Viêm phổi và viêm phế quản khác nhau thế nào?
Nhiều người nhầm lẫn viêm phổi và viêm phế quản khi cùng có triệu chứng ho, sốt, tắc nghẽn ngực.
Nếu bạn bị ho, sốt và ngực cảm giác như bị tắc nghẽn bởi có chất nhầy, vậy rốt cuộc bạn mắc viêm phế quản hay viêm phổi? Cả hai đều là bệnh nhiễm trùng phổi với các triệu chứng tương tự nhau, đặc biệt chúng còn làm người bệnh đau đớn hơn nhiều so với cơn ho dai dẳng.
Nhưng trên thực tế, viêm phổi thậm chí có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Thế thì làm thế nào chúng ta có thể phân biệt chính xác 2 bệnh này và biết khi nào bệnh tình trở nên nghiêm trọng?
Viêm phổi khác viêm phế quản
Saba Hamiduzzaman, bác sĩ chuyên khoa phổi tại Đại học Y tế Loma Linda ở Loma Linda, California, giải thích: “Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc của các ống phế quản (ống dẫn khí đến phổi)”.
Viêm phế quản có thể cấp tính hoặc mạn tính và thường trở nặng sau khi một người bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh đường hô hấp khác.
Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, có thể kéo dài trong vài tuần và tự khỏi. Tiến sĩ Hamiduzzaman lưu ý rằng thường không có tổn thương lâu dài do viêm phế quản cấp tính gây ra.
Cô nói: “Viêm phế quản cấp tính thường dễ lây lan và khi bạn ho hoặc hắt hơi qua tay, virus có thể lây lan sang các bề mặt gần bạn. Người xung quanh chạm tay vào các bề mặt đó có thể sẽ bị nhiễm virus”.
Viêm phế quản mạn tính xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (hay COPD, bệnh viêm phổi mạn tính gây cản trở luồng khí từ phổi) và có tiền sử hút thuốc.
Trong khi đó, viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phế nang hoặc các túi khí trong phổi chứa không khí bạn hít vào. Theo Mayo Clinic, viêm phổi có thể đe dọa tính mạng.
Tiến sĩ Hamiduzzaman giải thích: “Viêm phổi do vi khuẩn gây ra và hiếm khi liên quan đến virus, có nghĩa nó thường không lây nhiễm vì sự nhiễm trùng nằm trong túi khí của phổi và không truyền sang tay hoặc bề mặt khi bạn ho”.
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản là gì?
Video đang HOT
Theo tiến sĩ Hamiduzzaman, viêm phế quản mạn tính có thể nghiêm trọng hơn so với chẩn đoán cấp tính vì nó có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra và thường sẽ bùng phát vào mùa đông.
Các triệu chứng ho có đờm có thể kéo dài khoảng 3 tháng. Để được coi là mạn tính, bệnh sẽ tái phát mỗi năm trong ít nhất hai năm. Các triệu chứng của viêm phế quản bao gồm ho, nghẹt mũi, tắc nghẽn ngực, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp.
Các triệu chứng của bệnh viêm phổi
Tiến sĩ Hamiduzzaman cho biết rằng khi một người nào đó bị viêm phổi, các túi khí chứa đầy vi khuẩn và dịch nhầy gây ra ho có đờm hoặc mủ, sốt, ớn lạnh và/hoặc khó thở.
Các triệu chứng của viêm phổi có thể kéo dài đến 2-3 tuần và bao gồm ho, tắc nghẽn ngực, sốt cao, buồn nôn, ớn lạnh, lú lẫn (nếu người bệnh trên 65 tuổi), đau ngực trầm trọng hơn khi thở, giảm sự thèm ăn.
Bệnh nhân viêm phổi và viêm phế quản đều ho có đờm. (Ảnh: Aaentmd)
Viêm phổi và viêm phế quản được chẩn đoán thế nào?
