Viêm tinh toàn, liệt dương vì chiêu “bế tinh”
Gần đây, rất nhiều đấng mày râu học cách “ bế tinh” (giao hợp nhưng kiềm chế để không xuất tinh). Nhưng ít ai ngờ nhiều loại bệnh có thể phát sinh từ việc đó.
Họ cho rằng như thế sẽ giữ được tinh khí, tăng cường được sức lực… Nhưng sự thật đáng buồn! Không ít trong số những người áp dụng phương pháp “bế tinh” gặp những sự cố như: Do cố “bế tinh” nên mất hẳn phản xạ xuất tinh khi quan hệ tình dục, mất khoái cảm, tạo bức xúc, khó chịu và đau đớn màng hạ vị….
Hiểu sai
Về pháp dưỡng sinh của y học cổ truyền, danh y Tuệ Tĩnh đã tổng kết:
” Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”
Một số người đã không hiểu hoặc hiểu sai hai câu thơ trên mà cho rằng “bế tinh” là “không nhả đạn”. Theo quy luật tự nhiên, giao hợp là phải xuất tinh, vì thế mọi hình thức cưỡng lại tự nhiên đều gây tác động xấu tới sức khỏe và tinh thần.
Theo YHCT, vật chất cơ bản của sự sinh trưởng, phát dục của con người được chia thành tinh tiên thiên và tinh hậu thiên. Tinh tiên thiên là tinh sinh dục bẩm thụ từ cha mẹ, tinh hậu thiên là tinh lấy từ thức ăn uống, ngũ tạng đều tàng tinh, song đều quy về thận, cội nguồn của sinh mệnh. Tinh sung mãn thể hóa khi sinh thần, người khỏe mạnh, vô bệnh, khi tinh khí suy yếu thì người yếu đuối, nhiều bệnh. “Bế tinh, dưỡng tinh, tồn tinh” là nội dung trọng yếu của phép dưỡng sinh. Không nên cạn hiểu “bế tinh” là không xuất tinh khi giao hợp.
Theo y học hiện đại, nếu lâu ngày không có hiện tượng xuất tinh, có thể sẽ hấp thu lại số tinh trùng không sử dụng, giống như điện năng, không thể để dành. Vì vậy, “bế tinh” theo kiểu “không nhả đạn” chẳng có ý nghĩa gì.
Hậu quả khôn lường
Các nghiên cứu y học hiện đại cho rằng, xuất tinh là một quá trình sinh lý quan trọng trong sinh hoạt tình dục thêm hài hòa mỹ mãn. Song, có một số người vì một lo lắng nào đó thường chọn cách kìm nén xuất tinh, điều này rất có hại cho sức khỏe.
Dẫn đến xuất tinh ngược chiều
Xét về giải phẫu học, xuất tinh sau khi hợp với niệu đạo, hình thành một kết cấu 3 đường hình chữ “Y” tinh dịch sau khi từ ống dẫn tinh vào niệu đạo, cũng có thể thông tới bàng quang. Trong trường hợp thông thường, khi xuất tinh, cơ ở cổ bàng quang trong trạng thái thu nhỏ và đóng lại, nhưng cơ ở niệu đạo lại giãn nở mở rộng, tinh dịch chỉ có thể thuận chiều chui xuống dưới mà không thể trào ngược lên trên để chui vào bàng quang, nước tiểu trong bàng quang cũng không thể theo tinh dịch ra ngoài. Nhưng nếu trong quá trình giao hợp, nín nhịn không xuất tinh, tinh dịch buộc phải đi theo đường khác, sẽ đi lên trên và chui vào bàng quang, hình thành xuất tinh ngược chiều, lâu dần hình thành phản xạ có điều kiện, dẫn đến vô sinh.
Dẫn đến khả năng không xuất tinh
Video đang HOT
Sinh hoạt tình dục bình thường ở đàn ông bao gồm các giai đoạn: hưng phấn tình dục, cương cứng, giao hợp, xuất tinh và đạt đến cao trào, uể oải, kết thúc.
Giao hợp nhưng kiềm chế để không xuất tinh dễ bị rối loạn cương dương
Xuất tinh là mốc đánh dấu đã đạt đến cao trào, là một quá trình sinh lý phức tạp. Khi được kích đầy đủ, “trung khu phóng tinh” hưng phấn sẽ xuất hiện động tác xuất tinh, trung khu thần kinh sẽ chi phối và khống chế toàn bộ quá trình này. Nếu thường xuyên nín nhịn không xuất tinh, sẽ xuất hiện những phản ứng sinh lý, chức năng vỏ đại não rối loạn, chức năng phóng tinh bị ức chế, lâu dần sẽ mắc bệnh không xuất tinh.
