Viêm lộ tuyến cổ tử cung tái tạo có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết ra sao?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung tái tạo là một trong những tình trạng bệnh phụ khoa khiến nhiều chị em ngán ngẩm và chán nản.
Bệnh có nguy hiểm không, dấu hiệu nhận biết ra sao, lưu ý gì khi điều trị,… là những câu hỏi điển hình của người bệnh. Để giải đáp chính xác nhất những vấn đề này, các bạn đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây.
Niêm mạc cổ tử cung (CTC) được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là các tế bào tuyến (có nhiệm vụ sản xuất dịch tiết âm đạo và khi bị viêm nhiễm, tế bào tuyến có thể lộ ra mặt ngoài CTC) và lớp biểu mô lát tầng.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa nếu bạn bị viêm lộ tuyến cổ tử cung và được điều trị khỏi thì các tế bào biểu mô lát tầng mới sẽ dần tái tạo lại. Không những vậy, các tế bào tuyến khỏe mạnh sẽ được hình thành và thay thế cho các tế bào cũ bị viêm nhiễm.
Tuy nhiên, trong quá trình tái tạo, nếu cổ tử cung bị tác động bởi bất kỳ một yếu tố nào đó chẳng hạn như lại có sự xâm nhập của nấm, vi khuẩn hay trùng roi,… thì nguy cơ viêm nhiễm sẽ quay trở lại và được gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung tái tạo.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung tái tạo rất nguy hiểmDấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung tái tạo như thế nào?
Các chuyên gia y tế cho biết viêm lộ tuyến cổ tử cung tái tạo xuất hiện do tử cung bị kích thích trong quá trình tái tạo. Thông thường sau khi điều trị khỏi viêm lộ tuyến CTC, bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Thế nhưng, một chút lười biếng hoặc vệ sinh không đúng cách, có thói quen thụt rửa âm đạo có thể “mở đường” lại cho các mầm mống gây bệnh tấn công.
Hơn nữa, ít nhất 1 tháng sau khi bệnh viêm lộ tuyến CTC được chữa khỏi, chị em cần chú ý kiêng cữ, nhất là trong chuyên quan hệ tình dục để giúp CTC nhanh chóng phục hồi sau tổn thương. Tuy nhiên, không ít người phớt lờ điều này và vẫn duy trì đời sống chăn gối vợ chồng, giao hợp thô bạo khiến cho vùng kín bị tổn thương và tạo điều kiện cho mầm mống bên ngoài di chuyển từ âm đạo vào CTC và gây ra viêm nhiễm.
Tùy vào từng cấp độ, triệu chứng bệnh sẽ tương đối khác nhau, cụ thể là:
Viêm lộ tuyến tái tạo độ 1: Khi vùng bị tổn thương chiếm diện tích bề mặt CTC, chị em sẽ thấy cơ thể xuất hiện một số biểu hiện như khí hư ra nhiều, khí hư vón cục, có mùi hôi khó chịu, ngứa vùng kín, rối loạn kinh nguyệt. Viêm lộ tuyến tái tạo độ 2: Đến giai đoạn thứ 2, các biểu hiện ở thời điểm độ 1 sẽ rõ ràng hơn trông thấy. Bên cạnh đó, các bạn sẽ có hiện tượng đau khi quan hệ tình dục, xuất huyết âm đạo bất thường. Viêm lộ tuyến tái tạo độ 3: Tình trạng đau nhức vùng chậu, đau rát khi đi tiểu, chảy máu khi quan hệ, cơ thể mệt mỏi,… là những dấu hiệu điển hình sẽ xuất hiện khi vùng lộ tuyến chiếm tới 2/3 diện tích cổ tử cung.
