Viêm não vào mùa
Bệnh viêm não xuất hiện cao điểm vào mùa nắng nóng, cấp tính, diễn biến nặng, có thể gây tử vong nhanh hoặc để lại di chứng nặng nề cho trẻ.
Em Thùy Linh, 15 tuổi, quê Hà Nam được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng la hét, kích thích, không đáp ứng yêu cầu của người xung quanh. Bác sĩ chẩn đoán em mắc viêm não Nhật Bản, nguyên nhân có thể do không tiêm vaccine đầy đủ. Sau một thời gian điều trị, em đã tỉnh và đang tiếp xúc tốt.
Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho ba trẻ mắc viêm não. Theo bác sĩ Bùi Vũ Huy, nguyên trưởng khoa Nhi, trẻ được chuyển tới từ bệnh viện tuyến dưới, vào viện trong tình trạng nặng, có các biểu hiện nổi bật như sốt cao đột ngột, đau đầu, nôn, một số bệnh nhân co giật rồi đi vào hôn mê.
Bệnh viêm não xuất hiện rải rác quanh năm, xu hướng tăng vào mùa nắng nóng. Trong đó, đáng ngại nhất có hai bệnh viêm não do nhiễm trùng gồm viêm não Nhật Bản, 25-30% số ca viêm não và viêm não do Herpes, chiếm 15-20% số ca viêm não. Tháng 6 hàng năm là cao điểm của viêm não Nhật Bản.
“Điều trị cho bệnh nhân viêm não vất vả, xử trí co giật, hôn mê, ngay cả khi bệnh nhân tỉnh rồi, di chứng để lại phải khắc phục không hề đơn giản. Bác sĩ luôn cố gắng không để bệnh nhân tử vong do viêm não”, bác sĩ Huy cho biết.
Bác sĩ khám cho bệnh nhi viêm não ngày 11/6. Ảnh: Chi Lê.
Còn Bệnh viện nhi Trung ương tiếp nhận gần 100 ca viêm não từ đầu năm 2020. Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện nhi Trung ương, cho biết viêm não là một trong những nỗi ám ảnh của bác sĩ nhi khoa.
Video đang HOT
Nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nặng, bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn, chịu nhiều di chứng ở não bộ. Trẻ hồi phục kém hoặc chỉ hồi phục một phần, trí tuệ sa sút hơn trẻ bình thường. Trẻ mắc viêm não thường do không tiêm vaccine hoặc tiêm vaccine không đầy đủ.
Mặc dù các chuyên gia nhi khoa đã khuyến cáo song vẫn có phụ huynh không tiêm phòng vaccine cho trẻ.Triệu chứng điển hình của viêm não là sốt cao, co giật và hôn mê, xuất hiện ở ngày thứ ba mắc bệnh. Tuy nhiên khi có các biểu hiện này, bệnh đã trở nặng, có thể gây tử vong.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện khám sớm, ngay khi có dấu hiệu bất thường ví dụ sốt cao đột ngột, để điều trị viêm não kịp thời.
Để phòng bệnh, nguyên tắc chung là luôn nâng cao sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ. Vào mùa hè, các gia đình cần chú ý vấn đề vệ sinh môi trường, diệt muỗi, phun thuốc muỗi, nằm màn hoặc dùng thuốc chống muỗi để phòng các bệnh do muỗi đốt.
Ngoài ra, gia đình cần thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân ví dụ đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên để hạn chế các bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ nên đưa con đi tiêm vaccine đầy đủ, không chỉ phòng bệnh mà còn giúp tránh các di chứng sau khi mắc bệnh.
Làm gì để an toàn sức khỏe học sinh mùa nắng nóng?
Học sinh các tỉnh thành đã trở lại trường sau kỳ nghỉ dài tránh dịch Covid-19. Khác với mọi năm, hiện nay khi thời tiết các miền nắng nóng gay gắt, học trò bắt đầu đến trường. Vậy làm thế nào đảm bảo sức khỏe học sinh?
Học sinh mang khẩu trang, rửa tay trước khi vào lớp trong ngày trở lại trường - ẢNH: THÚY HẰNG
Học sinh và phụ huynh nên làm gì khi dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc? Bác sĩ Nguyễn Quang Anh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), đã dành cho PV Thanh Niên cuộc trao đổi.
Thưa bác sĩ, những bệnh nào phổ biến ở trẻ em trong mùa hè mà các phụ huynh nên lưu ý?
Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
Vào mùa hè, độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi... bùng phát. Những bệnh trẻ em thường mắc phải vào mùa nắng nóng là tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhiễm siêu vi, viêm não Nhật Bản, viêm màng não ở trẻ em, bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết, các bệnh khác.