Nhiều triệu chứng ở trên khá giống nhau có khả năng dẫn đến sự nhầm lẫn về tình trạng bệnh mà bạn có thể mắc phải. Tiến sĩ Hamiduzzaman cho biết viêm phế quản nhẹ hơn, trong khi viêm phổi nặng hơn và thường kèm theo sốt.
Tiến sĩ Hamiduzzaman nói rằng chẩn đoán viêm phế quản có thể được thực hiện bằng cách xác định các triệu chứng trên và đôi khi người ta sẽ lấy dịch mũi họng để xem loại virus nào đang gây ra các triệu chứng.
“Nếu triệu chứng của bạn kéo dài hơn 2-3 tuần hoặc nếu có sự thay đổi về màu sắc hoặc số lượng của đờm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có kế hoạch điều trị”, cô ấy nói.
Tiến sĩ Hamiduzzaman cho biết chẩn đoán viêm phổi sẽ yêu cầu chụp X-quang phổi để xem sự bất thường trong phổi, nơi xuất hiện bệnh viêm phổi.
Có khả năng mắc cả 2 bệnh không?
“Mặc dù có thể bị cả 2 bệnh nhiễm trùng cùng một lúc, nhiều khả năng viêm phế quản không được điều trị sẽ di chuyển từ đường thở xuống phổi và trở thành viêm phổi. Và thế là bệnh nhân sẽ bị tái phát”, cô giải thích.
Cách điều trị cho từng loại bệnh
Tiến sĩ Hamiduzzaman cho biết điều trị viêm phế quản thường bao gồm các loại thuốc để hạ sốt. Ngoài ra, bổ sung nước và các loại vitamin như vitamin C có thể giúp giảm thời gian có triệu chứng của viêm phế quản.
Nếu bạn bị viêm phổi do vi khuẩn, bạn sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, đặc biệt nếu các triệu chứng tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn.
Đối với viêm phổi do virus, điều trị có thể đơn giản như theo dõi chất lỏng và kiểm soát các triệu chứng nhẹ hơn. Tiến sĩ Hamiduzzaman nói: “Nếu các triệu chứng đủ nghiêm trọng, bạn phải đến bệnh viện để tiêm kháng sinh hoặc tiêm bổ sung oxy”.
Nguy cơ bệnh đường hô hấp gia tăng khi trẻ quay lại trường học
Thời tiết thất thường, cùng đó mùa tựu trường đang đến gần, các chuyên gia lo ngại bệnh đường hô hấp có nguy cơ gia tăng. 20 - 30 trẻ phải nhập viện mỗi ngày
Theo đánh giá của Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng số ca mắc trên thế giới và tại Việt Nam. Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến thể Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.74, BA.2.12.1) với khả năng lây nhanh.
Trong tuần qua, cả nước ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại và có thể gây quá tải hệ thống y tế nhất là trong bối cảnh nguy cơ một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).
Cùng đó thời tiết giao mùa khiến nguy cơ của một số bệnh hô hấp gia tăng đặc biệt trong thời điểm học sinh dần chuẩn bị quay lại trường học.
Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó giám đốc, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện Nhi TW, đối với nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, những bệnh viêm đường hô hấp thường xuyên lưu hành. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, trung bình trong tháng qua số ca bệnh nhập viện cao hơn so với các thời điểm trước đây, nhưng trong khoảng 1 tuần vừa rồi số ca bệnh đến thăm khám các bệnh viêm đường hô hấp đã có dấu hiệu giảm.
"Trung bình khoảng 3 tuần trở lại đây, mỗi ngày, Trung tâm Bệnh nhiệt đới có khoảng 20 - 30 trẻ phải nhập viện do mắc bệnh đường hô hấp, có các yếu tố nguy cơ nặng", TS.BS Đỗ Thiện Hải thông tin.
Tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai hơn tháng nay vẫn duy trì điều trị nội trú cho khoảng 130 bệnh nhi mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi...
