Viêm màng não mủ: Bệnh không chỉ ở trẻ em
Viêm màng não mủ không chỉ là bệnh của riêng trẻ em mà có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong những ngày hè nắng nóng, không ít các trường hợp người bệnh là người lớn đến bệnh viện trong tình trạng cấp cứu vì các tác nhân gây ra viêm màng não mủ, đa số các ca bệnh nhập viện với những biến chứng phức tạp…
Bệnh thường gặp trong những ngày nắng nóng
Ông T.V.T ở Hàng Kênh – Hải Phòng mấy ngày gần đây bỗng sốt cao 40 độ C, đau đầu dữ dội, mắt nhìn mờ, họng sưng, đau nhức… Nghĩ chỉ bị cảm cúm thông thường, ông mua thuốc về uống. Nhưng đã uống gần hết vỉ thuốc Paracetamol 10 viên mà bệnh vẫn không giảm. Khi gáy có hiện tượng cứng, nói lảm nhảm, vật vã… ông T. được gia đình đưa vào Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, rồi được chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Tại đây, bệnh nhân được làm các xét nghiệm chẩn đoán và chọc dịch não tủy thì thấy, dịch não tủy bị đục – một dấu hiệu quan trọng xác định nguyên nhân gây ra các dấu hiệu lâm sàng của bệnh màng não mủ do vi khuẩn. Cũng có những biểu hiện trên, chị T.Q.N 32 tuổi ở Hà Nội được đưa vào viện trong trạng thái lơ mơ, không nhận ra người thân… Kết quả chọc dịch não tủy cũng cho kết quả: chị N đã bị viêm màng não.
Đáng lưu ý khi thời tiết mùa hè nóng ẩm, rất thích hợp để các yếu tố gây viêm màng não mủ ở người lớn có điều kiện phát triển.
Tổn thương viêm màng não do phế cầu.
Video đang HOT
Ai dễ mắc bệnh?
Những người nghiện rượu, mắc các bệnh lý nền như tổn thương ở tai, viêm xoang, chấn thương sọ não, suy giảm miễn dịch là những đối tượng có nguy cơ cao, dễ mắc bệnh do dễ bị nhiễm khuẩn, sức đề kháng kém. Tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương, mỗi năm có tới vài trăm bệnh nhân mắc viêm màng não mủ đến điều trị, đa số họ nhập viện với nhiều biến chứng phức tạp, do đến viện muộn nên có những người may mắn thoát khỏi bàn tay tử thần nhưng phải gánh chịu nhiều di chứng nặng suốt cuộc đời, mất khả năng lao động, vận động…
Viêm màng não mủ xảy ra ở người lớn có nhiều nguyên nhân, thường gặp là do phế cầu khuẩn, não mô cầu, tụ cầu khuẩn từ tai mũi họng, phổi theo đường máu vào trong não, cũng có thể trực tiếp đi vào não khi bị chấn thương nứt vỡ sọ, nên những người mắc các bệnh ở tai, viêm xoang, chấn thương sọ não, hay đái tháo đường do nhiễm E.Coli suy giảm miễn dịch, đều dễ mắc viêm màng não mủ.
Triệu chứng giống cảm cúm
Đây là bệnh thường gặp trong những ngày nắng nóng, thường khởi phát với các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, các biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, đau đầu, chảy nước mũi, ho, một số ít trường hợp có thể không sốt cao, vì thế dễ bị nhầm với triệu chứng của cảm cúm, viêm họng, viêm mũi.
Tuy nhiên, đối với bệnh viêm màng não mủ triệu chứng đau đầu là biểu hiện đặc trưng. Khi đó, người bệnh uống thuốc giảm đau mà bệnh không thuyên giảm.
Phòng bệnh viêm màng não ở người lớn thế nào?
Do nhiều tác nhân gây viêm màng não mủ ở người lớn có điều kiện phát triển trong mùa hè nóng ẩm, đặc biệt là tụ cầu khuẩn. Chỉ cần một tổn thương nhỏ ở tai khiến tụ cầu khuẩn xâm nhập cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho não. Vì thế vấn đề vệ sinh thân thể và điều trị triệt để các bệnh lý nền là một biện pháp quan trọng ngăn chặn viêm màng não ở người lớn. Ngoài ra, người dân nên đi tiêm vaccin Hib phòng bệnh sẽ làm giảm trên 90% nguy cơ mắc bệnh. Hiện nay, việc phòng bệnh do Hib thông qua tiêm chủng ngày càng trở nên quan trọng khi tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng. Được biết từ tháng 6 năm 2010 tất cả trẻ em Việt Nam dưới 1 tuổi đã được tiêm miễn phí vaccin 5 trong 1, trong đó có thành phần vaccin Hib để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Khác với các tác nhân virut khi gây bệnh để lại kháng thể nhưng với các loại vi khuẩn thì có thể tái nhiễm bệnh bất kỳ lúc nào có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Mặc dù đây là bệnh có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh nhưng tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn cũng là một khó khăn trong cuộc chiến với bệnh lý này.