Dẫn đến viêm tinh hoàn
Tinh hoàn là cơ quan sản xuất tinh trùng và hợp thành tinh dịch. Khi giao hợp bình thường, tinh hoàn, tiền liệt tuyến và các cơ quan khác trong trạng thái sung huyết. Nếu “ngưng chiến”, không xuất tinh, tốc độ phục hồi máu ở cơ quan sinh dục chậm rõ rệt, tinh hoàn trong trạng thái sung huyết kéo dài, các mao mạch ở vách bên trong tinh hoàn bị rách, dẫn đến viêm tinh hoàn.
Dễ bị ung thư tiền liệt tuyến
Thông thường, sau khi xuất tinh, dương vật nhanh chóng mềm đi, sau 2 – 3 phút, máu trong nó giảm khoảng 60%;15 phút sau, máu trong tinh hoàn, tiền liệt tuyến mới trở lại trạng thái bình thường. Nếu “ngưng chiến”, tiền liệt tuyến sẽ trong trạng thái sung huyết kéo dài, tiền liệt tuyến phục hồi sung huyết trong thời gian dài, dẫn đến viêm tuyến tiền liệt và ung thư.
Dẫn đến liệt dương
Khi đang sinh hoạt, bỗng “ngưng chiến”, hoạt động thần kinh trung khu tình dục trong vỏ đại não và cơ quan sinh dục vẫn trong trạng thái hưng phấn, khát vọng tình dục vẫn chưa được đáp ứng, như vậy sẽ tăng gánh nặng cho hệ thống thần kinh và cơ quan sinh dục, kết quả dẫn đến liệt dương.
Dẫn đến thần kinh suy nhược
Có người cho rằng, tinh dịch là vật chất tinh hoa của cơ thể, lo lắng xuất tinh sẽ có hại cho sức khỏe, họ đã dùng cách kìm nén không xuất tinh, khiến đại não trong trạng thái căng thẳng, lo âu, thần kinh luôn bị ức chế, tạo sức ép về tâm lý. Lâu dần thành suy nhược, mất ngủ, hay quên, đau đầu, chóng mặt và hoa mắt.
Theo Hoài Vũ (Sức khỏe & Đời sống)
10 phát triển y học trong năm 2012
Muỗi biến đổi gen, thuốc mới cho bệnh nhân tiểu đường, ung thư tiền liệt tuyến... là một trong những tiến bộ y học được giới y khoa đánh giá cao trong năm 2012.
1. Tiến bộ về y học cá nhân hóa
Viễn cảnh về y học cá nhân hóa càng ngày càng gần hơn với công chúng. Trong thời gian qua, các nhà khoa học đã chi ra 2,7 tỉ USD và 13 năm để giải mã toàn bộ nhiễm sắc thể của người. Ngày nay máy tính có thể đọc 10 triệu mẫu tự ADN trong vòng 2 giờ và cho ra kết quả về cấu trúc gen của một cá nhân.
Những thông tin về gen được dùng cho cá nhân hóa trong chẩn đoán, tiên lượng và điều trị bệnh. Trong tương lai không xa, chúng ta kỳ vọng rằng mỗi người có một "căn cước sinh học", trong đó hàm chứa những thông tin di truyền về cá nhân. Những thông tin đó sẽ giúp bác sĩ xác định thuốc và liều lượng thích hợp, hay những thuốc cần phải tránh.
Muỗi biến đổi gen là một trong 10 phát triển y học đáng chú năm 2012 - Ảnh tư liệu
2. Muỗi biến đổi gen
Con muỗi là mầm mống của nhiều bệnh. Trên thế giới có đến 700 triệu người bị chết vì những bệnh do muỗi gây ra. Một trong những mẹo y khoa là "lấy độc trị độc". Theo đó, các nhà khoa học tạo ra 3 triệu con muỗi đực vô sinh và thả chúng vào vùng Caymans để "làm bạn" với những con muỗi cái. Một khi làm bạn và sản sinh con cái thì con cái sẽ chết sớm trước khi tái sản sinh. Kết quả thử nghiệm cho thấy số muỗi giảm khoảng 80%. Đó là một kết quả rất đáng được quan tâm và có thể sẽ ứng dụng rộng rãi hơn trong tương lai.
3. Những viên thuốc thông minh
Đây là những viên thuốc được thiết kế có thêm một sensor (cảm ứng). Khi sensor tương tác với axit trong bao tử, dòng điện sẽ ghi nhận và chuyển thông tin về nhịp tim, nhiệt độ, hơi thở... Những thông tin này có thể chuyển đến bác sĩ từ xa, bác sĩ ngồi ở văn phòng vẫn theo dõi được bệnh nhân. Ngoài ra, Công ty MicroCHIPS còn tuyên bố đã thành công thử nghiệm một y cụ cấy vào bệnh nhân để điều khiển việc truyền thuốc vào cơ thể (mà không cần tiêm chích).
