Viêm nhiễm càng nặng hơn nếu dùng sai thuốc đặt âm đạo
Đê viêc sư dung thuốc đặt âm đạo co hiêu qua, chi em cân lưu y tranh nhưng lôi sơ đăng nhât như thụt rửa trước khi đặt thuốc, không rửa tay sạch sẽ trước khi cầm thuốc đặt…
Tôi bị ngứa “vùng kín” trong suốt hơn 1 tuần. Những ngày đầu tôi chỉ bị ngứa nhưng sau 2-3 hôm thì kèm theo cả dịch âm đạo ra nhiều. Vì nghĩ rằng mình bị viêm âm đạo nên tôi đã mua thuốc về đặt. Sau hơn nửa tháng đặt thuốc, tôi thấy bệnh dường như không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng hơn. Chất dịch tiết ra đổi màu sang màu trắng đục và mùi hôi rất nặng. Tôi đã đi khám bác sĩ và bác sĩ cũng kê loại thuốc đặt khác.
Tuy nhiên, thuốc tôi đặt thường bị rơi ra ngoài, sau đó tôi lại đặt viên khác. Nhưng không hiểu tại sao bệnh vẫn chưa khỏi cho dù đã gần 1 tháng. Chồng tôi rất khó chịu về điều này mỗi khi “sinh hoạt vợ chồng”. Tôi đang rất lo lắng và không biết phải làm sao mới nhanh khỏi bệnh. Tôi mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Thanh Hà)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Hà thân mến,
Viêm âm đao la tinh trang phô biên va rât hay găp ơ nhiêu chi em. Viêm âm đao cung co nhiêu dang, co loai chi cân vê sinh sach se la khoi, co loai do cac vi khuân nâm gây nên thi phai dung thuôc đăt mơi điêu tri dưt điêm bênh.
Viêm âm đao trong trương hơp năng, không đươc điêu tri khoi se co thê gây nên ung thư cổ tử cung, vô sinh ở nữ giới.
Ảnh minh họa
Bệnh của bạn kéo dài không khỏi có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân. Thứ nhất là vì bạn đặt thuốc không đúng khiến cho thuốc liên tục bị rơi ra ngoài, tác dụng của thuốc cũng giảm đi. Đăt sai vi tri, không kiêng khem chi la môt vai trong sô rât nhiêu nguyên nhân khiên cho viêc dung thuôc đăt âm đao chông viêm nhiêm không co hiêu qua.
Video đang HOT
Thứ hai, trong thời gian đặt thuốc, bạn nên kiêng “quan hệ vợ chồng” thì bệnh mới nhanh khỏi. Nhưng vì bạn đã không kiêng khem chuyện này nên có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng chéo, bội nhiễm do vi khuẩn từ chồng bạn lây lan sang.
Thông thường thuốc đặt âm đạo ít tác dụng phụ nên gây tác hại không nhiều. Hơn nữa khi chỉ định đặt thuốc các bác sĩ đã hướng dẫn cách đặt đúng và đưa ra những lưu ý với bệnh nhân nên cũng hạn chế được những tai biến khi sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, những loại thuốc này đều là thuốc kháng viêm, chống nấm nên nếu đặt thuốc quá nhiều sẽ dẫn đến quá liều và vô tinh đa đưa lượng kháng sinh không cần thiết vào cơ thể.
Nhưng sai lâm khac khi điều trị không theo chỉ định của bác sĩ như quan hệ tình dục khi điều trị, bỏ thuốc dở chừng… đều co thê làm nhờn thuốc, dân đên viêc đăt thuôc không co hiêu qua.
Đê viêc sư dung thuôc đăt âm đao co hiêu qua, chi em cân lưu y tranh nhưng lôi sơ đăng nhât như thụt rửa trước khi đặt thuốc, không rửa tay sạch sẽ trước khi cầm thuốc đặt, dùng tampon, bông gòn để chặn thuốc, đặt thuốc sai vị trí, không dung đu liêu lương như quy đinh…
Bạn nên đi khám lại và trình bày những vấn đề có liên quan để bác sĩ hiểu thêm về bệnh tình của bạn, từ đó kê loại thuốc thích hợp hơn.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo VNE
5 chấn thương phổ biến ở chân khi chạy
Nếu bạn chạy không đúng cách, hoặc không có sự chuẩn bị tốt, thì bạn rất dễ mắc phải các chấn thương ở chân phổ biến sau đây.
1. Chấn thương ở xương ống chân giữa
Chấn thương nằm ở phía bên trong của xương chày (kéo dài từ đầu gối đến mắt cá chân), sẽ khiến chân bạn bị sưng và đau. Nó thường xảy ra khi có lực tác động đến xương chày và mô liên kết các cơ bắp với xương. Bạn dễ gặp phải tổn thương này khi chạy nếu bạn trên dốc, các bề mặt cứng hoặc đi giày không phù hợp.
Để ngăn chặn tổn thương này, bạn nên thay đổi giày. Bạn cũng có thể luyện tập chéo - đi xe đạp, bơi lội, xen kẽ với chạy bộ. Bạn nên dần dần thiết lập tốc độ và quãng đường chạy phù hợp với mình, có thể giảm bớt số lần chạy để tránh nguy cơ tái phát.