Trong thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là trong môi trường học đường.
Làm thế nào để giữ sức khỏe, phòng say nắng, say nóng... cho trẻ em khi đến trường trong mùa hè này?
Phụ huynh chú ý mặc đồ thoáng mát cho trẻ, cho trẻ đội mũ khi đi ra nắng. Khuyến khích bé uống nhiều sữa tươi, nước trái cây hoặc nhiều nước khoáng; cho trẻ ăn uống đầy đủ chất (rau xanh, củ quả, thịt cá, trứng...). Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách, nhắc các bé thường xuyên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi đưa tay lên mắt mũi miệng. Rửa tay được xem như "liều vắc xin miễn phí" cho mọi người. Có thể trong lớp học không mở máy lạnh nhưng các thầy cô mở cửa để lớp học thông thoáng kèm có quạt máy, các bé sẽ không bị nóng nực nên phụ huynh không nên quá lo lắng.
Đi học trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn còn khiến nhiều phụ huynh và các học sinh vẫn lo lắng. Đâu là những lời khuyên an toàn, thưa bác sĩ?
Khi trẻ ở nhà, phụ huynh nên duy trì lịch sinh hoạt ổn định, tương đương với thời gian trẻ phải đi học ở trường, đặc biệt là giờ ăn và giờ ngủ. Cha mẹ luôn nhớ rằng giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí não và năng lực học tập của trẻ, cũng như hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể trẻ.
Cha mẹ nên dành thời gian cho con nhiều nhất có thể. Khi ở bên con, cha mẹ nên gác lại công việc, tập trung tâm trí để chơi và học cùng con. Xin lưu ý, thời gian chất lượng thì quan trọng hơn số lượng. Do đó, dù chỉ dành 1 - 2 giờ mỗi ngày cho con thì thời gian đó nhất định phải toàn tâm toàn ý cho con. Sự quan tâm, bầu không khí yêu thương, ấm áp có thể xoa dịu các cảm xúc tiêu cực đang tích lũy mỗi ngày ở trẻ.
Cha mẹ nên cùng con xây dựng lịch trình trong ngày và động viên, hướng dẫn con cam kết thực hiện. Lịch trình những ngày này nên bao gồm giờ thức giấc, giờ ăn, giờ ngủ, giờ vận động cơ thể và giờ học (ôn tập bài cũ hoặc học bài mới nếu trường cung cấp chương trình online), tránh cho con ngồi triền miên trước máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác.
Phụ huynh cũng đừng quên hướng dẫn con mình cách rửa tay đúng cách, bỏ rác đúng nơi quy định, giữ vệ sinh chung trong trường, uống nhiều nước, ăn đầy đủ chất, khuyến khích bé tham gia đầy đủ các lớp thể dục rèn luyện cơ thể.
Nhiều phụ huynh vẫn giữ tâm lý e ngại cho con đi tiêm vắc xin phòng bệnh, vì sợ đến bệnh viện, trung tâm y tế... trong dịch Covid-19. Xin bác sĩ cho lời khuyên để phụ huynh yên tâm.
Nên cho các bé đi tiêm ngừa các bệnh như sởi, thủy đậu, cúm, phế cầu, Haemophillus Influenza, viêm não Nhật Bản... vì khi bé được tiêm ngừa chủ động sẽ tạo miễn dịch chống lại các bệnh trên. Coronavirus gây dịch Covid-19 không trôi lơ lửng trong không khí mà chúng chỉ tồn tại trong giọt bắn hoặc dịch tiết của người bệnh khi họ hắt hơi, ho, khạc nhổ... Do vậy, chúng ta có thể phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 bằng cách khi đi ra nơi đông người cần đeo khẩu trang đúng cách và rửa tay thường xuyên trước khi đưa tay lên mắt mũi miệng, uống nhiều nước, cho trẻ ngủ đủ giấc, không cho trẻ thức khuya, cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Cô gái bị viêm màng não mủ do thói quen nặn mụn, bác sĩ thở dài "tiến hành phẫu thuật mở hộp sọ" Bác sĩ Trần Cảnh Sâm kết luận, thủ phạm chính khiến Tiểu Ngư mắc bệnh viêm màng não mủ bắt nguồn từ nốt mụn trên mặt. Tiểu Ngư (28 tuổi) sống tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, có một con gái 3 tuổi, cuộc sống gia đình vô cùng hạnh phúc và đầm ấm. Khoảng 1 tháng trước, Tiểu Ngư xuất hiện triệu...