Viêm xoang có gây đau hốc mắt?
Nhức hốc mắt do viêm xoang là dấu hiệu cho các biến chứng về mắt, cần phát hiện kịp thời, đến khám mắt tại các cơ sở uy tín để giảm thiểu các biến chứng ảnh hưởng đến mắt.
Nhiều người cho rằng viêm xoang chỉ gây ra tình trạng ngại mũi, chảy nước mũi và nhức đầu. Tuy nhiên, viêm xoang còn gây nhức hốc mắt và có thể dẫn đến các biến chứng khác.
Nhức hốc mắt do viêm xoang
Viêm xoang gây nhức hốc mắt là tình trạng biến chứng về mắt thường gặp của 85% người mắc bệnh viêm xoang. Trong đó chiếm đến 10% biến chứng dẫn đến mù mắt vĩnh viễn, 65% các biến chứng ảnh hưởng tạm thời hoặc lâu dài đến thị lực.
Không chỉ gây nên tình trạng nhức hốc mắt mà viêm xoang còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trên cơ thể, gây nên các biến chứng nặng và nguy hiểm như: viêm màng não, viêm phế quản, áp xe não, viêm dây thần kinh hốc mắt, viêm họng, viêm xương,… cũng như các biến chứng về mắt nếu không được điều trị kịp thời.
Nhức hốc mắt do viêm xoang là dấu hiệu cho các biến chứng về mắt, cần phát hiện kịp thời, đến khám mắt tại các cơ sở uy tín để giảm thiểu các biến chứng ảnh hưởng đến mắt.
Viêm xoang nhức hốc mắt là biến chứng viêm xoang thường gặp.
Các biến chứng mắt có thể gặp phải khi có biểu hiện nhức hốc mắt do viêm xoang bao gồm:
- Áp xe mi mắt
Biến chứng viêm xoang này xuất hiện khi thấy mi trên (nếu viêm xoang trán, xoang sàng) hoặc mi dưới (nếu viêm xoang hàm) tấy, sưng to, đỏ, nóng, đau nhức nhiều, xuất hiện kết mạc xung huyết.
Đây là biến chứng ít nghiêm trọng, có thể điều trị kháng sinh. Tuy nhiên không nên chủ quan, phải chữa trị kịp thời bởi mi mắt sẽ bị áp xe và vỡ mủ sau 4 – 5 ngày gây đau đớn nghiêm trọng, để lại vết sẹo khó có thể xóa đi, ảnh hưởng tới thị lực.
Dấu hiệu nhận biết biến chứng áp xe mi mắt:
Mí mắt đỏ, phù nề
Khô mắt, mắt nhìn mờ
Chảy nhiều nước mắt
Khó mở mắt sau khi ngủ dậy do mắt có nhiều gỉ (ghèn)
Tổn thương do viêm xoang.
- Viêm tấy ổ mắt
Biến chứng viêm tấy ổ mắt thường gặp ở trẻ em, ít gặp hơn ở người lớn. Biến chứng này xuất hiện khá đột ngột như khi vừa mới sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu thì mi mắt sưng trở nên sưng húp, tròng mắt bên sưng có thể gây lồi, không chỉ đau nhức ngoài mi mắt như trên mà trong mắt cũng đau.
Viêm tấy ổ mắt không gây vỡ mủ ra ngoài da và để lại sẹo. Tuy nhiên có thể dẫn đến hỏng mắt, mù lòa thậm chí phải thực hiện khoét mắt nếu ổ mắt bị tổn thương nặng.
Video đang HOT
Dấu hiệu nhận biết biến chứng viêm tấy ổ mắt:
Xuất hiện đau nhức mắt
Mi mắt sưng
Khó mở mắt
Suy giảm thị lực
Người bệnh khó khăn trong việc liếc mắt
- Viêm túi lệ
Biến chứng viêm túi lệ (tuyến nước mắt) với triệu chứng sưng đỏ ở da vùng khóe trong mắt sau đó lan ra một phần mi mắt và kết mạc. Nếu không có các biện pháp can thiệp mặt kịp thời, sau vài ba ngày sẽ gây áp xe và vỡ mủ.
Dấu hiệu nhận biết biến chứng viêm túi lệ:
Đau nhức mắt
Sốt
Mắt có nhiều gỉ (ghèn)
- Viêm mô liên kết quanh hốc mắt
Biến chứng viêm mô liên kết quanh mắt thường gặp ở những người có tình trạng bệnh viêm xoang cấp tính.
