Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là một bệnh mãn tính có đặc tính là viêm ở da (vảy nến) và xương khớp. Nó cũng có thể gây viêm những vùng khác như mắt, tim, phổi và thận. Bệnh thường xảy ra sau tuổi 40, bất kể đàn ông hay phụ nữ.
Sau đây là một số liệu pháp hỗ trợ cho việc điều trị căn bệnh này.
Ảnh minh họa Internet.
Video đang HOT
Dầu cá: Theo tiến sĩ Eric L.Matteson thuộc Bệnh viện Mayo (Mỹ), dầu cá có thể giảm các protein tham gia vào quá trình gây viêm. Ông đề nghị dùng 2.000-3.000 mg mỗi ngày. Tiến sĩ Guy Fiocco thuộc Trung tâm khoa học sức khỏe A&M Texas cho biết người Eskimo có tỷ lệ viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến thấp hơn các nhóm dân số khác một phần nhờ chế độ ăn uống chứa nhiều a-xít eicosapentaenoic, tức dầu cá.
Châm cứu: Tiến sĩ Matteson cho biết liệu pháp châm cứu đã được sử dụng cho tất cả các loại bệnh viêm khớp, kể cả viêm khớp vảy nến. Một số người nói rằng châm cứu giúp họ giảm đau. Kết quả tốt nhất được ghi nhận ở một số khu vực biệt lập, chẳng hạn như viêm khớp đầu gối.
Củ nghệ: Là thành viên của họ gừng, loại gia vị này có thể xoa dịu một số triệu chứng của bệnh viêm khớp vảy nến. Đó có thể là do nghệ có tác dụng giảm một số protein gây viêm nhất định, theo ông Matteson.
Đông dược: Một số loại thảo dược thường dùng trong y học phương Đông có tác dụng tích cực đối với bệnh nhân viêm khớp. Chẳng hạn, cây lôi công đằng (tên khoa học là Tripterygium Wilfordii) được cho là có tác dụng kháng viêm.
Vitamin D: Một nghiên cứu được công bố trong năm nay cho thấy việc thiếu vitamin D thường xảy ra ở bệnh nhân viêm khớp vảy nến. Một nghiên cứu khác được thực hiện trên 10 bệnh nhân cho thấy 7 người hấp thụ vitamin D giảm được đau khớp, nhưng không có nhóm đối chứng. Thế nên cần nghiên cứu thêm để xác định tác dụng của vitamin D đối với bệnh nhân viêm khớp vảy nến.
L-carnitine: Bắt nguồn từ một a-xít amin, carnitine có liên quan đến quá trình chuyển hóa chất béo và được tìm thấy trong tất cả các tế bào của cơ thể. Những người lành mạnh thường sản xuất đủ carnitine cho chính mình. Có ý kiến cho rằng nó có thể giúp ích cho bệnh nhân viêm khớp vảy nến, nhưng cũng như vitamin D, điều này vẫn cần được chứng minh chắc chắn hơn.
Theo SKDS
Bệnh cứng cổ
"Tôi năm nay 46 tuổi. Gần đây rất khó quay đầu, cổ cứng, mỗi khi quay rất đau, ngủ dậy hay bị vẹo cổ. Tôi bị làm sao?".
Đáp:
Các bác sĩ khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai, cho hay vẹo cứng cổ, thấy đau khi quay cổ có thể do bạn bị chèn ép dây thần kinh cổ nếu ngủ nằm gối quá cao. Loại bỏ nguyên nhân này, và triệu chứng trên thường xuyên diễn ra, thì khả năng bạn dễ bị thoái hóa đốt sống cổ. Đây là bệnh lý ở các đốt sống cổ, thường gặp ở người trung niên, cao tuổi, người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao.
Triệu chứng bệnh rất đa dạng như: đau vùng cổ lan dần xuống bả vai, cánh tay, cẳng tay, tê tay, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, có khi gây liệt nửa người. Muốn chẩn đoán chính xác dựa vào chụp MRI.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiện nay có thể dùng vật lý trị liệu (xoa bóp vùng cổ, chiếu tia hồng ngoại, sóng siêu âm, kéo cột sống cổ, châm cứu) dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Theo SKDS
9 cách giảm đau lưng 80% phụ nữ phải đối mặt với các cơn đau lưng khi mang bầu. Bạn có thể hạn chế triệu chứng khó chịu này bằng những giải pháp vàng dưới đây. 1. Tư thế đứng và ngồi thẳng lưng Bụng bầu khiến trọng lực của cơ thể bạn dồn về phía trước, đáy lưng bị võng khiến các cơ lưng chùng đau. Tập...