Viêm da, sưng mặt vì nhuộm lông mày làm đẹp
Xu hướng nhuộm lông mày hợp màu tóc được nhiều bạn trẻ thực hiện, tuy nhiên không ít trường hợp bị viêm da, sưng mặt do nhiễm độc hóa chất.
Xu hướng nhuộm lông mày cho hợp màu tóc được nhiều bạn trẻ thực hiện, tuy nhiên đã có không ít trường hợp bị viêm da, sưng mặt do nhiễm độc hóa chất. Theo các chuyên gia, đây không phải là cách làm đẹp, thời trang, ngược lại còn gây hại sức khoẻ.
Dùng thuốc nhuộm tóc cho lông mày
Sau khi nhuộm xong tóc màu rêu, chị Nguyễn Thị Hoa (Hoàng Mai, Hà Nội) được bạn bè khuyên nên nhuộm thêm lông mày. Vì tóc màu sáng nhưng lông mày đen thì “lệch tông”, không thời trang. Nếu nhuộm màu lông mày trùng màu tóc, sẽ giúp da mặt trắng sáng và sành điệu hơn. Vì thế, để làm đẹp đồng bộ, chị chi thêm 50.000 đồng để nhuộm phần lông mày.
Thuốc nhuộm lông mày cũng chính là thuốc nhuộm tóc chị làm lần trước. Hoàn toàn không pha thêm chất gì chống dị ứng hay kiểm tra xem có phù hợp da mặt hay không. Thậm chí, để lên màu nhanh, người làm tóc còn cho thêm chất xúc tác. Sau 15 phút, lông mày chưa lên màu chị Hoa được “thợ” bôi lên thêm một lần thuốc nữa.
Tuy nhiên, do thuốc đậm đặc nên khi bôi thuốc lên lông mày, mắt chị bị cay, đỏ, hơi sưng. Chưa dừng lại đó, sau khi nhuộm khoảng 3 giờ, mắt chị trở nên sưng húp, da xung quanh lông mày nổi mẩn, ngứa. Sang đến ngày thứ hai thì da bắt đầu bong, tróc dạng vảy.
Dạo qua một số diễn đàn làm đẹp, chúng tôi được biết nhuộm lông mày đồng bộ màu tóc đang là xu hướng nhiều chị em sử dụng, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên. Tuy nhiên, không có bất kỳ chia sẻ về loại thuốc nào sẽ an toàn đối với da mặt hay mắt khi dùng cho lông mày.
Tương tự, tại cửa hàng mỹ phẩm Xuân Thủy (Bạch Mai), khi chúng tôi hỏi thuốc nhuộm lông mày, nhân viên ở đây đều lắc đầu. Họ cho biết, chỉ có sản phẩm dành cho mi mắt, còn lông mày phải dùng với tóc.
Nhuộm lông mày tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với da mắt.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư ở trẻ em
Theo chuyên gia da liễu, BS Nguyễn Thành, Viện Da liễu quốc gia, đúng là có một số người bị dị ứng khi nhuộm lông mày. Dị ứng do nhiều yếu tố như cơ địa, loại thuốc, cách thực hiện… Về cơ bản, tóc và lông mày có cấu trúc giống nhau nhưng da mặt luôn mỏng và nhạy cảm hơn da đầu. Vì thế, nguy cơ bị dị ứng khi nhuộm lông mày cũng cao hơn. Ngoài ra, thuốc nhuộm tóc thường chứa nhiều hóa chất độc hại, bao gồm cả kim loại nặng. Vì thế, khi cơ địa bị dị ứng thì nhuộm đâu cũng dễ bị dị ứng, đặc biệt là mặt.
Đồng quan điểm, BS Nguyễn Mạnh Khải, Phòng khám da liễu Hà Đông, Hà Nội cho rằng, nhuộm lông mày tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với da mắt. Biểu hiện nóng rát chỉ là bên ngoài, còn về lâu dài các chất này ngấm vào da, máu, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc nhuộm là nguyên nhân dẫn đến ung thư ở chị em.
