Viêm gan B có thể tiến triển thành ung thư gan?
Hỏi: Nhiều bệnh nhân ung thư gan có tiền sử viêm gan B. Bác sĩ có thể cho biết nguy cơ tiến triển thành ung thư gan của bệnh nhân viêm gan B? Nguyễn Đình Mạnh (phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Đáp: Người mắc bệnh viêm gan B có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần so với người không mắc. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 70% số trường hợp tử vong do viêm gan B là vì ung thư gan tiến triển. Đây cũng là dạng ung thư thường gặp ở nước ta.
Người bị viêm gan B mạn tính nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể bị các bệnh lý về gan khác như xơ gan, suy gan… Nếu bị viêm gan B cấp tính thì người bệnh cần được theo dõi thêm. Trong khi đó, nếu bị nhiễm kéo dài trên 6 tháng thì người bệnh cần được điều trị ngay.
Nước ta có tỷ lệ mắc viêm gan B cao. Ước tính cứ 8 người Việt Nam có 1 người mắc viêm gan B mạn tính; lây từ mẹ sang con là đường lây truyền phổ biến nhất. Ngoài ra, vi rút viêm gan B có thể lây lan qua đường máu, quan hệ tình dục hoặc các chất dịch cơ thể khác. Thông thường, người bị viêm gan B sẽ gặp phải một số dấu hiệu như đau bụng, nước tiểu có màu sẫm, sốt, đau khớp, cơ thể mệt mỏi, có cảm giác chán ăn…
Hiện đã có vắc xin phòng bệnh viêm gan B, do vậy, người dân cần chủ động tiêm vắc xin để tránh những hậu quả đáng tiếc. Với những người đã mắc bệnh, cần tiến hành thăm khám thường xuyên để điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Người đàn ông 60 tuổi mắc viêm gan B hơn 30 năm vẫn khỏe mạnh nhờ 3 nguyên tắc sống đơn giản này
Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà bất kì ai cũng có thể mắc phải. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan đe dọa đến tính mạng con người.
Những năm gần đây, tỉ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan ngày càng cao. Bộ ba căn bệnh viêm gan - xơ gan - ung thư gan trở thành mối hiểm họa đe doạ nghiêm trọng đến sức khỏe, thể chất và tinh thần của người bệnh.
Có 30% trong số những bệnh nhân mắc viêm gan chuyển thành xơ gan và ung thư gan. Một khi bị xơ gan, chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, còn hậu quả của ung thư gan lại càng tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, nếu có thói quen sống lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể sống chung với căn bệnh này một cách hòa bình. QQ chia sẻ về trường hợp của ông Diệp, 60 tuổi, người Trung Quốc. Ông mắc viêm gan B 30 năm nay nhưng luôn giữ được tinh thần và sức khỏe ở mức độ tốt nhất.
Kể từ khi biết mình mắc viêm gan B, ông Diệp chưa từng từ bỏ quyết tâm chữa trị căn bệnh này. Thường ngày ông đều uống thuốc đúng giờ, không uống rượu, không hút thuốc. Chớp mắt đã 30 năm qua đi nhưng tình trạng sức khỏe của ông vẫn vô cùng ổn định. Bác sĩ điều trị cho ông cho biết, sở dĩ bệnh tình của ông tiến triển tốt là do chính tâm lý chưa từng bỏ cuộc của ông.
Theo các bác sĩ Trung Quốc, bệnh nhân viêm gan B như ông Diệp hoàn toàn có thể "chung sống hòa bình" với virut viêm gan B, không sợ bệnh tiến triển xấu nếu giữ vững 3 nguyên tắc sống đơn giản này:
1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Viêm gan B gây ra do virut HBV (Hepatitis B Virut). Đây là loại virut có hình cầu, vỏ bao quanh của HBV là lipoprotein có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg. Virut HBV có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tháng. Ngay sau khi vào cơ thể, virut HBV bắt đầu hoạt động, bám vào bề mặt gan, phá hủy và làm rối loạn hoạt động của tế bào gan, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan... Giai đoạn đầu hoạt động, virut gây bệnh viêm gan B cấp tính. Sau 6 tháng, nếu cơ thể không thể tự miễn dịch được với virut, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan và có thể chịu nhiều gánh nặng bệnh tật suốt đời.
Bệnh nhân viêm gan B cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.
Bệnh nhân viêm gan B cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để xem chức năng gan có bị tổn thương hay không, số lượng virut HBV có tăng cao không để quyết định điều trị ức chế virut hoặc điều trị hỗ trợ chức năng gan. Phần lớn bệnh nhân viêm gan B cơ bản có thể được điều trị lâm sàng sau khi được chẩn đoán bệnh. Nhưng nếu không được chữa trị đúng, viêm gan B rất có thể sẽ chuyển biến thành xơ gan và ung thư gan.
2. Thường xuyên uống trà để bảo vệ gan
Uống trà có thể giúp bổ sung chất lỏng trong cơ thể, tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Uống trà còn có lợi cho hệ tiêu hóa hấp thụ và đào thải chất dư thừa nhằm giảm tổn hại do các độc tố gây ra cho gan.
Uống trà có lợi cho hệ tiêu hoá hấp thụ và đào thải chất dư thừa nhằm giảm tổn hại do các độc tố gây ra cho gan.
Có thể bổ sung một số loại thảo dược tốt cho gan vào nước uống hằng ngày như nấm linh chi, kỷ tử, hoa cúc, cà gai leo...
3. Cải thiện lối sống sinh hoạt hằng ngày
Bệnh nhân viêm gan B cần lưu ý "3 phần chữa, 7 phần dưỡng" - tức là ngoài việc chữa trị, người bệnh cần chú ý đến thói quen sinh hoạt hằng ngày. Không nên hút thuốc, uống rượu, đây đều là những thứ vô cùng có hại cho gan. Người bị viêm gan B không nên nghĩ rằng "một lượng nhỏ rượu tốt cho sức khỏe", cách nói này không tồn tại với bệnh nhân viêm gan B. Ngoài ra cũng không nên thức khuya, đảm bảo một giấc ngủ đủ để gan được nghỉ ngơi và phục hồi.
Rượu bia, thuốc lá đều là những tác nhân gây nguy hại cho gan, đặc biệt với bệnh nhân viêm gan B.
Viêm gan B không hề đáng sợ, điều đáng sợ chính là sự thiếu hiểu biết về căn bệnh này. Khi bạn hiểu chính xác về viêm gan B, thực hiện tốt việc phòng ngừa và chữa trị đúng cách, thì viêm gan B sẽ không còn là cơn ác mộng nữa.
Thường xuyên đau nhức vai phải, người phụ nữ bất ngờ nhận kết quả ung thư Theo các bác sĩ, khi loại ung thư này phát triển đến một mức nào đó, nó sẽ xâm lấn vào cơ hoành ở bên phải. Do đó, bệnh nhân thường có triệu chứng đau vai phải. Cô Jiang, 48 tuổi, người Trung Quốc luôn cảm thấy đau nhức và khó chịu ở vai trong suốt 2 tháng qua. Lúc đầu, cô nghĩ...