Viêm não Nhật Bản nguy hiểm thế nào?
Viêm não Nhật Bản lây qua đường muỗi đốt, 30% người mắc có thể tử vong, 20-30% bị di chứng nếu sống sót.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus viêm não Nhật Bản (JEV) là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm não. Loại virus này thuộc họ flavivirus có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và nhiễm virus West Nile, lây lan qua đường muỗi đốt. Trường hợp đầu tiên mắc virus viêm não Nhật Bản được ghi nhận vào năm 1871 ở Nhật Bản.
Tỷ lệ mắc bệnh hàng năm khác nhau giữa các quốc gia, dao động dưới 1% hoặc hơn 10% trong 100.000 dân hoặc cao hơn trong các đợt bùng phát. Virus viêm não Nhật Bản ước tính gây ra khoảng 68.000 ca bệnh, khoảng 13.600-20.400 trường hợp tử vong mỗi năm.
Theo thông tin của WHO năm 2019, virus viêm não Nhật Bản khiến hơn 3 tỷ người tại 24 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương mắc bệnh.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các trường hợp nhiễm virus viêm não Nhật Bản hầu hết là nhẹ (sốt và đau đầu) hoặc không có triệu chứng rõ ràng, nhưng khoảng một trong 250 trường hợp nhiễm trùng dẫn đến bệnh nghiêm trọng.
Thời gian ủ bệnh 4-14 ngày. Ở trẻ em, nôn mửa, gặp vấn đề về đường tiêu hóa có thể là những triệu chứng ban đầu của bệnh. Bệnh nặng thường khởi phát nhanh chóng với sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, mất phương hướng, hôn mê, co giật, liệt co cứng và cuối cùng là tử vong.
Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30% ở những người có các triệu chứng bệnh. Trong số những người sống sót, 20%-30% bị di chứng vĩnh viễn về trí tuệ, hành vi hoặc thần kinh như tê liệt, co giật tái phát hoặc mất khả năng nói.
Video đang HOT
Phương thức lây truyền
Virus viêm não Nhật Bản được truyền sang người qua vết cắn của muỗi Culex (chủ yếu là Culex tritaeniorhynchus). Nguồn gây bệnh chủ yếu từ các loài chim hoang dã và các loài gia súc. Bệnh được phát hiện đa phần ở các vùng nông thôn và ngoại ô, nơi con người sống gần các vật chủ động vật có xương sống.
Ở hầu hết các khu vực ôn đới của châu Á, loại virus này lây truyền chủ yếu vào mùa ấm, có thể xảy ra dịch. Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa mưa và thời kỳ trước thu hoạch ở các vùng trồng lúa.
Muỗi là tác nhân làm lây truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Ảnh: freepik.
Điều trị và phòng ngừa bệnh
Viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị tập trung vào việc làm giảm các dấu hiệu lâm sàng nghiêm trọng và hỗ trợ bệnh nhân khỏi nhiễm trùng.
Tiêm vaccine giúp phòng ngừa bệnh. WHO khuyến nghị, đưa vaccine phòng viêm não Nhật Bản vào lịch tiêm chủng quốc gia ở tất cả các khu vực, nhất là những nơi bệnh trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng. Ngay cả khi trường hợp mắc viêm não Nhật Bản thấp thì vẫn nên tiêm phòng đúng liều, đủ lịch.
Theo WHO. hiện có 4 loại vaccine phòng viêm não Nhật Bản đang được sử dụng gồm vaccine bất hoạt có nguồn gốc từ não chuột, vaccine bất hoạt có nguồn gốc từ tế bào vero, vaccine sống giảm độc lực và vaccine tái tổ hợp sống.
Vaccine bất hoạt dựa trên nuôi cấy tế bào và vaccine sống tái tổ hợp về chủng vaccine sốt vàng đã được cấp phép và đạt tiêu chuẩn WHO. Vào tháng 11/2013, Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI) có chương trình hỗ trợ tiêm chủng viêm não Nhật Bản ở các quốc gia đủ điều kiện.