Video đang HOT
Khi nhuộm tóc, để hạn chế tác động của thuốc, người ta thường trừ một phần chân tóc, tức không bôi sát da. Nhưng cách này không thể áp dụng với lông mày do mỏng và ngắn. Vì thế, ngoài yếu tố da mỏng và nhạy cảm thì ảnh hưởng của thuốc đến da cũng lớn hơn. Thuốc gây ra kích ứng khi dây vào mắt, hoặc bay hơi vào mắt. Còn phồng rộp da tại chỗ nhuộm là dị ứng.
“Có người thợ làm tóc cho biết, anh ta đeo dây chuyền bạc nhưng sau vài ngày đánh trắng sẽ bị xỉn trở lại. Thậm chí chủ nhà ở tầng trên cũng bị hiện tượng tương tự, dù cửa hàng đã đóng kín cửa với phần nhà ở. Điều này cho thấy không chỉ thuốc bôi trực tiếp vào da mà ảnh hưởng cả không khí xung quanh”, BS Nguyễn Mạnh Khải cho hay.
Theo Zing
Xử trí vết phỏng da do kiến ba khoang cắn
Da phồng rộp thành vệt hoặc đám, nổi mụn nước ở giữa, cảm giác rát bỏng, trẻ con có thể sốt nhẹ..., nếu nặng phải dùng thuốc kháng histamin hoặc kháng sinh.
Phòng khám da liễu Bệnh viện nhi Trung ương mỗi ngày tiếp nhận 10-20 bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, tăng nhiều so với trước. Kiến ba khoang hay kiến khoang là loài côn trùng có thân mình thon dài, hai màu đỏ và đen tạo thành các khoang đen - vàng cam xen kẽ. Trong dân gian, chúng có rất nhiều tên gọi khác nhau như kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít.
Loài kiến này thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, cỏ mục, bãi rác thải, công trình đang xây dựng... Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và rất thích ánh sáng đèn ban đêm. Sau những cơn mưa, nước ngập không còn nơi cư trú, chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào khăn mặt, quần áo, giường chiếu chăn màn. Kiến ba khoang thường tiết ra chất dịch có thể làm tổn thương da người nếu tiếp xúc với dịch này.
Hình ảnh kiến ba khoang đuôi nhọn. Ảnh: Contrungvietnam.com.vn.
Biểu hiện lâm sàng:
- Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.
- Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.
- Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu trẻ ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.
- Bệnh nhi có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.
Trẻ bị viêm da tiếp xúc do côn trùng. Ảnh: Mai Hương.
Tiến triển của bệnh:
- Sau khi tiếp xúc với kiến, người bệnh cảm giác râm ran.
- 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.
- 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình.
- Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy.
- Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.
Phân biệt:
Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể bị nhầm với một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh Zona. Zona thường gặp ở những người từng bị thủy đậu, với các dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người, nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn. Tổn thương cơ bản là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể.
Trẻ bị tổn thương dạng hôn (kissing lesion) do bị kiến ba khoang cắn. Ảnh: Mai Hương.
Xử trí:
Nếu phát hiện được kiến ba khoang ngay sau khi tiếp xúc, cần:
- Loại bỏ côn trùng, không dùng tay trần để bắt, giết, miết.
- Rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng nhẹ.
Khi thương tổn đã phỏng rộp, tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Trường hợp nhẹ chỉ cần sát trùng, bệnh tự giới hạn. Nếu tình trạng trung bình và nặng thì phải bôi thuốc dịu da, corticosteroid bôi, uống kháng histamin, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm .
Phòng bệnh:
- Đề phòng côn trùng bay vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa nhiều, nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng...
- Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng.
- Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.
- Không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang.
- Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng...
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Mai Hương
Bệnh viện Nhi trung ương
Những mẹo chữa bệnh sai lầm làm hại con mà nhiều mẹ mắc phải Nhiều mẹo chữa bệnh mà các mẹ chuyền tay nhau đang khiến cho trẻ phải chịu những ảnh hưởng nặng nề. Điều đáng nói là các mẹ vẫn tin rằng đấy là phương pháp chữa bệnh an toàn và giúp con chóng khỏi bệnh. 1. Cách sơ cứu bỏng sai lầm làm vết thương bội nhiễm Nhiều mẹ hốt hoảng khi con bị...