Viêm buồng trứng và vô sinh.
Viêm buồng trứng là 1 trong những bệnh phụ khoa thường gặp về buồng trứng, và có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chị em phụ nữ, viêm buồng trứng có thể dẫn tới vô sinh.
Vì vậy chị em phụ nữ nên có những hiểu biết nhất định về viêm buồng trứng cũng như phương pháp điều trị viêm buồng trứng.
Viêm Buồng Trứng có thể là do các cơ quan xung quanh buồng trứng hoặc các mô bị viêm tái phát, đặc biệt là viêm dính hình thành xung quanh ống dẫn trứng hoặc xung quanh buồng trứng, gây tắc ống dẫn trứng, khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau và gây ra vô sinh.
Ngoài ra viêm buồng trứng mãn tính thường không có các biểu hiện lâm sàng đặc biệt rõ ràng, khiến phần đông phụ nữ dễ dàng bỏ qua, xem nhẹ và bỏ lỡ thời cơ điều trị tốt nhất, gây ra vô sinh.
Nguyên nhân gây bệnh viêm buồng trứng mãn tính:
Bạn nữ không chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân, nhất là trong kì kinh, đã gây ra bệnh viêm buồng trứng. Trong kì kinh nguyệt, nhiều bạn gái không dứt khoát từ chối đề nghị quan hệ tình dục của bạn trai, hoặc quan hệ tình dục không an toàn sạch sẽ, quan hệ tình dục quá nhiều, đã làm cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể gây ra bệnh viêm buồng trứng.
Do người bệnh trong thời kì sinh đẻ hoặc sau khi làm phá thai, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, vi khuẩn gây bệnh theo đường âm đạo, đi vào tử cung, gây ra bệnh viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng.
Mắc một số bệnh khác, nhưng điều trị không triệt để kịp thời, sẽ làm tạo điều kiện cho vi khuẩn theo đường máu lây lan ra khắc các bộ phận trên cơ thể, trong đó có buồng trứng, và gây viêm tại đó.
Mấy năm gần đây, các chị em sử dụng rộng rãi các công cụ phòng tránh thai, tuy nhiên trong quá trình đặt vòng tránh thai, nếu không nghiêm ngặt làm công tác khử trùng thì có thể gây ra bệnh viêm buồng trứng.
Tiểu phẫu viêm phụ khoa, do vấn đề kĩ thuật gây tổn thương đến đường ruột, hoặc sau khi bị sảy thai tiến hành hút thai, hoặc làm không đúng chác có thể bị thủng tử cung, gây ra viêm phúc mạc nghiêm trọng, sẽ gián tiếp gây nên bệnh viêm buồng trứng.
Làm thủ thuật trong ổ bụng, tuy nhiên không chấp hành tốt công tác khử trùng, dẫn đến bệnh viêm buồng trứng, như các thủ thuật điều trị viêm cổ tử cung, nạo hút thai, tạo hình ống dẫn trứng.
Khu vực vùng chậu, các cơ quan xung quanh ống dẫn trứng bị viêm, sẽ manh nha, lây viêm sang các phần khác trong đó có viêm ống dẫn trứng.
Video đang HOT
Triệu chứng cơ năng:
Đau: đau vùng hạ vị, thường đau cả hai bên hố chậu nhưng bao giờ một bên cũng đau trội hơn bên kia. Đau liên tục, có lúc dữ dội thành cơn.
Ra khí hư: đục, có thể loãng hay đặc, mùi hôi, tanh.
Sốt: nhiệt độ tăng lên ở mức trung bình, ít thấy sốt cao, có khi hâm hấp sốt về chiều, mạch nhanh vừa phải.
Triệu chứng thực thể:
Nắn bụng: bệnh nhân thấy đau khi nắn vùng hạ vị, vùng trên xương mu.
Thăm âm đạo phối hợp với nắn bụng sẽ thấy: Khi nắn ở hai bên túi cùng, bệnh nhân đau chói không chịu được, có thể một bên đau nhiều hơn bên kia.
Khối nền cạnh tử cung:
Nếu viêm nhiễm chưa lan toả rộng, có thể nắn thấy vòi trứng căng thành một khối có ranh giới ấn vào rất đau. Nếu viêm nhiễm lan toả, thì các bộ phận chung quanh dính với vòi trứng làm thành một khối nề to, không có ranh giới, rất đau, có phản ứng thành bụng. Tử cung cử động kém và rất đau.
Điều trị
Điều trị bằng thuốc: Thuốc điều trị bao gồm thuốc kháng sinh và một số loại thuốc liên quan khác, đối với người bệnh có triệu chứng bệnh rõ ràng thì trước tiên nên điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đối với bệnh tắc nghẽn ống dẫn trứng do viêm ống dẫn trứng mãn tính gây ra thì có thể điều trị bằng cách tiêm thuốc vào tử cung.