Chuyên gia của Bệnh viện Nhi TW cũng cho hay, khi trẻ đi học tập trung trở lại, đặc biệt là các em nhỏ ở dưới 5 tuổi thường sinh hoạt tập trung ở môi trường có sử dụng điều hòa, điều kiện không khí sẽ kém hơn so với không khí tự nhiên. "Khi 1 em mắc bệnh sẽ có nguy cơ tạo các ổ dịch nhỏ, nguy cơ lây bệnh sẽ cao hơn khi ở cùng gia đình", TS.BS Hải nói.
Không tự ý làm "bác sĩ", giữ vệ sinh cho trẻ
Về dấu hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn phải vào viện, TS.BS Hải cho biết, diễn biến của các trường hợp do viêm đường hô hấp do virus, các triệu chứng đầu tiên là viêm long đường hô hấp ví dụ như ho, chảy mũi, hắt hơi... Hầu hết các trường hợp kèm theo triệu chứng sốt và sốt sẽ diễn biến từ 3-5 ngày, sau đó sẽ giảm dần và vào giai đoạn hồi phục.
"Nhưng khi đã giảm sốt rồi, trẻ có biểu hiện sốt lại cùng với mệt mỏi, ăn kém... đó là dấu hiệu mà chúng ta phải nghĩ rằng liệu có phải bội nhiễm do vi khuẩn sau khi nhiễm virus hay không?", TS.BS Đỗ Thiện Hải nhấn mạnh.
Đồng thời chuyên gia cũng khuyến cáo khi không may tiếp xúc với nguồn bệnh, người lớn nên có biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Ví như, trong mùa dịch bệnh như thế này, tại gia đình hoặc lớp học nên tắt điều hòa 2-3 lần/ngày, mở hết cửa để đảm bảo thông thoáng môi trường không khí trong phòng.
Về phía các phụ huynh nên chú trọng vệ sinh đường hô hấp cho trẻ như nhỏ nước mũi, súc miệng nước muối, rửa tay, khử khuẩn thường xuyên... Và, ngay cả đối với người lớn cũng cần giữ vệ sinh, như đi ra ngoài về cần rửa tay, khử khuẩn tay trước khi bế ẵm trẻ nhỏ để tránh mầm bệnh lây lan cho trẻ.
Các chuyên gia cho rằng vi khuẩn, virus, nấm mốc, khí độc, bụi... là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên. Mầm bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người thông qua các giọt bắn hô hấp trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện gần. Ngoài ra, nếu chạm tay vào các bề mặt có dính virus hay vi khuẩn gây bệnh rồi chạm lên mắt, mũi, miệng cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo các gia đình không nên tự ý làm "bác sĩ", cho trẻ uống thuốc theo đơn cũ. đặc biệt người lớn không nên tự ý cho trẻ uống kháng sinh, tự ý mua test về để test cúm khi thấy trẻ hắt hơi, sổ mũi. Những việc này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, việc tự test cúm nhiều khi không chính xác, vừa gây lãng phí kinh tế lại không hiệu quả về điều trị.
"Khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, kể cả những trường hợp có triệu chứng sốt nhẹ phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để đánh giá sơ bộ, chẩn đoán bệnh. Đồng thời, nhân viên y tế sẽ tư vấn cách theo dõi các dấu hiệu nào cần cho trẻ nhập viện. Một số trường hợp, chúng ta có thể xác định sớm các tác nhân gây bệnh sẽ có biện pháp điều trị phù hợp sớm, mang lại hiệu quả tốt hơn", TS.BS Đỗ Thiện Hải nói.
Gắp dị vật 'găm' vào phế quản cho cụ ông bị viêm phế quản, viêm phổi hậu COVID-19 Trên nền bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi hậu COVID-19, cụ ông 83 tuổi lại nuốt phải dị vật có kích thước khá lớn. Dị vật nằm tại phế quản trong thời gian dài, gây viêm, áp xe, nguy cơ chảy máu lớn, suy hô hấp. Dị vật nằm tại phế quản của bệnh nhân đã lâu ngày, gây viêm và...