Viêm da đầu vì dầu gội nhái
Dưới cái mác “dầu cặp” nhiều loại dầu gội đầu nhái mang thương hiệu và xuất xứ nước ngoài được trà trộn vào các quán gội đầu bình dân. Chuyên gia y tế khuyến cáo, sử dụng loại dầu kém chất lượng có thể gây dị ứng, nặng hơn là viêm da đầu, nhiễm trùng và gây rụng tóc.
Dầu gội xịn giá bình dân
Tại nhiều shop chuyên bán hóa mỹ phẩm tại phố, Xuân Thủy Cầu Giấy, Chùa Bộc (HN) … nhiều loại dầu gội đầu được bày bán. Đáng chú ý, bên cạnh các loại dầu gội phổ biến như Pantine, Clear, Dove, Sunsilk, cao cấp hơn là Davines, Goldwell, Rolland… có nhiều loại dầu gội dầu có xuất xứ nước ngoài nhưng được bán với giá khá rẻ.
Dầu gội Dầu gội “cặp” được bán khá nhiều nhưng NTD rất khó để biết đâu là hàng chính hãng
Tại shop TH tại đường Xuân Thủy (Cầu Giấy-HN), trong vai người có nhu cầu mua dầu gội để mở quán gội đầu, PV được nhân viên ở đây giới thiệu đến hàng chục nhãn hiệu dầu gội khác nhau, từ sản xuất trong nước đến xuất xứ nước ngoài. “Chị nên nhập các loại dầu cặp vì bây giờ khách rất ưa thích dùng cặp để gội và xả. Nếu mở salon thì chị nên nhập hàng hiệu, còn bình dân chỉ cần loại bình thường, nếu có nhu cầu dầu xịn giá bình dân (hàng loại 2) cửa hàng em cũng có”, nhân viên này tư vấn.
Theo tìm hiểu, “hàng loại 2 mà nhân viên shop TH đề cập chính là hàng nhái. Các loại dầu gội loại 2 này được làm nhái những thương hiệu nổi tiếng như Davines, Goldwell, Olive… của nhiều hãng nổi tiếng nhưng trên bao bì , giá chính hãng của một chai dầu gội cung cấp dưỡng chất Davines 1000ml chính hãng cũng gần 1 triệu đồng, trong khi đó cũng sản phẩm này nếu mua hàng loại 2 thì giá chỉ còn chưa đến một nửa.
Cũng theo nhân viên này, các loại dầu gội đắt tiền chỉ được dùng ở các salon và các chị em “có điều kiện” mua sử dụng, còn hầu hết các cửa hàng gội đầu bình dân thường mua dầu gội với giá vừa phải, nếu có dầu cặp cũng là các loại dầu bình thường hoặc là hàng loại 2. “Giá mỗi lần gội dầu cặp ngoài hàng chênh với dầu bình thường từ 10- 20.000 đồng/lần thì tội gì không nhập, mà giá gốc có khác dầu thường nhau mấy đâu, quan trọng là tâm lý được dùng hàng xịn chị ạ”, nhân viên này nói.
Không chỉ ở các shop hóa mỹ phẩm, các loại dầu cặp có những cái tên lạ cũng được bày bán nhiều ở chợ Đồng Xuân, chợ đêm Dịch Vọng. Trên các gian bán hàng trực tuyến và mạng xã hội, nhiều loại dầu gội đầu được quảng cáo là hàng nhập ngoại cũng được rao bán khá nhiều. Đa phần các sản phẩm này được các chủ shop quảng cáo là hàng công ty nhập khẩu thanh lý, hàng xách tay được bán với giá khá mềm… nhưng phần lớn trong số này đều không có tem nhãn nhập khẩu.
Tìm hiểu của PV Chất lượng Việt Nam tại một số cửa hàng gội đầu bình dân, hầu hết cửa hàng nào cũng có “dầu cặp” để phục vụ khách. Theo chị Ngọc, chủ cửa hàng gội đầu trên phố Tô Hiệu ( Nghĩa Tân, Cầu Giấy, HN), các loại dầu có thương hiệu bị làm nhái rất nhiều, cửa hàng chị luôn được mời chào bởi một số người chuyên cung cấp dầu gội hàng hiệu có mức chiết khấu rất cao. Tuy nhiên, là người làm nghề lâu năm nên chị Ngọc rất có kinh nghiệm trong việc nhập hàng. “Chả có công ty nào chiết khấu tới 50% giá trị sản phẩm cho đại lý phân phối chứ huống hồ đến các cơ sở nhỏ như cửa hàng của mình. Hàng hiệu mà giá rẻ thì đích thị là hàng nhái…” chị Ngọc cho biết.
