Viêm khớp thái dương hàm nên dùng thuốc gì?
Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý về khớp thường gặp ở người trên 50 tuổi. Những triệu chứng của bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống nên bệnh cần được điều trị sớm và phù hợp.
Sinh lý bệnh viêm khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm là một khớp di động nằm ở vị trí 2 bên thái dương, đóng vai trò như bản lề, nối phần xương sọ và xương hàm dưới. Sự di động của khớp thái dương hàm giúp hàm dưới nâng lên, hạ xuống, từ đó cho phép bạn nói và ăn được dễ dàng.
Viêm khớp thái dương hàm thường xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam, với các triệu chứng đặc trưng như:
Đau hoặc cứng hàm
Đau 1 bên hoặc cả 2 bên khớp thái dương hàm
Đau nhức tai và vùng xung quanh tai
Khó nhai và đau khi nhai
Đau nhức mặt
Khó mở hoặc khép miệng
Cấu trúc giải phẫu khớp thái dương hàm
Diễn tiến của bệnh chưa được biết đến rõ ràng. Phần lớn các trường hợp viêm khớp thái dương hàm có biểu hiện bệnh nhẹ. Những biểu hiện này có thể cải thiện dần hoặc biến mất hoàn toàn theo thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên cũng có những trường hợp viêm tiến triển nặng và người bệnh chuyển sang tình trạng đau mạn tính.
Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm
Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm không được biết đến rõ ràng. Chấn thương xương hàm hoặc khớp thái dương hàm có thể là nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng này. Ngoài ra, một số tình trạng bệnh lý khác hoặc thói quen cũng có thể dẫn đến sự hình thành và phát triển bênh:
Viêm khớp: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn
Video đang HOT
Mòn khớp do thoái hóa khớp
Thói quen nghiến răng: thói quen này sẽ tạo áp lực lớn và liên tục lên khớp thái dương hàm
Dị tật cấu trúc hàm bẩm sinh
Răng mọc lệch hoặc do can thiệp nha khoa: nhổ răng hàm, nhổ răng khôn,…
Viêm khớp nói chung, thoái hóa khớp có thể là nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm
Chẩn đoán viêm khớp thái dương hàm như thế nào?
Viêm khớp thái dương hàm có thể khó để chẩn đoán. Ban đầu bạn có thể được chỉ định khám nha khoa hoặc chuyên khoa tai – mũi – họng. Bác sĩ có thể quan sát hàm của bạn để kiểm tra tình trạng sưng hoặc cứng vùng này. Ngoài ra bạn có thể được chỉ định làm một số biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng.
Chụp X-quang hàm
Chụp CT hàm để quan sát xương hàm và khớp
Chụp MRI hàm để phát hiện những vấn đề liên quan đến cấu trúc hàm
Phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm
Điều trị triệu chứng:
Để giảm đau khớp và đau các cơ, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc các thuốc giảm đau chống viêm không steroid như: ibuprofen, diclofenac, meloxicam,… hoặc áp dụng một số biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp cơ hoặc chiếu đèn hồng ngoại
Sử dụng thuốc giảm đau giúp giảm triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm
Điều trị nguyên nhân
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể được điều trị bằng những phương pháp khác nhau.
Nếu bệnh viêm khớp thái dương hàm không tìm được nguyên nhân hoặc nguyên nhân do thoái hóa khớp, không có điều trị đặc hiệu. Biện pháp điều trị cơ bản vẫn là điều trị triệu chứng.
Ngoài ra người bệnh cũng nên áp dụng một số biện pháp tự chăm sóc nhằm giảm triệu chứng bệnh hoặc ngăn hình thành bệnh
Ăn đồ ăn mềm
Chườm lạnh vùng đau
Giảm vận động hàm
Tránh nhai keo cao su và đồ ăn cứng, dai
Áp dụng các bài tập để cải thiện khả năng vận động của hàm
Hỗ trợ điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng thuốc xương khớp Đông y thế hệ 2
Thuốc xương khớp Đông y thế hệ 2 với đặc tính bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, mang lại hiệu quả điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, cứng khớp. Do đó thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm khớp thái dương hàm, ngăn ngừa bệnh tiến triển và tái phát. Bên cạnh đó, thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nên an toàn khi dùng kéo dài mà không lo ngại về tác dụng không mong muốn.
7 lợi ích tuyệt vời của nước ép dứa
Dứa (còn gọi là thơm) là một loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với mọi người.
Trái dứa là một loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với mọi người và có nhiều lợi ích cho sức khỏe - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là một số lợi ích dựa trên nghiên cứu khoa học của nước ép dứa, theo Health Line.
1. Giàu chất dinh dưỡng
Nước ép dứa rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó đặc biệt chứa nhiều mangan, đồng, các vitamin B6 và C - tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể bạn.
2. Chứa các hợp chất bổ sung có ích
Nước ép dứa rất giàu chất chống ô xy hóa, giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị tổn hại và bệnh tật. Nó cũng chứa bromelain - một nhóm enzyme có thể làm giảm viêm, cải thiện tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch.
3. Giảm viêm
Như đã nói trên, nước ép dứa có chứa bromelain - nhóm enzyme có thể giúp giảm viêm do chấn thương, thương tích, phẫu thuật, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp. Nhưng, theo các nhà nghiên cứu, cần tiến hành nghiên cứu thêm về tác dụng trực tiếp của nước dứa với chứng viêm.
4. Tăng cường khả năng miễn dịch
Một số nghiên cứu cho thấy nước dứa góp phần tăng cường khả năng miễn dịch. Nó cũng có thể giúp tăng hiệu quả của kháng sinh. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm trước khi đi đến một kết luận chắc chắn về vấn đề này, theo Health Line.
5. Hỗ trợ tiêu hóa
Chất bromelain trong nước dứa có tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa, bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn gây tiêu chảy có hại, và giảm tình trạng viêm ở những người bị rối loạn viêm ruột.
6. Củng cố sức khỏe tim
Một số nghiên cứu gắn kết bromelain được tìm thấy tự nhiên trong nước ép dứa với các dấu hiệu cải thiện sức khỏe tim, theo Health Line.
7. Có thể chống ung thư
Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy rằng lượng bromelain đậm đặc có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại ung thư. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa rõ liệu nước ép dứa có mang lại lợi ích tương tự ở người hay không.
Một số khuyến cáo
Nước ép dứa có ít chất xơ nhưng nhiều đường, và uống quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân hoặc bệnh tật. Thức uống này cũng có thể tương tác với thuốc và gây ra chứng ợ nóng hoặc trào ngược ở một số người, theo Health Line.
Bỗng dưng ngón tay thành "cò súng" Bạn đọc Võ Tín (TP HCM) hỏi: Lâu nay bàn tay tôi đang bình thường nhưng mới đây bỗng dưng một ngón áp út co gập lại, vuông góc nửa ngón, duỗi thẳng không được, nhiều người cho là ngón tay bị "cò súng". Xin hỏi cách chữa trị tình trạng này? Ảnh minh họa Bác sĩ chuyên khoa I Mai Phước Vĩnh,...