Viêm loét dạ dày hay tái phát, tại sao?
Đau vùng bụng trên rốn, đau thường xuất hiện lúc đói hoặc ngay sau ăn nhưng vài trường hợp đau không liên quan gì đến bữa ăn, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau âm ỉ có khi kéo vài tháng hoặc vài ba năm. Đau có tính chất chu kỳ, một chu kỳ thường từ 1 tuần hoặc vài tuần trở lên. Kèm theo đó là các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa: nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, cảm giác đau rát ở dạ dày, đôi lúc đi cầu ra phân đen… Đó là những cảm giác bất tiện và khó chịu của người bị viêm loét dạ dày tá tràng thường xuyên phải chịu đựng.
Ảnh minh họa: Viêm loét dạ dày tái phát dai dẳng gây khó chịu…
Cần nội soi để nhận biết vị trí dạ dày bị tổn thương
Đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh có thể có những biểu hiện viêm, vị trí viêm hoặc loét khác nhau, mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ, hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, viêm tá tràng hoặc loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm. Nếu không chữa kịp thời dứt điểm, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương nặng nề dẫn đến hệ quả tất yếu là bệnh nhân sẽ bị viêm loét dạ dày, tá tràng mãn tính.
“Gánh nặng” của niêm mạc dạ dày
Bắt đầu từ một đợt cấp, có thể doNhiễm khuẩn HP (HelicobacterPylori) hoặc ngộ độc thức ăn và các thuốc kháng viêm được coi là yếu tơ nguy cơ quan trọng nhất làm tăng lực tấn công lên ” hàng rào” bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, người bị loét dạ dày tá tràng lâu ngày thường gầy, da xanh, niêm mạc nhợt khi đi nội soi. Thói quen của chúng ta là uống kháng sinh, hoặc các loại thảo dược có thể cắt cơn đau dạ dày và giảm nhanh các triệu chứng chỉ cần “đỡ là thôi” nhưng triệu chứng giảm không có nghĩa là niêm mạc dạ dày hoàn toàn bình phục!.
Video đang HOT
Trong khi đó ngày nào cũng phải tiếp xúc với thức ăn, chất kích thích, thậm chí đồ ăn nhiễm khuẩn, niêm mạc dạ dày có thể kích ứng và tái phát viêm bất cứ khi nào. Điều đó giải thích tại sao bệnh cứ dai dẳng tái phát. Nguy hiểm hơn sự tổn thương viêm nhiễm niêm mạc dạ dày lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng như: thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa thậm chí là ung thư dạ dày – căn bệnh chiếm vị trí hàng đầu trong các loại ung thư đường tiêu hóa.
Bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách nào?
Tinh chất nghệ như một thành phần không thể thiếu trong những bài thuốc chữa căn bệnh viêm loét dạ dày do có công dụng chống viêm, thu gọn những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm và hoạt tính chống loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa.
Trong nghệ tươi chỉ chứa 0,3% curcumin, là thành phần chính quyết định tác dụng phòng và chữa bệnh kỳ diệu của nghệ. Để đạt hiệu quả tốt nhất, các nhà khoa học khuyên dùng đủ liều 12g curcumin tương đương 4kg nghệ, đây là điều khó thực hiện buộc mọi người phải nghĩ đến giải pháp khác hơn là ăn nghệ tươi hàng ngày.
Việc sử dụng trực tiếp viên nang Curcumin đã được bào chế thì gặp phải vấn đề không tan trong nước (độ tan 0,001%), lại dễ bị chuyển hóa nhanh nên theo các nghiên cứu chỉ 7-10% curcumin hấp thu vào máu và sinh khả dụng chỉ đạt 9-10%.
Khi Y học phát triển các nhà khoa học Italia đã cho ra đời công nghệ Curcumin Phytosome (Meriva) mà theo nghiên cứu lâm sàng đã đưa ra sự ưu việt của hoạt chất này: Làm tăng hấp thu hiệu quả điều trị của curcumin lên 31,5 lần so với curcumin dạng thông thường. Các thử nghiệm tiến hành trên 106 người tình nguyện cho thấy rằng, không có phản ứng phụ nào được ghi nhận khi dùng curcumin phytosome với liều 1,2g/ ngày trong vòng 18 tháng.