Theo Bác sĩ Hạnh Trinh ( Sức khỏe & Đời sống)
Trẻ nhỏ ồ ạt nhập viện vì sốt virus
Thời tiết chuyển mùa thất thường trong những ngày vừa qua đã khiến nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện vì sốt virus. Đáng lo ngại là nhiều bậc cha mẹ chủ quan không cho trẻ đi khám và điều trị sớm dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm màng não....
Bệnh nhi sốt virus gia tăng
Những ngày gần đây, tại nhiều BV và phòng khám chuyên khoa nhi trên địa bàn TP. Hà Nội, số lượng bệnh nhi đến khám và điều trị có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng. Theo các bác sĩ, thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường cộng với độ ẩm không khí cao là nguyên nhân chính khiến trẻ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, đặc biệt là sốt virus có chiều hướng tăng mạnh.
Tại BV Bạch Mai, trong tuần qua lượng bệnh nhi khám cấp cứu và điều trị nội trú đều tăng gấp đôi, trong đó 2/3 số bệnh nhi mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp và sốt virus. Bệnh nhi phải nằm ghép 2-3 trẻ một giường.
BV Nhi T.Ư cũng trong tình trạng tương tự, số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú cũng lên khoảng 1.500 bệnh nhân/ngày, bình thường chỉ 1.200 bệnh nhân. Đáng lưu ý, nhiều trẻ bị viêm phổi nặng, suy hô hấp phải thở máy.
Thống kê tại BV Xanh Pôn, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận tới 400 bệnh nhi đến khám, 30% trong số đó được xác định mắc các bệnh về đường hô hấp.
Bác sĩ khám cho bệnh nhi tại BV Nhi T.Ư.
Theo các bác sĩ, sốt virus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây qua đường hô hấp với các biểu hiện sốt cao 30-41 độ C, trẻ mệt mỏi, quấy khóc, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ... Trẻ sốt virus thường khỏi bệnh trong vòng 7 ngày nhưng nếu để trẻ sốt dẫn đến co giật nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Triệu chứng ban đầu của sốt virus lại khá giống với sốt xuất huyết, viêm não, viêm não Nhật Bản nên các bậc phụ huynh thường nhầm lẫn, chủ quan tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị mà không nhập viện ngay khiến trẻ bị biến chứng viêm phổi, viêm màng não... rất nguy hiểm.
Tự ý điều trị, coi chừng biến chứng
Ngay từ sáng sớm, hai vợ chồng chị Loan (Phú Diễn, Từ Liêm) đã tất tả đưa con vào BV Nhi T.Ư khám bệnh. Chị Loan cho hay, cách đây 1 hôm, cháu nhà chị tự dưng sốt cao bất thường đo nhiệt độ thấy 39 độ C. Hoảng quá, chị Loan vội đi mua thuốc hạ sốt về cho con uống nhưng cũng không thuyên giảm, trái lại còn có biểu hiện co giật chân tay, người tím tái... hai vợ chồng mới đưa con vào viện. Các bác sĩ chẩn đoán cháu bị sốt virus và có dấu hiệu của biến chứng viêm phổi.
Như trường hợp của gia đình chị Loan, nhiều cha mẹ trẻ khác cũng tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị tại nhà cho con nên trẻ nhập viện ngoài sốt còn bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa khiến các bác sĩ rất đau đầu vì vừa lo điều trị sốt vừa chữa tiêu chảy. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo khi thấy trẻ sốt cao đột ngột, kéo dài cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời tránh những biến chứng khó lường.
Thời tiết "nhạy cảm" như hiện nay, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người, chú ý giữ nhiệt độ cơ thể trẻ không để quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời, chú ý chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều vitamin cho trẻ, ăn đồ lỏng dễ tiêu... Khi thấy trẻ bị sốt cần cách ly để tránh lây lan và đưa đi khám ngay tại các cơ sở y tế.
Theo Lao Động
WHO giúp Việt Nam tìm hiểu sự gia tăng bất thường bệnh tay chân miệng Từ đầu năm 2011 đến 04/9/2011, cả nước ghi nhận 42.673 trường hợp mắc, trong đó 98 trường hợp tử vong. Tổ chức y tế thế giới (WHO) sẽ giúp Việt Nam tìm hiểu sự gia tăng bất thường dịch bệnh này tại nước ta. Trước tình hình dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp, Việt Nam đã triển khai các biện...