Tiêm vaccine là một trong những biện pháp chủ động để phòng viêm não Nhật Bản. Ảnh: freepik.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, du khách khi đến các vùng có căn bệnh này nên tránh bị muỗi đốt như ngủ màn, sử dụng chất đuổi muỗi, mặc quần áo dài tay… Những du khách ở lại lâu nên tiêm phòng trước khi đi du lịch.
Gia tăng trẻ em lớn mắc viêm não Nhật Bản
Thời gian gần đây xuất hiện trở lại tình trạng trẻ bị viêm não Nhật Bản, trong đó có không ít trẻ lớn tuổi do cha mẹ không tiêm nhắc lại vaccine phòng bệnh.
Bệnh nhi 13 tuổi điều trị viêm não Nhật Bản đã kéo dài hơn 2 tháng tại BV Nhi Trung ương.
Tại BV Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí trong tháng 7-8/2019 có 4 trường hợp mắc viêm não, viêm màng não nhưng đến tháng 7/2020 đến nay khoa Nhi đã tiếp nhận trên 10 trường hợp, tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước, đa phần là bệnh nhi lớn tuổi.
Trường hợp điển hình như bệnh nhi V. Đ. X., 11 tuổi địa chỉ tại TP Uông Bí, Quảng Ninh nhập viện cấp cứu Nhi trong tình trạng sốt, đau đầu. Qua thăm khám lâm sàng, xét nghiệm dịch não tủy, trẻ được chẩn đoán là viêm màng não do virus. Sau 9 ngày điều trị, rất may trẻ đã bình phục và trở về với gia đình.
Tại BV Nhi Trung ương, theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, trưởng khoa Nội, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, BV Nhi Trung ương hiện BV có tới hơn 70% trẻ lớn (từ 5, 6 tuổi trở lên) mắc viêm não Nhật Bản. Đáng chú ý có trường hợp bệnh nhi X. 13 tuổi đã điều trị trong thời gian hơn 2 tháng do mắc viêm não Nhật Bản. Trẻ phải mở khí quản, ngoài ra còn có di chứng về thần kinh.
BS Đào Thiện Hải cho biết, với tình trạng ghi nhận ca mắc viêm não Nhật Bản ở trẻ lớn tuổi, các bậc phụ huynh cần lưu ý đưa con đi tiêm phòng nhắc lại viêm não Nhật Bản. "Khi chúng tôi hỏi các bà mẹ, hầu hết đều cho biết đã tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho con đầy đủ (tức là đến 2 tuổi con đã được tiêm 3 mũi vaccine 5, 6 trong 1).
Nhưng mọi người không biết vaccine có loại sẽ phải tiêm nhắc lại, ví dụ như vaccine phòng viêm não Nhật Bản sẽ bảo vệ được chắc chắn khoảng trên 90% trong vòng 5 năm đầu. Trẻ từ 2 tuổi tiêm xong 3 mũi thì sau khoảng 5 năm (khi trẻ lên 7 tuổi) phải tiêm nhắc lại cho con. Sau đó khoảng 12-15 tuổi lại tiêm nhắc lại thì mới đảm bảo duy trì được.
TS.BS Đỗ Thiện Hải lưu ý, trẻ bị viêm não Nhật Bản khả năng hồi phục thấp, trong trường hợp cứu sống được thì vẫn có những di chứng. Ngay bây giờ có thể nhìn thấy là không tự thở được, phải mở khí quản. Hay các bạn bị tăng trương lực co cứng cơ buộc phải nằm một chỗ, thi thoảng lại co cứng. Hay một số em bé sau bị liệt vận động không đi lại được... Di chứng lâu dài hơn về sau là động kinh, kém phát triển trí tuệ, bại não, hoặc hoặc ảnh hưởng thính lực.
Vì thế khi trẻ có những biểu hiện như trên, đặc biệt với trẻ có biểu hiện co giật, hôn mê cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giảm thiểu nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng về sau.
Mùa hè và nỗi lo viêm não Nhật Bản Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang bắt đầu bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, có nơi nhiệt độ lên đến 40 độ C. Đây là điều kiện lý tưởng khiến số lượng trẻ em nhập viện do mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm não gia tăng. Chớm hè cần đề phòng viêm não Nhật Bản Giảm...