Viêm gan do rượu tăng cao trong đại dịch
CNN ngày 26.10 dẫn một báo cáo cho thấy số người được ghép gan hoặc được đưa vào danh sách chờ để ghép gan vì viêm gan do lạm dụng rượu tăng cao hơn 50% so với trước đại dịch.
Viêm gan do rượu là tình trạng thường phát triển sau nhiều năm uống nhiều rượu, nhưng nó cũng có thể phát triển sau một thời gian ngắn nếu uống quá nhiều. Gan của những người này sẽ ngừng xử lý rượu và thay vào đó tạo ra các chất có độc tính cao gây viêm. Tình trạng viêm có thể giết chết các tế bào gan khỏe mạnh, tạo ra tổn thương không thể phục hồi cho gan và bệnh nhân có thể phải ghép gan để sống tiếp.
Minh họa 3D tổn thương ở gan . SHUTTERSTOCK
Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học của Đại học Michigan (Mỹ) đã so sánh số lượng thực tế những người mới được đưa vào danh sách cấy ghép nội tạng của Mỹ từ tháng 3.2020 – 1.2021 với con số dự kiến dựa trên dữ liệu trước đại dịch. Họ cũng xem xét hồ sơ bán lẻ rượu hằng tháng trên toàn nước Mỹ từ tháng 1.2016 đến năm 2021.
Từ tháng 3.2020 – 1.2021 đã có thêm 51.488 người được đưa vào danh sách chờ ghép gan và 32.320 ca ghép gan đã được thực hiện vì viêm gan do rượu. Số lượng người ghép gan vì các lý do khác ngoài bệnh viêm gan do rượu vẫn giữ nguyên như trước đại dịch.
Kết quả được công bố trên chuyên san JAMA Network Open cho thấy có mối tương quan giữa sự gia tăng số người trong danh sách chờ ghép gan vì viêm gan do rượu và sự gia tăng doanh số bán lẻ rượu trong thời kỳ đại dịch. Nghiên cứu cũng ghi nhận doanh số bán rượu tăng mạnh bắt đầu từ tháng 3.2020 và giữ ở mức cao tương tự trong khoảng thời gian còn lại của năm.
Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng đáng báo động về sự gia tăng bệnh nhân viêm gan do lạm dụng rượu trong thời kỳ đại dịch, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc can thiệp sức khỏe cộng đồng đối với thực trạng này.
Video đang HOT
Bạn uống đủ nước chưa và có bệnh gì, nhìn màu nước tiểu là biết
Nếu bạn tự hỏi liệu mình uống đủ nước hay chưa, hãy nhìn màu nước tiểu, cách này cũng giúp phát hiện nhiều vấn đề sức khỏe.
Bạn thường thấy màu nước tiểu sau khi thức dậy vào buổi sáng đậm hơn vào thời điểm trước khi bạn đi ngủ. Đó là điều bình thường. Màu sắc của nước tiểu thay đổi trong ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lượng nước chúng ta uống, loại thuốc ta đang sử dụng, thực phẩm chúng ta ăn...
Màu sắc nước tiểu có thể cảnh báo chúng ta một số bệnh như tiểu đường, viêm gan hoặc nhiễm trùng.
Chú ý đến màu sắc nước tiểu để điều chỉnh lượng nuốc uống và nhận biết tình trạng sức khỏe.
Nước tiểu màu nâu sẫm: Sức khỏe đang có vấn đề
Các vấn đề mà bạn có thể đang đối mặt gồm:
Cơ thể bạn đang mất nước nghiêm trọng, nên uống nhiều nước hơn. Hơn nữa, có vẻ như bạn đang tiêu thụ các chất độc hại, hãy hạn chế chúng.
Bạn đang mắc một số bệnh về gan hoặc các bệnh về rối loạn chuyển hóa.
Nếu nước tiểu thường xuyên có màu nâu sẫm, bạn nên đi khám để xác định xem có máu trong nước tiểu hay không và đánh giá tình trạng sức khỏe một cách kịp thời, chính xác nhất.
Nước tiểu màu hơi đỏ hoặc hồng
Bạn đã ăn quả việt quất hoặc củ cải đường? Nếu không thì đây có thể là dấu hiệu tiểu ra máu, bạn nên đi khám.
Nước tiểu có màu hơi đỏ cũng có thể là do khối u trong đường tiết niệu và nó cần được loại trừ càng sớm càng tốt.
Nước tiểu màu hổ phách nhạt
Đây là màu sắc bình thường nhất của nước tiểu, chứng tỏ bạn đang uống đủ nước và không có vấn đề về sức khỏe.
Nước tiểu màu mật ong
Bạn nên uống nhiều nước hơn, cơ thể bạn đang mất nước.
Nước tiểu trong suốt hoặc rất trong
Bạn đang uống quá nhiều nước. Cũng có thể bạn mắc một số rối loạn liên quan đến bệnh tiểu đường.
Nước tiểu màu màu xanh lá cây hoặc xanh lam
Bạn có thể đang mắc các bệnh về nhiễm trùng, với sự hiện diện của một số vi khuẩn trong đường tiết niệu; hoặc thuốc bạn đang uống đã khiến màu sắc nước tiểu thay đổi.
Uống nước đúng cách để bảo vệ sức khỏe
Điều quan trọng là phải biết rõ mình nên uống bao nhiêu nước. Thông thường, nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Lượng nước có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Vận động thể chất, điều kiện khí hậu...
Bạn không nên uống quá nhiều nước vì có thể làm giãn bàng quang quá mức, gây ra những hậu quả tiêu cực về sau
Việc đi tiểu khoảng bảy lần vào ban ngày và một lần vào ban đêm là điều bình thường. Lượng nước tiểu mỗi lần có thể khoảng 300 ml.
Chất thải y tế và sức khỏe cộng đồng Rác thải y tế đã và đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội nói chung và của ngành y tế, môi trường nói riêng. Chất thải y tế tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro lây nhiễm các mầm bệnh hoặc gây nguy hại cho người bệnh, nhân viên y tế, công nhân vệ sinh môi trường thu gom, vận...