Dấu hiệu nhận biết viêm mô liên kết quanh mắt:
Đau nhức hốc mắt dữ dội
Mi mắt sưng phù
Khó khăn trong việc mở mắt
Suy giảm thị lực
Đau đỉnh đầu và vùng thái dương
Sốt, cơ thể mệt mỏi
- Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu
Biến chứng viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu bao gồm các triệu chứng ban đầu không rõ ràng nên khó có thể phát hiện sớm
Dấu hiệu nhận biết viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu:
Suy giảm thị lực một cách đột ngột
Đau nhức mắt, đặc biệt là khi chuyển động mắt càng đau hơn
Mắt mờ dần
Khó khăn trong việc nhìn nhận màu sắc xung quanh hoặc không thể nhận biết được màu sắc.
Dù gặp phải biến chứng nào ở mắt, bệnh nhân viêm xoang cũng cần sớm đến cơ sở y tế uy tín khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe mắt và thị lực.
Điều trị nhức hốc mắt do viêm xoang
Điều trị viêm xoang gây nhức mắt đối với mỗi người là khác nhau bởi còn phải phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của tình trạng bệnh. Thông thường, tình trạng viêm xoang bị nhức hốc mắt thường có cách điều trị bằng kháng sinh.
Tình trạng bệnh khi ở mức độ nhẹ, theo chỉ định từ bác sĩ có thể dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm. Tuy nhiên, không được tự ý mua và sử dụng thuốc hoặc tự ý tăng giảm liều lượng của thuốc khi trong trường hợp chưa có sự chỉ định, kê đơn từ bác sĩ. Việc làm này có thể dẫn tới tình trạng nhức hốc mắt viêm xoang ngày càng tiến triển nặng hơn.
Trong trường hợp viêm xoang không chỉ gây ra các biến chứng xuất hiện ở vùng mắt mà còn lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể hay không đáp ứng với sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm thì bác sĩ chỉ định phẫu thuật sớm. Vì vậy, khi có biểu hiện viêm xoang người bệnh cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Viêm xoang tâi phát cần làm gì?
Viêm xoang là một loại bệnh lý hay gặp ở nước ta, chiếm khoảng 25 - 30% tổng số các bệnh nhân đến khám tai mũi họng và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Việc phát hiện sớm sẽ giúp bệnh được kiểm soát và không bị tái phát, nhất là khi thời tiết lạnh như hiện nay.
Vì sao xoang dễ bị viêm?
Xoang đảm nhận nhiều chức năng: Thở, ngửi, bảo vệ, phát âm và nghe vì thế viêm xoang ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.
Khi bị viêm xoang bạn sẽ có cảm giác nặng nề vùng sọ mặt, do lúc viêm thay bằng không khí thì trong lòng xoang lại chứa dịch viêm.
Sinh lý của xoang là thông khí và dẫn lưu. Hai chức năng này thực hiện được là nhờ các lỗ thông của xoang, qua các lỗ thông này xoang vận chuyển dịch đổ vào hốc mũi và thực hiện quá trình trao đổi khí. Nếu lỗ thông xoang bị tắc, lúc này xoang như một cái ao tù, ứ đọng dịch rồi sẽ dẫn đến viêm xoang.
Ở tuổi nào có thể bị viêm xoang, cách phát hiện viêm xoang?
Viêm xoang có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Xoang bị viêm sớm nhất là xoang sàng, ngay từ lúc mới sinh đã có thể bị viêm. Xoang hàm thường bị viêm từ lúc 4 - 5 tuổi. Các xoang khác thường bị viêm muộn hơn.
Viêm xoang thường xuất hiện sau viêm mũi (dân gian hay gọi là cảm cúm) nếu không được điều trị 7 - 10 ngày.
Bệnh nhân có thể xuất hiện sốt 38 - 40C (viêm xoang cấp hoặc giai đoạn cấp của viêm xoang mạn tính).
Một số yếu tố nguy cơ dễ gây viêm xoang như: Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, điều kiện ăn ở, nơi làm việc, hóa chất độc hại, khói bụi... Điều này giải thích tại sao mùa lạnh lại làm tăng số lượng bệnh nhân viêm xoang.
Nếu sau khi bị viêm mũi họng cấp (cảm cúm) bệnh nhân vẫn thường xuyên:
Chảy nước mũi, mũi vàng xanh.
Ngạt tắc mũi hai bên.
Nhức mỏi mắt, nặng đầu.
Đau nhức vùng sọ mặt tương ứng với từng xoang bị viêm: Nhức trán (viêm xoang trán), nhức má (viêm xoang hàm), đau nhức góc trong ổ mắt (viêm xoang sàng trước), nặng sau gáy (viêm xoang sàng sau và xoang bướm).
Ho có đờm.
