Viêm da cơ địa – Cách nào để có làn da khỏe đẹp?
Viêm da cơ địa là bệnh da thường gặp, đặc trưng bởi triệu chứng viêm da và ngứa, hay tái phát.
Bệnh thường gặp ở trẻ em, 95% ổn định sau 2 tuổi. Với viêm da cơ địa ở người lớn tuổi thường diễn biến mạn tính khiến tình trạng da nổi sần. Vậy có cách nào giúp da khỏe đẹp?
Viêm da cơ địa ở người lớn là diễn biến mạn tính. Các triệu chứng bao gồm da dày thâm, ranh giới rõ, lichen hoá, các vết nứt đau. Đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Vị trí thường gặp là các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.
Viêm da cơ địa ở người lớn là tình trạng bệnh mạn tính.
1. Điều trị viêm da cơ địa thế nào?
Có nhiều thuốc điều trị, tùy theo độ tuổi, giai đoạn và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hợp lý bao gồm: Kháng viêm, kháng histamin (chống ngứa), thuốc bôi khử khuẩn và diệt khuẩn tại chỗ (có thể kèm có corticoid chống viêm) như sunfadiazin bạc, diretlex…
Lưu ý, trong điều trị viêm da cơ địa cần bôi thuốc từ 15-20 ngày. Khi bôi, dùng đầu ngón tay, bôi dàn mỏng đều vị trí da tổn thương, không thoa rộng ra vùng da lành.
Các thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ sẽ đem lại hiệu quả cải thiện tình trạng viêm da cơ địa cho người bệnh nhanh, nhưng cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách, bởi trong thành phần đều chứa steroid. Lạm dụng thuốc chứa steroid trong thời gian dài có thể gây biến chứng giãn mạch, teo da, rạn da, nổi nhiều mụn…
Để an toàn, việc dùng thuốc cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
2. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa
Video đang HOT
Dưỡng ẩm là bước rất quan trọng đối với bệnh viêm da cơ địa. Dưỡng ẩm đúng cách vừa giúp da mềm mịn, giảm khô ráp, bong tróc vừa giúp tăng đáp ứng với thuốc điều trị và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cần chú ý thành phần, kết cấu và nguồn gốc cũng như xuất xứ của sản phẩm.
Nên chọn kem dưỡng ẩm có chứa chất béo tự nhiên trên da (ceramide); dầu khoáng (mineral oil); ngăn chặn thoát hơi nước trên da (petroleum, lanolin); có tác dụng tạo màng kỵ nước trên bề mặt da giúp ngăn chặn tình trạng thoát hơi nước; thành phần hút nước (hyaluronic acid, urea, glycerin sorbitol); thành phần làm mềm da (isopropyl palminate, dầu bơ, yến mạch, dầu thầu dầu…).
Dùng kem dưỡng ẩm – một bước rất quan trọng với người bị viêm da cơ địa.
3. Người viêm da cơ địa có nên sử dụng mỹ phẩm không?
Dùng kem dưỡng ẩm đúng cách cho người viêm da cơ địa trong mùa lạnh
Người bị viêm da cơ địa da thường bị thiếu hụt filaggrin và loricrin khiến các tế bào biểu mô giảm mức độ liên kết, da dễ bị thoát hơi nước, khô căng và nứt nẻ nên hàng rào bảo vệ da bị yếu, da dễ tổn thương.
Làn da của người bị viêm da cơ địa rất nhạy cảm với các thành phần có trong mỹ phẩm, vì thế nên hạn chế sử dụng. Nếu cần sử dụng mỹ phẩm thì nên lựa chọn sản phẩm có công thức an toàn, đã được kiểm định da liễu với làn da nhạy cảm.
Tránh sử dụng mỹ phẩm chứa chất lột tẩy, hương liệu, chất bảo quản và thành phần tổng hợp. Các thành phần này có khả năng kích ứng cao và dễ khiến da đỏ rát, ngứa ngáy.
Để hạn chế viêm da cơ địa tái phát, nên:
Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng da: Lông động vật nuôi, khói bụi, vải dạ, len, nước hoa, phấn, thức ăn gây dị ứng… Nên vệ sinh phòng ngủ, thay chăn, ga, gối thường xuyên. Duy trì độ ẩm và không khí thoáng mát trong phòng. Mặc quần áo rộng rãi khi ở nhà. Mặc ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Sử dụng nước ấm để tắm, không dùng nước lạnh hoặc nóng. Sử dụng sữa tắm hoặc xà phòng có nồng độ pH ở mức trung bình, ít kiềm. Tắm xong lau khô người và thoa kem dưỡng ẩm cho da. Không nên gãi hoặc chà xát mạnh khi có triệu chứng ngứa ngáy trên da.