Những chai dầu gội Những chai dầu gội “thương hiệu lạ” có xuất xứ nước ngoài được bán với giá khá rẻ.
Dễ hói đầu vì dầu gội rởm
Video đang HOT
Bác sỹ Phùng Ngọc Thanh (Bệnh viện da liễu HN) cho biết, bệnh nhân bị dị ứng do sử dụng dầu gội , thuốc nhuộm tóc kém chất lượng đến điều trị đều gặp chung một dấu hiệu là viêm da đầu, nổi mụn nước. Có trường hợp sử dụng dầu gội kém chất lượng lâu ngày còn bị nấm da đầu và gây rụng tóc hàng loạt.
Ông Nguyễn Thanh Hưng, chuyên viên kỹ thuật ngành hàng tóc chuyên nghiệp Công ty L’Oréal Việt Nam cho hay, hiện nay trên thị trường dầu gội giả, nhái thường được pha trộn với phần lớn các hóa chất nguy hiểm trong khi đó nhiều sản phẩm vẫn được quảng cáo là dầu gội chiết xuất thiên nhiên để che mắt người tiêu dùng.
“Tình trạng dầu gội hàng hiệu bị làm nhái bởi những nhà sản xuất không đảm bảo chất lượng sẽ khiến cho nhiều dầu gội có bán trên thị trường hiện nay không tốt cho sức khỏe và mái tóc của bạn. Do vậy, bạn cần tỉnh táo với những dòng quảng cáo in trên nhãn chai. Khôn ngoan hơn, bạn nên đọc kỹ các thành phần của dầu gội”, ông Hưng nói.
Theo chuyên gia ngành hóa mỹ phẩm, những loại dầu gội kém chất lượng thường được sản xuất không theo một tiêu chuẩn nào, do đó, nó ó thể có những tác động xấu đến các cơ quan trên cơ thể, mà trước tiên là mái tóc và da đầu, gây kích ứng da đầu và tác động trực tiếp vào các nang tóc, có thể gây viêm da và bệnh hói đầu.
Một số chất có hại trong dầu gội:
Sodium Lauryl hoặc laureth Sulfates: giá rẻ, chứa chất tẩy rửa tổng hợp khiến da khô và gây kích ứng da. Những thành phần này còn là nguyên nhân gây rụng tóc và có dính dáng đến một số bệnh ung thư.
MethylParaben và Propylparabens: tăng tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ và giảm thiểu khả năng sinh sản của nam giới. Một số chuyên gia nghi ngại, chất paraben kết hợp với nhiều hóa chất khác có thể gây bệnh viêm màng trong dạ con ở phụ nữ.
Chất đồng trùng hợp (PVP): chất hóa học chiết từ dầu mỏ có liên quan đến bệnh ung thư.
Propylene Glycol: dung dịch chống đông có thể gây ra một số vấn đề về não, gan và thận.
Imidazolidinyl urea: một dạng của formaldehyde liên quan đến bệnh ung thư, kích ứng da, viêm da và gây tổn thương đến dây thần kinh.
Lauramide DEA: hóa chất được sử dụng làm chất tạo bọt, có thể gây bệnh ung thư. Ngoài ra, thành phần này còn gây khô da và làm xơ tóc.
Polyquaternium: Gây kích ứng da.
Methylisothiazoline: Hóa chất này có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên sử dụng sản phẩm chứa hóa chất này vì nó có thể gây ra sự phát triển không bình thường đối với não thai nhi.
Màu nhân tạo: Hóa chất không cần thiết trong dầu gội của bạn.
Theo Thanh Uy
Chất lượng Việt Nam
Theo Dân trí
Nguy hại từ hình xăm tạm thời
Việc xăm hình xăm tạm thời có vẻ như dễ dàng và bớt đau hơn, tuy nhiên Cục Quản lý Dược và Thực phẩm cảnh báo người tiêu dùng rằng hình xăm tạm thời chứa nhiều nguy hại.
Trong cuộc hội thảo ngày 13 tháng 5 trên trang web của cơ quan, các quan chức FDA cảnh báo hình xăm tạm thời có thể gây dị ứng.