Bác sĩ thăm khám mũi xoang sẽ thấy:
Niêm mạc mũi nề, xung huyết, cuốn dưới quá phát che một phần khe thở.
Sàn và khe mũi có dịch trắng đặc hoặc vàng xanh (đây là tiêu chuẩn chính chẩn đoán viêm xoang).
Khám họng phát hiện dịch chảy từ mũi xuống thành sau họng, phần họng mũi cũng có dịch chảy dọc theo nẹp trước hoặc sau loa vòi tai.
Dây thanh có thể phù nề hoặc nhiều dịch nhầy trong lòng thanh quản.
Viêm xoang hay còn gọi là viêm mũi xoang là một loại bệnh lý hay gặp ở nước ta. Ảnh minh họa.
Nên đi khám viêm xoang ở giai đoạn nào?
Sau viêm mũi 3 ngày mà thấy vẫn có nhiều dịch mũi, dịch ngày càng đặc, kèm ho khan thì nên đi khám ngay, điều này mới tránh được viêm xoang hoặc viêm xoang đang ở giai đoạn đầu, việc giải quyết bệnh sẽ đơn giản hơn cho thầy thuốc cũng như cho bệnh nhân, đồng thời người bệnh cũng không phải dùng nhiều thuốc, không phải điều trị kéo dài, tránh lãng phí cũng như tránh được tác dụng phụ của thuốc.
Viêm xoang tái phát cần làm gì?
Viêm xoang tái phát thường xuyên là một thực tiễn mà mọi người bị viêm mũi xoang đều phàn nàn. Trên thực tế khá nhiều người cho rằng viêm xoang điều trị sẽ không thể khỏi, nên khi có các biểu hiện thì ngại đi khám. Nhiều người bệnh đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng với những biến chứng của viêm mũi xoang mạn như suy giảm thị lực, đau đầu, ho kéo dài và khó thở...
Trên thực tế viêm xoang tái phát được cho là viêm xoang trên một bệnh nhân xuất hiện 4 lần trong một năm và giữa các đợt viêm xoang không có bất kì triệu chứng gì của mũi xoang.
Đối với viêm xoang việc điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tái khám khi thấy có biểu hiện của bệnh.
Viêm mũi xoang tái phát là do lỗ thông từ xoang ra mũi không được thông thoáng triệt để, chúng sẽ bị tắc lại rất nhanh mỗi khi có yếu tố thuận lợi như gặp lạnh, hít phải khói bụi, hóa chất... nguyên nhân phần lớn do người bệnh không tuân thủ điều trị triệt để mỗi khi viêm mũi xoang cấp với lý do sợ uống kháng sinh và kháng viêm kéo dài, vì lo ngại tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thông thường khi chỉ định điều trị viêm xoang các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh, kháng viêm trong 7 - 10 ngày đầu. Sau đó, người bệnh có thể thay thế giải pháp điều trị bằng thuốc thảo dược dạng viên kết hợp với dạng xịt để duy trì tác dụng chống viêm và chống phù nề niêm mạc, đào thải dịch viêm ứ đọng, tái tạo niêm mạc xoang, giúp điều trị viêm xoang hiệu quả mà không sợ tác dụng phụ như dùng thuốc tây y.
Tóm lại: Viêm xoang là vấn đề hay gặp, để phòng bệnh cần hạn chế, tránh xa môi trường ô nhiễm không khí và khói thuốc lá để tránh nguy cơ gây kích ứng, nhiễm trùng, viêm phổi và đường hô hấp. Chú ý đến các yếu tố gây dị ứng đường hô hấp như phấn hoa, nước hoa, lông chó mèo...
Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh, bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Cần rửa tay đúng cách trước mỗi bữa ăn, khi đi từ ngoài về, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi. Nếu không khí quá khô thì nên sử dụng máy tạo độ ẩm, điều này sẽ giúp ngăn ngừa viêm xoang. Tuy nhiên, cần lưu ý vệ sinh máy thường xuyên để máy luôn sạch, tránh nấm mốc sinh sôi.
Ngoài ra, điều trị tốt các ổ viêm nhiễm ở mũi họng, răng miệng; Điều trị tốt các bệnh viêm đường hô hấp, hội chứng GERD. Nâng cao thể trạng, tăng cường sức chống đỡ của niêm mạc mũi xoang.
Viêm mũi xoang khi nào cần phải đi khám ngay? Viêm mũi xoang là vấn đề thường gặp, hầu hết sẽ tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần nếu được chăm sóc và dùng thuốc đúng cách. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hại nếu người bệnh chủ quan không đi khám. Theo thống kê viêm mũi xoang chiếm 30 - 40% trong số các bệnh nhân...