Viêm nang lông ở ‘cậu nhỏ’
Tôi 28 tuôi, 3 năm nay xuât hiên nhưng đam mun nươc ơ “câu nho” rât ngưa. Tôi kham ơ bênh viên da liêu được chân đoan bi viêm nang lông.
Bác sĩ cho thuôc vê uông nhưng tôi vân không khoi. Tôi rât lo lăng. Rât mong nhân đươc tư vân cua bac si. (Đức Hải)
Trả lời:
Viêm nang lông biểu hiện với nhiều tổn thương đa dạng có thể là các dạng mụn nước, mụn mủ, sẩn ngứa, hoặc xen kẽ giữa những tổn thương này với nhau. Thông thường viêm nang lông có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có thể do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay nhiễm các loại ký sinh trùng…
Ảnh minh họa: Thechart.blogs.cnn.com.
Video đang HOT
Có nhiều yếu tố thuận lợi làm cho da vùng kín rất dễ bị mắc viêm nang lông, đồng thời hay bị tái đi tái lại. Đó là tình trạng vệ sinh da vùng kín không tốt, da vùng kín hay để ẩm thấp, sử dụng các chất tẩy rửa da không phù hợp và đúng cách… Bạn đã đi khám đúng chuyên khoa và được bác sĩ kết luận là viêm nang lông. Tuy nhiên bạn đã dùng thuốc rồi mà vẫn chưa khỏi. Ở đây bạn không đề cập đến việc bác sĩ đưa ra nguyên nhân cụ thể là gì nhưng tôi tin rằng bạn đã được kê thuốc vừa để điều trị nguyên nhân gây bệnh vừa điều trị các triệu chứng.
Việc dùng thuốc của bạn hiện chưa có kết quả có thể do nhiều lý do nhưng một lý do chúng tôi hay gặp trong thực tế điều trị là người bệnh dùng lượng thuốc chưa đủ thời gian, kết hợp với việc vệ sinh không tốt. Nhiều trường hợp để bệnh kéo dài, không chủ động đi chữa sớm và khi đi chữa rồi thì luôn tin rằng khám bệnh dùng thuốc một lần là khỏi hoàn toàn mà không để ý tới lời dặn của bác sĩ là tái khám và cách họ hướng dẫn chăm sóc vệ sinh da tại chỗ như thế nào. Bệnh của bạn đã kéo dài 3 năm, các tổn thương da trở nên rất phức tạp, các tổn thương đan xen giữa những nốt mụn do các lỗ chân lông bị ứ nước, mủ là những mảng da xơ sẹo, sẩn cục…
Những tổn thương như thế sẽ là điều kiện rất tốt cho các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trú ngụ, né tránh tác động của thuốc bạn dùng. Hơn nữa với việc dùng thuốc không đủ thời gian, các tác nhân gây bệnh sẽ quen chịu đựng để đối phó với các thuốc bạn đưa vào. Điều này kết hợp với việc khi tổ chức bề mặt da bị dày sừng, xơ sẹo thuốc sẽ rất khó ngấm vào sâu để tiêu diệt các tác nhân này, do đó nó lại càng làm cho tình trạng trơ với thuốc tăng lên, khiến công việc điều trị cho những người bệnh này càng trở nên khó khăn hơn.
Như với trường hợp của bạn, theo tôi, bạn nên đến khám lại bác sĩ da liễu đã điều trị lần trước để được đánh giá lại và điều chỉnh thuốc, liều lượng thời gian hợp lý. Đồng thời cũng lưu ý với bạn rằng, dùng thuốc mà không kết hợp với các biện pháp chăm sóc da khác như làm sạch, khô, thoáng vùng tổn thương thì sẽ không thể khỏi dứt điểm được với bệnh này ở da khu vực vùng kín.
Chúc bạn mau khỏi.
Bác sĩ nam khoa Nguyễn Bá Hưng
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Theo VNE
Có nên tiêm vắc xin sau khi mắc thủy đậu?
Rất nhiều cha mẹ băn khoăn liệu có nên đưa con đi tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu sau khi con mình đã bệnh này.
Ảnh minh họa: Internet
BS trả lời:
Bệnh thủy đậu (còn gọi là trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi khuẩn varicella-zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở trẻ em nhỏ hơn 10 tuổi. Tại Việt Nam, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm phổ biến, bệnh thường khởi phát vào lúc giao mùa.
Biểu hiện ban đầu của bệnh chỉ là những triệu chứng của cảm cúm như sốt nhẹ, có lúc cao, ớn lạnh, đau mình mẩy, chán ăn, trên da xuất hiện nốt hồng ban, khoảng một ngày trước khi trở thành nốt đậu.
Giai đoạn đậu mọc với những mụn nước đặc trưng có viền da màu hồng đầu xuất hiện đầu tiên ở thân mình sau đó lan dần lên mặt và tay, chân. Bọng nước lúc đầu chứa dịch trong, chứa nhiều virut, sau 24 giờ thì hóa đục, sau 2-3 ngày mụn nước khô đi và tróc vảy vào ngày thứ 5, không để lại sẹo nếu không có nhiễm khuẩn, mụn nước sẽ lặn hết trong vòng 6-8 ngày.
Biện pháp phòng ngừa bệnh và các biến chứng tốt nhất là tiêm vaccin ngừa bệnh, khi đã bị bệnh nên giữ gìn da sạch sẽ, tránh để trẻ gãi vì dễ làm xước da gây sẹo xấu, nhiễm khuẩn da, bôi thuốc và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu mà được bệnh viện khám, xét nghiệm và chẩn đoán chính xác là bị bệnh này thì mới chắc chắn. Còn nếu chỉ do cảm nhận của cha mẹ và nghe mọi người trong gia đình nói cháu mắc bệnh thủy đậu thì chưa chắc đã đúng.
Vì vậy, nếu biết chính xác trẻ đã mắc bệnh thủy đậu do bác sĩ khám và chẩn đoán, cha mẹ không cần đưa con đi tiêm phòng bệnh này nữa, vvì khi đã mắc bệnh, trẻ đã có miễn dịch tự nhiên với bệnh này.
Trái lại khi không chắc chắn là trẻ đã mắc bệnh thủy đậu, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng. Bạn hãy yên tâm rằng, tiêm phòng ở người đã mắc thủy đậu trước đó cũng không có hại gì.
Theo TPO
Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sốt xuất huyết Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua véc tơ truyền bệnh là muỗi chứa virus, bệnh dễ lây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt đột ngột, sốt cao trên 38,5 độ C, kéo dài 2-7 ngày với các triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau khớp, phát ban, có ban xuất huyết,...