6 thói quen nên thiết lập sớm để ngăn da chảy xệ
Tiến sĩ da liễu Alpana Mohta khuyến khích sử dụng mỹ phẩm chứa vitamin C, retinol, uống đủ nước và thoa kem chống nắng mỗi ngày để giữ gìn làn da căng mướt.
4 bước chăm sóc da này có thể gây lãng phí tiền bạc, hoặc khiến da kích ứng.
Tiến sĩ da liễu Alpana Mohta khuyến khích sử dụng mỹ phẩm chứa vitamin C, retinol, uống đủ nước và thoa kem chống nắng mỗi ngày để giữ gìn làn da căng mướt.
Theo tiến sĩ Alpana Mohta, bác sĩ da liễu, cố vấn y tế của Better Goods, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da lão hóa, chảy xệ như yếu tố tuổi tác, di truyền, môi trường, lối sống... Trong số đó, thói quen hàng ngày là yếu tố dễ cải thiện hơn cả để làm chậm quá trình lão hóa. Thiết lập càng sớm các thói quen này sẽ giúp bạn có được làn da mịn màng, trẻ trung.
Thoa kem chống nắng hàng ngày là thói quen chống lão hóa đơn giản, hiệu quả.
1. Thoa kem chống nắng hàng ngày
Theo tiến sĩ Mohta, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hàng ngày phá vỡ kết cấu collagen và elastin, là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương da, khiến da chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn. Hiệp hội Da liễu Mỹ (AAD) khuyến nghị sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, được thiết kế để bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB hàng ngày. Thói quen thoa kem chống nắng nên được hình thành càng sớm càng tốt.
2. Dùng mỹ phẩm giúp tăng cường collagen và elastin
Tiến sĩ Mohta gợi ý sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có thành phần giúp tăng cường collagen và elastin như vitamin C, vitamin E, retinol... Tùy vào độ tuổi và tình trạng da, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm chứa thành phần chăm sóc có thể tăng tốc độ sản xuất collagen và elastin, giúp cải thiện vẻ ngoài của da và ngăn các dấu hiệu lão hóa sớm.
Uống nước giúp cấp ẩm cho da từ bên trong, từ đó làn da mịn màng hơn.
3. Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp làn da được cấp ẩm, ngăn chảy xệ hiệu quả. Tiến sĩ Mohta khuyến khích đặt mục tiêu tiêu thụ khoảng 2 lít nước mỗi ngày, có thể nhiều hơn nếu tập thể dục hoặc làm việc nặng nhọc. Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ làm đẹp da mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện tâm trạng, kiểm soát nhiệt độ cơ thể, tránh nhiễm trùng, cải thiện giấc ngủ...
4. Bổ sung chất xơ và protein
Tiến sĩ Mohta khuyến khích duy trì chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, trong đó, hai nguồn dinh dưỡng không thể thiếu là chất xơ và protein. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và bổ sung protein cả từ nguồn động vật và thực vật để nuôi dưỡng làn da. Chất chống oxy hóa có trong các thực phẩm này giúp bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do, duy trì độ đàn hồi, săn chắc cho da, ngăn ngừa tình trạng chảy xệ. Một số thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nên ăn hàng ngày như các loại rau màu xanh đậm, hạt, quả mọng, chocolate đen...
Tập thể dục giúp da săn chắc hơn.
5. Tập thể dục đều đặn
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp làn da thêm săn chắc. Theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bạn nên tập luyện tối thiểu 150 phút với cường độ vừa phải hoặc 75 phút với cường độ mạnh mỗi tuần để có thân hình cân đối, khỏe mạnh và làn da căng mịn.
6. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là liều thuốc quý với làn da. Theo CDC Mỹ, ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, đột quỵ. Tiến sĩ Mohta chỉ ra, ngủ đủ giấc giúp làn da có thời gian sản xuất collagen, từ đó trở nên da mịn màng hơn. Bạn nên thiết lập thói quen ngủ sớm, đặt mục tiêu ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm để làm đẹp da và nâng cao sức khỏe.
Dùng lô hội chăm sóc da khô, da bong tróc Da khô, da mặt bị bong trong là hiện tượng không hiếm gặp, nhất là khi thời tiết khô hanh. Uống nhiều nước, dùng lô hội là một trong những cách để khắc phục tình trạng này. Gel lô hội có tác dụng tốt đối với da khô. Ảnh: Hải Anh Uống nhiều nước Uống đủ nước mỗi ngày có thể giúp giữ...