Phương pháp vật lý trị liệu: đó là liệu pháp tác động lên vùng chậu giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng của các mô trong buồng trứng để nhằm loại bỏ và làm giảm bớt tình trạng viêm nhiễm. Vật lý trị liệu là dùng sóng ngắn, chiếu tia hồng ngoại,… Nhưng nếu người bệnh có nhiệt độ cơ thể vượt quá 37.5 hoặc mắc bệnh lao sinh dục thì không sử dụng phương pháp điều trị này.
Điều trị bằng tiểu phẫu: viêm nhiễm gây ứ dịch vòi trứng hoặc u nang buồng trứng thì có thể tiến hành tiểu phẫu để điều trị bệnh. Đối với tình trạng tắc nghẽn ống dẫn trứng có thể gây ra vô sinh và có thể tiểu phẫu để cải thiện tình trạng này. Đối với viêm buồng trứng mãn tính do giai đoạn cấp tính chuyển thành, viêm phúc mạc vùng chậu nếu dùng thuốc không có hiệu quả khiến người bệnh vô cùng đau khổ thì cũng có thể xem xét việc tiến hành tiểu phẫu.
Phòng bệnh viêm buồng trứng mãn tính:
Các bạn nữ cần đặc biệt chú ý nghỉ ngơi sau khi nạo thai, hút thai hoặc bị sảy thai để phòng ngừa viêm buồng trứng.
Người bị viêm buồng trứng cấp tính khi chữa trị cần chú ý nghỉ ngơi, nên nằm nghỉ, có thể nằm 1/2 cơ thể để hạn chế viêm nhiễm, chú ý uống đủ nước và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cần chọn lựa những loại kháng sinh phù hợp.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo chị em phụ nữ khi có dấu hiệu về viêm buồng trứng cần chú ý điều trị kịp thời, cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng cách.
Theo CSTY
Bệnh buồng trứng đa nang có thể dẫn tới vô sinh.
Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) có tên khoa học là polycystic ovary syndromme (PCOS), là rối loạn nội tiết thường gặp ở nữ giới, cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh.
Viêm buồng trứng
Ở nữ giới, có một buồng trứng ở mỗi bên của tử cung, hình bầu dục, màu trắng đục. Trong thời kỳ phôi thai, hai buồng trứng có khoảng 6 triệu trứng non, sau khi sinh ra đời còn lại khoảng một triệu, khi tới tuổi dậy thì chỉ còn khoảng 40 ngàn. Ở tuổi dậy thì, dưới tác dụng của hormone sinh sản, trứng phát triển theo mỗi chu kỳ, chín và rụng. Có khoảng 400 trứng là phát triển và hoàn thành chu kỳ để rụng trứng, các trứng còn lại thường teo nhỏ rồi thoái hóa theo tuổi già. Bên cạnh việc phát triển các nang noãn theo mỗi chu kỳ, buồng trứng còn có chức năng tạo ra các hormone để điều hòa chức năng sinh lý - sinh dục nữ, một vai trò hết sức quan trọng.
Nguyên nhân
HCBTĐN cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa rõ, nhưng có thể là do phối hợp của nhiều yếu tố, với biểu hiện thường gặp một số trong các triệu chứng như: béo phì kiểu bụng, vòng kinh không phóng noãn dưới dạng không đều hay không thường xuyên, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn có thể vô kinh - thiểu kinh - đa kinh, rong kinh, nặng hơn nữa là tình trạng xuất huyết ở tử cung, tình trạng kháng insulin (đây là tình trạng đáp ứng kém của một số cơ quan so với bình thường với cùng một lượng insulin, gây tăng insulin trong máu và đái tháo đường týp II). Kháng insulin thường đi kèm với một loạt các rối loạn chuyển hóa khác, dẫn đến cao huyết áp, rối loạn lipid máu như: tăng triglyceride, tăng LDL, giảm HDL, tăng vòng bụng. Cường androgen ở phụ nữ HCBTĐN dẫn đến các triệu chứng như: rậm lông; phát triển ở những nơi như hai bên gò má, cằm, cổ ở giữa ngực và dưới rốn, mụn trứng cá, hói đầu, rụng tóc.
Chẩn đoán
Trên siêu âm có hình ảnh buồng trứng đa nang, có 12 nang kích thước từ 2 -9mm và tăng thể tích buồng trứng>10cm3, xét nghiệm máu thì LH> 10, tỷ lệ LH/FSH> 2, androgen (testosterone)> 2,5 nmol/l hay> 1,5ng/ml.
Về tình trạng sức khỏe, với nữ giới có HCBTĐN, theo các nhà khoa học thì dễ dẫn đến một số bệnh lý đi kèm như: cao huyết áp, đái tháo đường týp II, đái tháo đường trong thai kỳ, bệnh lý động mạch vành, ung thư nội mạc tử cung...