Ảnh minh họa
2. Bong gân mắt cá chân
Tổn thương này dễ xảy ra khi bạn chạy trên đường gồ ghề hoặc trơn trượt. Thông thường khi ngón chân bị quặp vào trong sẽ làm cho các dây chằng ở bên ngoài mắt cá chân bị kéo dãn và tổn thương. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau cấp tính, sưng, bầm tím.
Bạn cần nghỉ ngơi khi tổn thương này xảy ra. Trong một số trường hợp bạn cần chụp X-quang để xác định mức độ tổn thương. Bạn cũng có thể dùng thuốc chống viêm để chống viêm nhiễm. Thường thì bạn cũng khó ngăn chặn được tổn thương này, vì nó thường xuất hiện ở cuối chặng đường chạy, khi bạn đã mệt mỏi và chạy không tập trung. Nếu bạn hay bị bong gân, bạn có thể dùng thiết bị hỗ trợ mắt cá chân và thử tập các bài tập cho bàn chân để tăng cường cơ bắp.
3. Viêm cơ mạc bàn chân
Viêm gân mặt bàn chân là hiện tượng sưng tấy các mô dày tại lòng bàn chân, gọi là cơ mạc bàn chân. Cơ mạc bàn chân là một lớp mô dày bao phủ xương phía dưới gót chân. Nó bắt nguồn từ xương gót chân, và trải rộng ra phía các ngón chân, trùm lên toàn bộ lòng bàn chân.
Chức năng chính của cơ mạc bàn chân là bảo vệ cho bàn chân từ phía dưới, giữ vài trò như một bộ phận giảm chấn và là cơ trợ lực. Khi bị viêm cơ mạc bàn chân, bạn thường cảm thấy đau nhói ở gót chân, đặc biệt là vào buổi sáng khi đi bước đầu tiên. Đau ở gót chân rồi lan tới các ngón chân, gót chân sưng nhẹ và tấy đỏ, bàn chân cũng có cảm giác đau nếu bạn nâng ngón chân lên khỏi mặt đất.
Bạn dễ bị viêm cơ mạc bàn chân nếu bạn chạy với bàn chân của bạn phẳng, vòm chân cao, hoặc chạy mà hay bàn chân có xu hướng quay vào nhau. Bệnh tiểu đường và béo phì cũng được xem là các yếu tố liên quan.
Bạn nên tránh đi chân đất trên bề mặt cứng. Xoa bóp nhẹ nhàng cho bàn chân, kéo các ngón chân thẳng ra, một cách nhẹ nhàng, giữ yên trong vòng 30 giây, thư giãn rồi lặp lại nhiều lần.
Ảnh minh họa
4. Viêm gân Achilles
Viêm gân Achilles xảy ra khi gân nối liền giữa xương gót chân với cơ bắp chân bị sưng tấy lên. Nếu bạn chạy không đúng cách, đi giày không vừa chân, các cơ bắp căng quá sức sẽ dễ dẫn đến viêm gân achilles.
Nếu bị tổn thương này, bạn cần nghỉ ngơi ngay lập tức. Bạn có thể dùng thuốc chống viêm, sử dụng dụng cụ chỉnh hình, vật lý trị liệu. Bạn có thể tập để tăng cường bắp chân (tay giữ chật thành lan can, ban đầu đứng trên các ngón chân, sau đó hạ dần dần gót chân xuống, lặp đi lặp lại nhiều lần). Bạn cũng có thể mang đồ nâng gót ở cả hai chân. Và mang giày chạy có phần cứng bảo vệ gót chân.
5. Đau đầu gối
Tổn thương này bao gồm hai kiểu: thứ nhất là đau xương bánh chè, ảnh hưởng đến phần trước của đầu gối, trình trạng sẽ càng tồi tệ khi bạn lên xuống cầu thang, gập đầu gối lại và ngồi gập đầu gối lâu. Thứ hai là hội chứng dải chậu chày (đau đầu gối do kích thích dải chậu chày ở đùi). Loại tổn thương này không ảnh hưởng gì khi bạn lên, xuống cầu thang, hay ngồi quá lâu.
Với hội chứng đau xương bánh chè, bạn cần giảm trọng lượng cơ thể, tăng cường các cơ bắp, chạy ở tư thế đúng (đầu gối hơi cong và cơ thể nghiêng về phía trước), tránh chạy xuống dốc hoặc chạy theo kiểu đường zic-zắc. Với hội chứng dải chậu chày, bạn cần tăng cường các cơ bắp đùi. Trong một số trường hợp nặng, bạn cần điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, sử dụng các thuốc chống viêm.
Theo VNE
Hình ảnh giật mình về 10 kí sinh trùng dễ xâm nhập vào cơ thể Thói quen sinh hoạt, nguồn nước bạn dùng, thực phẩm bạn ăn... nếu không đảm bảo vệ sinh sẽ góp phần khiến cho các kí sinh trùng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể bạn. Dưới đây là 10 kí sinh trùng nguy hiểm nhất khi vào bên trong cơ thể bạn. Toxoplasma gondii là một loại ký sinh trùng nội bào...