Katherine Hollinger một nhà dịch tễ học thuộc Văn phòng Mỹ phẩm và Màu sắc của FDA cho biết, FDA mong muốn những người dùng hình xăm tạm thời báo cáo các phản ứng gặp phải cho tổ chức. Cơ quan hiện nay không thể cung cấp bất kỳ thông tin nào về lượng các phản ứng trái chiều được liệt kê theo từng năm. "Nếu ai đã từng bị dị ứng với loại hình xăm tạm thời hoặc bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm nào, hãy báo cáo cho tổ chức FDA được biết", bà nói.
Thẩm quyền của FDA đối với hình xăm tạm thời
Mỹ phẩm (bao gồm cả hình xăm tạm thời) không cần tổ chức FDA phê duyệt trước khi chúng được bày bán trên thị trường như các loại dược phẩm. Tuy nhiên, chất phụ gia màu trong mỹ phẩm bắt buộc phải được FDA chấp thuận.
Bà Hollinger cho hay, Không có số liệu về lượng người sử dụng hình xăm tạm thời mỗi năm. Mặc dù cơ quan đã nhận được nhiều báo cáo tự nguyện liên quan đến vấn đề này, nhưng những con số đó sẽ chỉ đưa ra thông qua Luật Tự do Thông tin (FOIA), bà Hollinger trả lời câu hỏi từ phía Live Science.
FDA có thể dùng các hành động can thiệp nhằm ngăn chặn sản phẩm có hại, nhưng đối với loại hình xăm tạm thời thì chỉ có thể xác định được vấn đề khi người tiêu dùng cung cấp các báo cáo tự nguyện về tác hại họ gặp phải trong quá trình sử dụng.
Các loại hình xăm tạm thời
Hình xăm tạm thời được làm từ nhiều chất liệu khác nhau
Bhakti Petigara Harp, một nhà hóa học thuộc văn phòng Mỹ phẩm và Màu sắc của FDA cho biết, trên thị trường có một số hình xăm tạm thời. Ngoài những hình xăm ướt có trong máy kẹo cao su bong bóng, còn một số loại khác có nguồn gốc từ thực vật và thuốc nhuộm tổng hợp.
Một loại chế từ cây lá móng, một loại hình xăm tạm thời làm từ lá khô của cây Lawsonia thường được dùng trong việc vẽ các thiết kế phức tạp trên bàn tay và bàn chân của cô dâu Ấn Độ và Pakistan. Ngoài ra, lá móng còn được trộn lẫn với thành phần p- phenylenediamine (PPD) trong thuốc nhuộm tóc, tạo hình săm có một màu đen hoặc xanh đen. Mặc dù chúng thường được dùng cho các hình xăm trên da, nhưng cả lá móng và PPD đều không được FDA phê duyệt cho phép sử dụng trên da.
Một thuốc nhuộm khác là Jagua xuất phát từ loại quả xanh của americana Genipa ở Nam Mỹ. Người dân bản địa ở Amazon từ lâu đã được sử dụng Jagua để trang trí cơ thể, nhưng đây lại là loại thuốc nhuộm mới tại Hoa Kỳ.
Các thuốc nhuộm có thể gây dị ứng có biểu hiện như phát ban và mụn nước. Về lâu dài có thể ảnh hưởng xấu như để lại sẹo, đổi màu da và nhạy cảm cao với ánh nắng mặt trời, bà Hollinger cho biết.
Tất nhiên, hình xăm thực sự gây ra nhiều rủi ro hơn, bao gồm cả vấn đề mực xăm bị ô nhiễm có nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm.Một số người cũng có dị ứng với mực xăm, đặc biệt là màu đỏ. Vào tháng hai, các bác sĩ đã báo cáo trường hợp của một người đàn ông bị dị ứng với hình xăm của mình sau 20 năm xăm gây ảnh hưởng đến việc cấy ghép tủy xương.
Theo VietQ
Những thứ ít ngờ có thể gây dị ứng Quai dép, nước, ánh sáng, tinh dịch... là những thứ ít ngờ nhưng có thể khiến người tiếp xúc bị ngứa, mẩn đỏ, mọc mụn. Phản ứng dị ứng gây ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân từ môi trường sống. Mọi thứ không thuộc cơ thể con người đều có thể gây...