Có thể thấy dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung tái tạo gần như giống hoàn toàn với triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung thông thường. Do đó, ngay sau khi kết thúc quá trình điều trị ban đầu chị em cần phải đặc biệt chú ý đến vùng kín cũng như tình trạng sức khỏe của mình. Nếu như các triệu chứng kể trên ồ ạt “lộ diện”, các bạn cần đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
Khí hư ra nhiều là một trong những biểu hiện cảnh báo bệnhViêm lộ tuyến cổ tử cung tái tạo có nguy hiểm không? Có biến chứng gì?
Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời đúng cách, các tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn có thể tấn công sang các khu vực lân cận và gây viêm nhiễm buồng trứng, viêm nội mạc cổ tử cung hoặc viêm tắc vòi trứng. Đây đều là những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, về lâu dài sẽ dẫn đến hiếm muộn, vô sinh.
Nhẹ hơn một chút, chính vì bệnh gây ra sự khó chịu ở vùng kín do huyết trắng ra nhiều, ngứa âm đạo, huyết trắng có mùi khiến cho nhiều chị em mặc cảm, mất tự tin khi giao tiếp. Đặc biệt, bệnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng “cuộc yêu”, giảm ham muốn từ đó có thể làm cho tình cảm vợ chồng đi xuống.
Đối với trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung tái tạo khi mang thai, các mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý. Theo các chuyên gia sản phụ khoa, tình trạng này có thể để lại tác động không nhỏ cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Bệnh nếu không được xử lý đúng cách sẽ đẩy người mẹ phải đối mặt với hiện tượng sảy thai, sinh non, viêm màng ối, thai bị dị tật sau sinh,…
Chắc hẳn với thông tin trên, chị em phần nào mường tượng được mức độ nguy hiểm của bệnh viêm lộ tuyến CTC tái tạo. Nhưng mọi người đừng vội hốt hoảng, lo lắng bởi bệnh có thể được điều trị dứt điểm nếu như tìm đúng phương pháp và tìm đúng bác sĩ.
Bệnh có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọngLưu ý khi lựa chọn phương pháp điều trị bệnh
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung hay bất kể bệnh phụ khoa nào khác như viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm cổ tử cung,… đều dễ tái phát. Khi ấy, khi chọn phương pháp khám mọi người cần nhớ những điều quan trọng dưới đây:
Khám chữa bệnh ở những địa chỉ uy tín, chất lượng như bệnh viện phụ sản Hà Nội, bệnh viện phụ sản Trung Ương, bệnh viện Từ Dũ (Tp.hcm) hoăc những nhà thuốc Đông y có tiếng như Đỗ Minh Đường, Trung tâm sản phụ khoa Đông y Việt Nam.Các bạn có thể chữa viêm lộ tuyến CTC tái tạo bằng thuốc Tây nhưng lưu ý cần làm đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc Tây thường được khuyến cáo không lạm dụng và nguy cơ tái phát vẫn rất cao vì thế chị em cần cân nhắc và tìm hiểu để chọn lựa đúng loại thuốc mình cần.Có thể một số phương pháp ngoại khoa như áp lạnh, đốt điện dùng dao leep sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng việc can thiệp tử cung bằng thiết bị y tế quá nhiều lần sẽ để lại tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt với những người đang có nhu cầu sinh con, tái đi tái lại việc điều trị bệnh bằng cách sử dòng điện cao tần hoặc hơi lạnh ở nhiệt độ – 50 độ C thường không được khuyến cáo.Thuốc Đông y sẽ là sự lựa chọn hiệu quả cho chị em, kể cả những phụ nữ đang mang thai nếu mọi người tìm được bài thuốc an toàn, chất lượng đến từ những phòng chẩn trị y học cổ truyền uy tín.Trong quá trình điều trị bệnh, mọi người cần nhớ kiêng khem cẩn thận theo đúng chỉ định của bác sĩKể cả khi bệnh đã khỏi, các bạn cũng không được chủ quan. Ít nhất 1 tháng sau khi bệnh biến mất, mọi người cần tránh quan hệ tình dục hoặc nếu có quan hệ thì chú ý nhẹ nhàng, không thô bạo và nhớ vệ sinh vùng kín sạch sẽ vùng kín trước, sau khi “ân ái”. Việc chú ý chế độ ăn uống cũng là điều chị em nên nâng cao để tăng cường sức khỏe, ngăn chặn bệnh trở lại.