Bên cạnh dùng Meriva (Curcumin Phytosome) người viêm loét dạ dày nên dùng kết hợp với Dạ cẩm. Theo kinh nghiệm dân gian của đồng bào Tày sử dụng cây Chạ khẩu cắm mà ta gọi là Dạ cẩm để chữa bệnh loét dạ dày, lở loét ngoài ra, chữa vết thương chóng làm lên da non rất hiệu quả. Dựa trên cơ sở tác dụng này, năm 1962 bệnh viện Lạng sơn đã dùng Dạ cẩm chữa loét dạ dày với tác dụng giảm đau trung hòa acid trong dạ dày, bớt ợ chua làm vết loét se lại.
Sự ra đời của hoạt chất Curcumin Phytosome kết hợp với Dạ cẩm như một sự đột phá lớn trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mãn tính, giúp tái tạo niêm mạc, làm lành các vị trí đang bị tổn thương trên niêm mạc dạ dày, làm liền nhanh ổ loét, giúp người bệnh hướng tới hỗ trợ chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả, giảm tối đa nguy cơ tái phát.
Theo autodaily
Công dụng của lá khôi tía đối với bệnh dạ dày
Theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 7% đến 10% dân số Việt Nam bị viêm loát dạ dày tá tràng. Theo kinh nghiệm dân gian cũng như các nghiên cứu khoa học, lá Khôi tía hiện đang là một loại thảo dược quý có tác dụng tốt cho người đau dạ dày. mang lại nhiều kết quả khả quan và được nhiều người bệnh tin tưởng.
Theo Đông y, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là do tình chí bị kích thích, can khí uất kết, mất khả năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị, gây nên các chứng đau, ợ hơi, ợ chua... Bên cạnh đó, việc ăn uống thất thường làm tỳ vị bị tổn thương, mất khả năng kiện vận, hàn tà nhân đó xâm nhập gây khí trệ, huyết ứ sinh ra các cơn đau cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau vùng thượng vị, đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng và xuyên ra sau lưng hoặc đau lan sang bên phải. Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị...
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm loét dạ dày tá tràng sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, loét xuyên thấu dính dạ dày, ung thư nửa mô dạ dày.
Theo kinh nghiệm trong dân gian cũng như các nghiên cứu khoa học, lá khôi tía là một loại thảo dược quý có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả.
Lá Khôi tía là một bộ phận của cây Khôi tía có chứa các thành phần chính là tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Nhờ cơ chế này, lá Khôi tía đặc hiệu quả trong điều trị dạ dày tá tràng, làm giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, tá tràng nhanh chóng, giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu khoan khoái, nhẹ bụng. Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá khôi tía không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Nước sắc lá khôi tía có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP rất hiệu quả. Tác dụng ức chế này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị loét dạ dày tá tràng.
Đặc biệt, lá Khôi tía kết hợp với các dược liệu như nghệ vàng, ô tặc cốt, hồi đầu thảo, phục linh, ý dĩ, sa nhân, cam thảo... có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính; giúp giảm nhanh các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị; giúp bổ tỳ vị, tăng cường chức năng hệ tiêu hoá.
Bệnh cạnh đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý trong ăn uống như ăn nhiều bữa, nhai kỹ; khi đau nên ăn nhẹ, ăn lỏng, uống nhiều nước; không ăn những chất dễ kích thích và không hút thuốc lá.
Theo TPO
Phương thuốc hữu hiệu điều trị tăng tiết axít dạ dày Tăng tiết axít có thể tấn công dạ dày của bạn bất cứ lúc nào. Nó dễ dàng được nhận thấy bởi sự khó chịu ở ngực và thường gây các triệu chứng không điển hình như ợ chua, đau bụng, nuốt khó... Nếu bạn gặp các triệu chứng này thường xuyên, hãy tham khảo một số biện pháp khắc phục đơn giản...