Viêm da dị ứng phải điều trị suốt đời?
Tôi con gái 5 tuổi và được chẩn đoán mắc bệnh viêm da dị ứng. Xin hỏi đây là bệnh gì và cháu có phải điều trị suốt đời không?
Tôi con gái 5 tuổi và được chẩn đoán mắc bệnh viêm da dị ứng. Xin hỏi đây là bệnh gì và cháu có phải điều trị suốt đời không?
Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH)
Người mắc viêm da dị ứng nên trao đổi với bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả, dựa trên tình trạng da và độ tuổi. Một số phương pháp dưới đây có thể được áp dụng.
Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ có thể kê toa một hoặc nhiều loại thuốc để điều trị viêm da dị ứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và độ tuổi của người mắc bệnh. Các loại thuốc bao gồm:
Kem dưỡng ẩm giúp làm phục hồi lớp bảo vệ da.
Thuốc bôi corticosteroid và thuốc ức chế calcineurin làm giảm viêm và ngăn tình trạng viêm lan rộng trên cơ thể.
Thuốc ức chế Phosphodieterase-4 được sử dụng làm giảm viêm trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Thuốc làm giảm phản ứng miễn dịch bất thường như thuốc ức chế janus kinase (JAK), nhưng chỉ dùng trong trường hợp bệnh nặng và cần được theo dõi chặt chẽ.
Điều trị bằng ánh sáng: Trong trường hợp viêm da dị ứng nghiêm trọng và bệnh không phản ứng với kem bôi hoặc thuốc mỡ, các bác sĩ có thể khuyên sử dụng tia cực tím A hoặc B để điều trị.
Chăm sóc da tại nhà: Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm để giữ độ ẩm cho da là điều quan trọng khi điều trị viêm da dị ứng. Các bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm nào và tần suất tắm.
Nên chỉ tắm một lần/ngày và tắm bằng nước ấm để làm sạch và dưỡng ẩm cho da, giúp da không bị khô.
Video đang HOT
Sử dụng xà phòng nhẹ không mùi hoặc sữa rửa mặt không chứa xà phòng.
Vỗ nhẹ cho da khô sau khi tắm và không để da bị quá khô trước khi dưỡng ẩm. Tránh chà xát da.
Tránh các loại sản phẩm dưỡng ẩm có hàm lượng nước hoặc cồn cao vì có thể gây bỏng rát.
Tránh để da tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Sử dụng quần áo có chất liệu thoáng mát.
Cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để có liệu trình điều trị hiệu quả. Để tâm trí thoải mái, giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc cũng là những phương pháp giúp ngăn bệnh chuyển biến nặng. Bạn cũng nên tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế khi gặp tình trạng căng thẳng, lo âu.
Ngoài ra, người đang mắc viêm da dị ứng không nên sử dụng vaccine đậu mùa hay tiếp xúc gần với những người vừa tiêm vaccine đậu mùa. Tiêm vaccine trong thời gian này có thể gây ra biến chứng, do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
Mẹo ngăn ngừa bệnh viêm da dị ứng bùng phát trong thời tiết lạnh
Không khí khô và sự thay đổi nhiệt độ có thể gây khó khăn cho làn da của bạn, đặc biệt là khi bạn bị viêm da dị ứng.
Sự thay đổi nhiệt độ có xu hướng là một trong những tác nhân lớn nhất gây ra bệnh viêm da dị ứng. (Ảnh: ITN)
Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây để giảm thiểu kích ứng và cảm giác ngứa ngáy khó chịu trong mùa đông này.
Viêm da dị ứng có thể bùng phát bất kỳ ngày nào trong năm, gây ra các mảng vảy trên da cực kỳ khô, ngứa và viêm. Nhưng đối với nhiều người mắc bệnh viêm da dị ứng, thường được gọi là bệnh chàm, những tháng mùa đông có thể đặc biệt khó khăn.
Amy Paller, chủ tịch khoa da liễu tại Trường Y khoa Feinberg của Đại học Northwestern ở Chicago, cho biết, với bệnh viêm da dị ứng, hàng rào bảo vệ da bị "tổn thương" không thể thực hiện đầy đủ nhiệm vụ ngăn chặn các chất gây kích ứng và độ ẩm xâm nhập vào. Thêm vào đó là tình trạng khô và lạnh của mùa đông, có thể làm da bạn khô hơn và gây khó chịu.
Sự thay đổi nhiệt độ - chẳng hạn như chuyển từ hệ thống sưởi ấm trong nhà sang không khí lạnh bên ngoài và ngược lại - cũng có thể gây khó khăn cho làn da dễ bị bệnh chàm.
Tiến sĩ Paller nói: "Không rõ tại sao, nhưng sự thay đổi nhiệt độ có xu hướng là một trong những tác nhân lớn nhất gây ra bệnh viêm da dị ứng".
Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải chịu đựng làn da viêm nhiễm trong suốt những tháng mùa đông lạnh giá. Một số điều bạn có thể làm để hạn chế bùng phát bệnh, ngay cả khi độ ẩm giảm mạnh.