4. Aspirin mới không gây loét
Aspirin thường gây loét dạ dày và phá hủy niêm mạc nếu dùng không đúng cách. Các nhà khoa học đang phát triển một loại aspirin mới không gây loét dạ dày và phá hủy niêm mạc. Thí nghiệm trên chuột cho thấy thuốc aspirin mới có hiệu quả giảm nguy cơ ung thư và không gây biến chứng. Tuy chưa thử nghiệm trên người, nhưng triển vọng của thuốc aspirin loại mới rất lớn.
5. Ngửi ung thư
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy chó có thể ngửi mùi và "chẩn đoán" ung thư phổi khá chính xác, có khi chính xác hơn cả xét nghiệm sinh hóa. Các nhà khoa học NASA (Cơ quan Hàng không - vũ trụ Hoa Kỳ) bắt chước theo cách làm của chó để phát triển những sensor phát hiện các độc chất trong không khí và ung thư. Theo báo chí, sensor này có thể gắn vào một điện thoại di động. Hiện sensor có độ chính xác phát hiện ung thư lên đến 83%, nhưng vẫn còn thấp hơn chó (với độ chính xác 98%).
6. Phát hiện ung thư da (melanoma) bằng quang cụ
FDA (Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) đã phê chuẩn một y cụ optical scan để phát hiện ung thư da. Công cụ này thật ra đã được dùng trong quân sự để dẫn đường cho tên lửa. Nhưng với ứng dụng mới của optical scan, bác sĩ không cần phải cắt một mảng da, mà chỉ cần dùng quang tuyến với 10 bước sóng (wavelengths) để "nhìn thấu" cấu trúc của da, và tính toán khả năng mắc bệnh. Thử nghiệm trên 1.300 bệnh nhân cho thấy optical scan có thể chẩn đoán đúng 98% trường hợp ung thư da.
7. Tiên lượng gãy xương
Trong thời gian qua, hai mô hình tiên lượng gãy xương do loãng xương được phát triển và đưa vào ứng dụng trong thực tế, đó là mô hình FRAX của Tổ chức Y tế thế giới và mô hình Garvan của Viện Nghiên cứu y khoa Garvan (Úc). Thử nghiệm trên một số quần thể người da trắng cho thấy mô hình Garvan có xu hướng tiên lượng chính xác hơn mô hình FRAX. Bên cạnh đó, các nhà khoa học phát hiện 62 gen có liên quan đến gãy xương, các gen này sẽ giúp việc tiên lượng gãy xương của từng cá nhân trong tương lai.
8. Thuốc mới cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khoảng 5% người lớn ở nước ta. Một nhóm thuốc mới có tên là ức chế SGLT2 khác với thuốc hiện hành đang được phát triển. Thay vì tác động đến sự cung cấp hay sử dụng insulin, SGLT2 giảm đường trong máu bằng cách bài tiết đường khỏi cơ thể qua nước tiểu. Hệ quả làm giảm calories. Thuốc vẫn còn đang chờ Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn.
Một nhóm thuốc mới có tên là ức chế SGLT2 khác với thuốc hiện hành đang được phát triển để điều trị bệnh tiểu đường
9. Thuốc mới cho ung thư tiền liệt tuyến
Hai năm qua có đến năm loại thuốc được phê chuẩn cho điều trị ung thư tiền liệt tuyến ở giai đoạn cuối. Những thuốc này là sipuleucel-T, denosumab, abiraterone, cabazitaxel, và enzalutamide. Năm qua, một loại thuốc mới có tên là radium-223 dichloride được xem là có nhiều triển vọng kéo dài tuổi thọ và ngăn chặn quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.
10. Keo trị gãy xương
Gãy xương là một biến cố rất đau đớn cho bệnh nhân. Thời gian lành xương có khi rất lâu, nhất là đối với bệnh nhân cao tuổi. Một nhóm nhà khoa học của Đại học California (San Diego) phát triển một loại keo có thể nối xương gãy lại nhanh hơn. Chất keo này trở nên dính chắc khi tiếp xúc với axit. Người ta kỳ vọng rằng chất keo cũng có thể dùng cho các cơ phận khác (như dạ dày chẳng hạn).
Theo GS NGUYỄN VĂN TUẤN (Tuổi trẻ)
Chữa u xơ tử cung không cần mổ Đó là thiết bị hiện đại đầu tiên ở Việt Nam và khu vực dùng chữa trị u xơ tử cung, u xương, u vú, u tuyến tiền liệt... Thiết bị cộng hưởng từ này có thể xác định vị trí khối u, sau đó máy tự động lập trình sử dụng năng lượng siêu âm để tiêu diệt khối u mà không...