết quả khác. “Điều này sẽ rất khó xảy ra. Chúng tôi tin rằng một cuộc kiểm phiếu lại sẽ giải quyết những vấn đề đó.” Ông Justin Riemer, Trưởng cố vấn pháp lý của RNC, nói.
Tuy nhiên, vào năm 2000, chỉ vài ngày trước khi Tòa án Tối cao kết thúc cuộc chạy đua giữa TT đương nhiệm George W. Bush và Al Gore, cơ quan lập pháp bang Florida đã sẵn sàng cử các đại cử tri Đảng Cộng hòa đến chứng nhận cuộc bầu cử, bất kể kết quả của cuộc kiểm phiếu đang diễn ra.
Bốn bang dao động có các cơ quan lập pháp của Đảng Cộng hòa và các thống đốc là người của phe Dân chủ gồm Bắc Carolina, Michigan, Wisconsin và Pennsylvania. Riêng bang New Hampshire có cơ quan lập pháp của đảng Dân chủ và thống đốc của đảng Cộng hòa.
Cả hai cấu trúc đều có thể dẫn đến việc thống đốc và cơ quan lập pháp của bang không đồng ý về việc ai giành chiến thắng trong bang và cố gắng bổ nhiệm các nhóm đại cử tri cạnh tranh.
Pennsylvania đang thu hút nhiều sự chú ý nhất, vì nó có thể là bang đua tranh gay cấn nhất trong số các bang này. Mọi thứ có thể trở nên hỗn loạn. Theo các chuyên gia, nếu hai viện của Quốc hội bị chia rẽ – có thể là do được kiểm soát bởi các đảng khác nhau như hiện tại – thì vẫn chưa rõ điều gì có thể xảy ra.
2 người "tiên tri" đúng bầu cử Mỹ 2016 đoán ông Trump hay ông Biden thắng cử 2020?
Một lần nữa, thế giới lại hồi hộp hướng sự chú ý về nước Mỹ, nơi chuẩn bị diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống 2020. Và dự đoán từ những cá nhân có uy tín về kết quả cuộc bầu cử luôn được mọi người chờ đợi.
Ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump (trái) và đối thủ của đảng Dân chủ Joe Biden. Ảnh: Getty - EPA
Theo đài Radio 702, gần như mọi thứ liên quan tới bầu cử Mỹ 2020 bây giờ đều được theo dõi, đo lường và phân tích kỹ lưỡng. Chỉ chưa đầy một tuần nữa, mọi ánh mắt sẽ đổ dồn vào cuộc bầu cử Mỹ để xem ông Trump có thể giành chiến thắng một lần nữa. Vì vậy, không ngạc nhiên khi lượng dữ liệu được thu thập và phân tích là khổng lồ.
Ở cuộc bầu cử năm 2016, các cuộc thăm dò và nhiều chuyên gia đã đưa ra kết quả dự đoán sai lầm, ngoại trừ 2 chuyên gia: Allan Lichtman và Helmut Norpoth.
Năm nay, mọi người bắt đầu tò mò về dự đoán của bộ đôi đã "tiên tri" đúng về kết quả cuộc bầu cử 2016.
Allan Lichtman và Helmut Norpoth đã phát minh ra 2 mô hình dự đoán khác nhau nhưng cho kết quả rất chính xác. Trong lần dự đoán về bầu cử Mỹ 2020, cả 2 mô hình đều không cho cùng kết quả.
Mô hình Sơ bộ của Helmut Norpoth
Giáo sư Helmut Norpoth. Ảnh: Tedx
Helmut Norpoth là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Stony Brook. Năm 1886, ông lần đầu tiên sử dụng mô hình Sơ bộ, dựa trên màn thể hiện của ứng viên tổng thống tại các cuộc bầu cử sơ bộ tính từ năm 1912 tới nay, để dự đoán.
Mô hình của Norpoth sử dụng số lượng người ủng hộ mà một ứng viên tổng thống có trong bầu cử sơ bộ để so sánh cơ hội thành công tương đối trong bầu cử thực tế. Mô hình Sơ bộ này đã đoán chính xác người chiến thắng ở số phiếu phổ thông trong các cuộc bầu cử từ năm 1996 đến 2012.
Năm 2000, Norpoth dự đoán ứng viên đảng Dân chủ Al Gore sẽ giành chức Tổng thống Mỹ căn cứ vào thắng lợi ở số phiếu phổ thông - thực tế ứng viên đảng Cộng hòa George W Bush mới là người chiến thắng. Tuy nhiên, dự đoán của Norpoth vẫn được đánh giá cao khi ông Al Gore thắng ở số phiếu phổ thông.
Năm 2016, Norpoth dự đoán khả năng ông Trump giành chiến thắng là 87%. Theo dự đoán của Norpoth, ông Trump đánh bại bà Hillary với tỷ lệ phiếu bầu lần lượt là 52,5% và 47,5%.
Một số người không hài lòng khi thấy dự báo năm 2016 của Norpoth. "Tôi chắc chắn là ông đã sai" hay "Tôi hy vọng ông đoán sai" là những câu nói nhằm vào Norpoth thời điểm đó. Nhưng cuối cùng, ông Trump là người chiến thắng năm 2016.
Năm nay, Norpoth dự đoán ông Trump có tỷ lệ chiến thắng bầu cử Mỹ là 91%.
Mô hình The Keys to the White House của Alan Lichtman
Giáo sư sử học Alan Lichtman. Ảnh: Bethesda Magazine
Mô hình của giáo sư sử học người Mỹ Alan Lichtman sử dụng 13 yếu tố để xác định Tổng thống Mỹ đương nhiệm có giành được chiến thắng hay không. Mô hình "The Keys to the White House" bao gồm các yếu tố như lợi thế đương nhiệm, số liệu kinh tế dài hạn và ngắn hạn, bê bối, bất ổn xã hội, sức hút của các ứng viên...
Theo quan điểm của Lichtman, nếu ít nhất 6/13 yếu tố về Tổng thống đương nhiệm là không phù hợp thì người thắng cuộc là đối thủ của Tổng thống đương nhiệm.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, giáo sư Lichtman tin rằng đây sẽ là một cuộc bầu cử gay cấn với kết quả chênh lệch sít sao. Trong số 13 yếu tố, có 7 yếu tố về Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump là không phù hợp. Như vậy, ông Biden được dự đoán là người thắng cử.
Giáo sư Lichtman bắt đầu dự đoán ứng viên đắc cử tổng thống Mỹ từ cuộc bầu cử năm 1984 và cho đến nay chưa từng dự đoán sai. Do đó, nhiều người còn gọi ông là "giáo sư tiên tri".
Biden nói nhầm về chồng của 'phó tướng' Khi nhắc đến Doug Emhoff, chồng của ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris, Joe Biden gọi nhầm ông là "vợ của Kamala". Trong cuộc phỏng vấn với NBC ngày 27/10 tại Dallas-Fort Worth, Biden nói rằng chiến dịch tranh cử của ông đang hoạt động tích cực ở Texas, bang có truyền thống nghiêng về đảng Cộng hòa. Joe...