Bảo vệ vùng da hở khi bạn ra ngoài
Bệnh viêm da dị ứng ở tay thường xảy ra vào mùa đông và có thể gây ra các vết nứt sâu, bong tróc và phồng rộp trên đầu bàn tay, lòng bàn tay hoặc ngón tay của bạn.
Jeffrey Benabio, bác sĩ da liễu ở San Diego khuyên bạn nên đeo găng tay bất cứ khi nào ra ngoài trời. Để bảo vệ cổ, mặt và da đầu, những nơi cũng có thể nhạy cảm với cái lạnh, hãy quàng khăn và đội mũ vào những ngày se lạnh.
Paller cảnh báo, nên cẩn thận với các loại vải tiếp xúc trực tiếp trên da của bạn, vì một số chất liệu nhất định có thể làm cho bệnh viêm da nặng hơn.
Hãy chọn những chất liệu mềm, tự nhiên như cotton hoặc len mềm và tránh bất cứ thứ gì gây trầy xước như len thô hoặc polyester, vì chúng có thể gây khó chịu, gây ra chu kỳ ngứa gãi.
Tăng cường thói quen dưỡng ẩm
Cách điều trị tốt nhất cho bệnh viêm da dị ứng là điều trị chủ động, bao gồm cả việc sử dụng kem dưỡng ẩm.
Jason Reichenberg, giáo sư da liễu tại Trường Y Dell thuộc Đại học Texas, cho biết, để làm cho da ít phản ứng với các chất kích thích và kiểm soát cơn ngứa, hãy dưỡng ẩm vào buổi sáng và buổi tối, bất cứ lúc nào da bị ướt, đặc biệt là sau khi tắm.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng các loại kem dưỡng da, thành phần chủ yếu là nước, thường không phù hợp vào thời điểm này trong năm. Thay vào đó, bạn cần sử dụng kem dưỡng đặc trị. Paller nói: "Các loại kem và thuốc mỡ đặc có thể gây cảm giác nhờn dính nhưng chúng giữ độ ẩm cho da lâu hơn."
Tránh xa xà phòng và hương liệu
Làn da nhạy cảm của bạn có thể đặc biệt dễ bị nổi mụn vào mùa đông, vì vậy hãy tránh tiếp xúc với bất kỳ sản phẩm nào có khả năng gây kích ứng.
Tiến sĩ Reichenberg nói: "Vào mùa hè, bạn có thể dung nạp được các loại xà phòng kháng khuẩn hoặc khử mùi, nhưng vào mùa đông, bạn nên chuyển sang dùng các loại sữa rửa mặt không chứa xà phòng.
Reichenberg cho biết thêm: "Ngay cả những sản phẩm được gọi là xà phòng tự nhiên cũng có thể gây hại cho da."
Nước hoa cũng có thể gây kích ứng và làm khô vùng da dễ bị viêm, vì vậy tốt nhất bạn hãy chọn những sản phẩm chăm sóc da không có mùi thơm.
Điều tương tự cũng xảy ra với những thứ bạn dùng để giặt quần áo. Hãy tìm loại bột giặt và nước xả vải không có mùi thơm.
Không tắm nước nóng quá lâu
Khi thời tiết lạnh, tắm nước nóng có thể mang lại cảm giác tuyệt vời. Nhưng tắm quá lâu - đặc biệt là bằng nước nóng vào mùa đông - sẽ làm mất đi lượng dầu tự nhiên trên da và có thể làm tình trạng viêm da dị ứng trở nên trầm trọng hơn.
Reichenburg khuyên nên tắm vòi sen trong thời gian ngắn (không quá 10 phút), sử dụng nước ấm nhưng không nóng. Sau đó, nhẹ nhàng vỗ nhẹ cho da khô - không chà xát - và thoa kem khi da vẫn còn ẩm.
Mặc nhiều lớp mỏng
Cách điều trị tốt nhất cho bệnh viêm da dị ứng là điều trị chủ động, bao gồm cả việc sử dụng kem dưỡng ẩm. (Ảnh: ITN)
"Mặc dù tiếp xúc với không khí lạnh có thể gây bùng phát viêm da dị ứng nhưng mặc quần áo quá dày và quá ấm không phải là giải pháp. Mục tiêu của bạn là duy trì nhiệt độ da đồng đều nhất có thể", Paller nói.
Để tránh chu kỳ nóng-lạnh lặp đi lặp lại, Paller khuyên bạn nên mặc nhiều lớp nhẹ thay vì một hoặc hai lớp dày. Cô giải thích: "Bằng cách đó, nếu bạn bắt đầu cảm thấy nóng và khó chịu, bạn có thể cởi bớt một lớp ra, sau đó mặc lại sau nếu cần."
Nếu bạn hoạt động nhiều và dễ đổ mồ hôi, hãy chọn loại vải khô nhanh hoặc thấm ẩm để mặc lớp trong cùng, chẳng hạn như vải cotton.
Thực phẩm quen thuộc giúp ngăn ngừa loại ung thư phổ biến thứ 3 thế giới Nghiên cứu mới của Anh cho thấy ung thư ruột - loại ung thư phổ biến hàng thứ 3 thế giới - có thể được phòng ngừa thông qua việc ăn đủ folate từ những thực phẩm quen thuộc hằng ngày. Loại ung thư phổ biến thứ ba thế giới Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư ruột - còn...