Viêm da dị ứng tiếp xúc do cao dán
Tôi bị đau 2 khớp vai kéo dài, do không có điều kiện đi khám nên tôi đã tự mua một loại cao dán được quảng cáo là có tác dụng chữa đau nhức xương khớp về dán tại chỗ đau. Sau khi dán, tình trạng đau khớp của tôi có dấu hiệu thuyên giảm nhưng sau hơn 1 ngày tôi bắt đầu thấy ngứa tại chỗ dán, sau đó, trên da bắt đầu nổi các đám dát đỏ và mụn nước. Tôi đã bóc bỏ cao dán nhưng vùng da tại chỗ dán vẫn bị sưng nề ngày càng tăng, ngứa nhiều và căng tức. Xin hỏi có phải tôi bị dị ứng với cao dán và tôi phải điều trị thế nào?
Qua những triệu chứng chị mô tả, có thể chị bị viêm da dị ứng tiếp xúc do cao dán. Đây là một dạng dị ứng chậm, gây ra do các loại hóa chất, mỹ phẩm hoặc thuốc tiếp xúc với cơ thể qua da, niêm mạc mắt, mũi, miệng…, thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh từ 24 – 48 giờ. Các biểu hiện thường gặp là ngứa và đau rát, sau đó nổi các ban đỏ, mụn nước và sưng nề khu trú tại nơi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng và diễn biến kéo dài, các tổn thương có thể sẽ lan ra toàn thân, mất đi tính chất khu trú.
Do có thành phần phức tạp và xa lạ với cơ thể người, các loại thuốc đông dược dùng tại chỗ (bôi, cao dán…) là nhóm nguyên nhân rất thường gặp gây ra thể dị ứng này. Vấn đề quan trọng nhất trong điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc là kịp thời phát hiện và ngưng việc tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Glucocorticoid là nhóm thuốc có hiệu quả cao trong điều trị thể dị ứng này. Các chế phẩm bôi tại chỗ (như các loại kem chứa clobetasone propionate, fluocinolone…) có thể được sử dụng trong các trường hợp nhẹ, tổn thương khu trú.
Trường hợp nặng, tổn thương lan rộng thường đòi hỏi điều trị với các chế phẩm uống hoặc tiêm truyền như prednisolone, methylprednisolone… Các thuốc kháng histamin có thể được dùng phối hợp để giảm ngứa trong trường hợp bệnh nhân có ngứa nhiều. Để phòng ngừa viêm da dị ứng tiếp xúc do thuốc, người bệnh có cơ địa dị ứng nên dùng thử thuốc trên một diện da nhỏ ở mặt dưới cẳng tay và theo dõi trong 24-48 giờ, nếu không có phản ứng xảy ra mới sử dụng trên diện rộng.
Theo Sức khỏe đời sống
Video đang HOT
Viêm da tiếp xúc côn trùng và thuốc trị
Viêm da tiếp xúc côn trùng xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với các phần của côn trùng như bụi phấn từ cánh côn trùng hoặc chất tiết.
Viêm da tiếp xúc cũng xảy ra khi tiếp xúc gián tiếp với côn trùng qua dây phơi, quần áo, khăn...
Ngay sau khi tiếp xúc da ở chỗ tiếp xúc trực tiếp sẽ bị đỏ lên, sưng nề, thành các vệt như bị cào hoặc các đám mụn nước, mụn mủ bé li ti. Đôi khi bị trợt ra và chảy dịch chảy mủ ở vùng trung tâm vết tổn thương.
Tổn thương ở vùng mắt có thể làm mi mắt sưng nề, mắt híp lại, đôi khi phải vài ngày sau mới mở mắt ra được. Bị tổn thương ở vùng nách có thể gây trợt nhiều hoặc loét sâu qua lớp thượng bì. Nếu bạn gãi hoặc sờ tay vào chỗ tiết dịch rồi lại sờ tay lên mắt hoặc vùng da khác sẽ làm tổn thương da lây lan thêm.
Nếu dây dịch tiết sang da người khác nhất là các em bé sơ sinh thì cũng làm em bé bị lây bệnh. Thường thì bệnh nhân có cảm giác bỏng rát ở vùng da bị tổn thương, nếu loét và nhiễm trùng có mủ thì sẽ rất đau. Đôi khi có ngứa nhẹ từng lúc. Các dấu hiệu đau rát hoặc ngứa đa số không ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ của bệnh nhân. Bệnh nhân và một số bác sĩ không thuộc chuyên khoa da liễu có thể nhầm lẫn với bệnh zona.
Zona là do virus varicella gây nên, virut làm tổn thương vỏ bọc các dây thần kinh và gây nên các mụn nước và bọng nước. Sự khác biệt giữa zona và viêm da tiếp xúc côn trùng được phân biệt dựa vào các dấu hiệu sau. Zona chỉ bị tổn thương da ở một bên của thân thể, chỗ mà đoạn dây thần kinh chi phối bị virut xâm nhập và rất đau, đôi khi giật nhoi nhói từng cơn, đau có thể còn lan toả ra các vùng lân cận tổn thương da.
Viêm da tiếp xúc do côn trùng thì tổn thương bị bất kỳ ở vùng da nào mà tiếp xúc với côn trùng, thường hay bị cả hai bên thân thể, không đau nhiều, không bị giật nhói nhói từng cơn và chỉ có cảm giác bỏng rát tại vị trí bị tổn thương da.
Tổn thương da trong viêm da tiếp xúc côn trùng.
Chăm sóc da:
Khi có biểu hiện viêm da do tiếp xúc bệnh nhân vẫn tắm rửa bình thường được. Không xát chanh, muối hoặc xà phòng vào chỗ da bị tổn thương. Rửa nhẹ nhàng bằng nước muối hoà loãng ngày 2 lần.
Thuốc trị: Khi tổn thương da chảy nước, sưng nề thì bôi hoặc đắp các dung dịch như nước muối 9 phần nghìn, dalibour, eryfluid... Khi tổn thương da khô hơn thì bôi các thuốc có chứa kháng sinh và cortison như eumovate, fucicort, gentrison... Toàn thân uống một trong các thuốc kháng histamin như: loratadin, chlorpheniramin...
Nếu có nhiễm trùng thì phải uống một đợt thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sưng tấy nhiều làm đau rát đặc biệt tổn thương ở vùng mắt thì có thể uống một đợt corticoid liều trung bình trong 3-5 ngày. Dùng corticoid bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu vì thuốc này có nhiều tác dụng phụ. Một số trường hợp để lại vết thâm kéo dài vài tháng.
Để phòng tránh vết thâm thì trong lúc bệnh cấp tính nên chiếu tia laser He-Ne phối hợp từ 5-10 ngày để giảm viêm nhanh và hạn chế để lại vết thâm. Sau khi khỏi nếu tổn thương ở trên mặt thì nên tránh nắng từ 10-14 giờ để tránh thâm. Nếu vẫn bị vết thâm phải bôi các chế phẩm có chứa hydroquinon 2%, cream vitamin E để làm sáng da.
Theo SKDS
Chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà Hiện đang là thời điểm bệnh thủy đậu "tấn công" trẻ em, nhất là trẻ đang học tại các trường mầm non vì bệnh lây lan rất nhanh trong môi trường nhà trẻ, trường học. Tuy là bệnh lành tính, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ lâu khỏi và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Đưa trẻ đi khám...