Như vậy, viêm lộ tuyến cổ tử cung tái tạo có thể được coi là một trong những mối đe dọa đối với sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Chính vì thế, hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn sẽ trang bị được cho bản thân những kiến thức cơ bản về bệnh để có biện pháp phòng tránh và điều trị hợp lý.
Theo Soytebackan
Nhóm bệnh phụ khoa phổ biến chị em phụ nữ 'dễ mắc như chơi'
Bệnh phụ khoa là những bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục nữ như âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng,...
Bệnh phụ khoa thuật ngữ được dùng để chỉ các bệnh liên quan đến các bộ phận thuộc cơ quan sinh dục phụ nữ, đó có thể là cổ tử cung, âm hộ, ống dẫn trứng, buồng trứng hay tử cung.
Bị mắc bệnh phụ khoa có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường ngày, đên đời sống vợ chồng và ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe sinh sản. Nếu như bệnh không được phát hiện và có can thiệp y tế kịp thời thì chị em có thể mất đi khả năng làm mẹ và thậm chí còn có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Dưới đây là những bệnh phụ khoa phổ biến mà phụ nữ thường mắc phải:
1. Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là hiện tượng viêm nhiễm, mưng mủ hoặc bị lở loét bên trong cổ tử cung của phụ nữ. Bệnh hình thành do sự tấn công từ những loại ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn.
2. Viêm âm hộ - âm đạo
Viêm âm đạo - âm hộ là tình trạng âm đạo bị viêm do bị nhiễm vi khuẩn, trùng roi hay bị nấm.
Bệnh xuất hiện do cơ quan sinh dục không được vệ sinh đúng cách hoặc bị dị ứng với những dung dịch dùng để vệ sinh vùng kín hoặc do các hóa chất từ các dung dịch tẩy rửa quần áo,.. Ngoài ra cũng có thể do quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo.
3. Viêm buồng trứng
Viêm buồng trứng là bệnh do buồng trứng bị viêm nhiễm. Bệnh gây ra sự suy giảm những chức năng của buồng trứng ví dụ như: thụ thai, phóng noãn, kích thích trứng phát triển, rụng trứng,...
Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của phụ nữ, điển hình là vô sinh và hiếm muộn.
4. Đa nang buồng trứng
Bệnh đa nang buồng trứng còn có tên y học gọi là hội chứng Stein - Leventhal. Đa nang buồng trứng chính là một trong các nguyên nhân gây nên chứng hiếm muộn và vô sinh ở phụ nữ.
Bệnh có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do cơ thể bị rối loạn nội tiết tố, do di truyền hoặc kháng thể insulin tăng đột ngột.
Đa nang buồng trứng là một bệnh phụ khoa phổ biến (Ảnh: Internet)
5. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới đã trải qua quá trình sinh nở. Viêm lộ tuyến tử cung là các tổn thương ở cổ tử cung do những tế bào tuyến nằm ở vị trí bên trong ống cổ tử cung tiến triển lan ra mặt ngoài của cổ tử cung.
Đa số những ca mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung thường không có các biểu hiện cụ thể rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Không chỉ những bệnh phụ khoa trên mà tất cả các bệnh phụ khoa khác đều cần được phát hiện và điều trị sớm để không ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe người bệnh
Theo Afamily
Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng 3 cách phổ biến hiện nay Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng cách nào được đánh giá là hiệu quả, an toàn? Quan trọng là phù hợp với mọi đối tượng người bệnh? Để tìm hiểu, mời các bạn đọc ngay bài viết dưới đây và có được câu trả lời chính xác nhất. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những căn bệnh...