Về chẩn đoán, để giúp các nhà sản phụ khoa dễ dàng định bệnh, các nhà khoa học đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán. Theo tiêu chuẩn châu Âu thì dựa trên triệu chứng chính là hình ảnh HCBTĐN là hình ảnh trên siêu âm và xem siêu âm là "tiêu chuẩn vàng" để chẩn đoán bệnh. Ở Việt Nam, ngoài hình ảnh trên siêu âm thì còn kết hợp thêm một hay nhiều các triệu chứng khác đi kèm. Ngày nay, để tiện cho thống nhất chẩn đoán và điều trị thì các nhà y học dựa theo ESHRE ASRM Rotterdam Consesus 2003:
1. Tiêu chuẩn 1: kinh thưa hoặc vô kinh, chu kỳ kinh> 35 ngày, vô kinh> 6 tháng.
2. Tiêu chuẩn 2: cường androgen với biểu hiện rậm lông, mụn trứng cá.
3. Tiêu chuẩn 3: buồng trứng đa nang trên siêu âm, siêu âm ngày thứ 2 - 5 của chu kỳ kinh hoặc ngày thứ 3 của chu kỳ nhân tạo là có 12 nang kích thước từ 2 - 9mm và tăng thể tích buồng trứng>10cm3, thể hiện ít nhất ở một buồng trứng.
Khi có xuất hiện 2/3 tiêu chuẩn trên thì được chẩn đoán là HCBTĐN.
Về điều trị
HCBTĐN là hội chứng phối hợp của nhiều rối loạn. HCBTĐN dẫn đến rối loạn rụng trứng như: kinh nguyệt không đều, thậm chí rong kinh, rối loạn gây cường androgen máu như: rậm lông, mọc râu, phì đại âm vật... Về lâu dài, ở những người HCBTĐN có thể bị đái tháo đường týp II, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường thai kỳ, ung thư nội mạc tử cung, đặc biệt là dễ vô sinh. Vì vậy, trong điều trị HCBTĐN tùy theo mục đích mà ta có cách điều trị khác nhau.
Về điều trị chứng vô sinh, nguyên nhân gây vô sinh ở HCBTĐN là rối loạn phóng noãn, gây ra tình trạng không rụng trứng do đó mà gây vô sinh. Mục đích điều trị ở đây là phải gây được phóng noãn. Có rất nhiều cách điều trị để gây phóng noãn ở HCBTĐN. Về nội khoa, trước hết cần được giảm cân ở những người có thể trạng béo phì. Giảm cân để giảm mỡ, giảm đề kháng insulin; sử dụng metformin, với mục đích làm giảm đề kháng insulin, bằng cách giúp hoạt hóa các yếu tố vận chuyển glucose vào trong tế bào gan và cơ, từ đó làm giảm tình trạng kháng insulin ở máu ngoại vi, giúp cân bằng nồng độ glucose trong máu.
Ngoài ra metformin không làm tăng tiết insulin, do đó không làm hạ đường huyết vì vậy mà an toàn với bệnh nhân HCBTĐN. Metformin giúp cải thiện bệnh nhân HCBTĐN tái lập lại chu kỳ kinh nguyệt bình thường, tăng khả năng rụng trứng và có thai, giảm nguy cơ đái tháo đường; giảm nồng độ androgen trong máu, cải thiện chu kỳ kinh nguyệt, từ đó tăng khả năng có thai. Có nghiên cứu cho thấy metformin được sử dụng cho bệnh nhân HCBTĐN trong 3 tháng đầu của thai kỳ có tác dụng làm giảm tỷ lệ sảy thai. Tuy nhiên cho đến nay cũng chưa ai chứng minh được tác hại của metformin với thai hoặc metformin an toàn với thai như thế nào. Cách sử dụng metformin cho phụ nữ vô sinh với liều 100mg - 1500mg/ngày, điều trị thường 4 - 6 tuần hoặc 3 tháng.
Về điều trị ngoại khoa, đã được áp dụng bằng các phương pháp như cắt góc buồng trứng, xẻ múi cam, và đã gây được sự rụng trứng cho bệnh nhân HCBTĐN. Tuy nhiên, với kỹ thuật đó có rất nhiều nhược điểm không có lợi cho bệnh nhân như: tai biến phẫu thuật, dính sau mổ, gây suy buồng trứng sớm. Đến nay, người ta đã cải tiến sang kỹ thuật đốt điểm buồng trứng qua phẫu thuật nội soi. Đây là một kỹ thuật mới tiến bộ và tỷ lệ gây được rụng trứng, có vòng kinh đều và có phóng noãn sau phẫu thuật. Hoặc sau phẫu thuật đốt điểm buồng trứng bệnh nhân có đáp ứng tốt hơn với thuốc kích thích buồng trứng. Tuy nhiên, phương pháp điều trị ngoại khoa dù sao cũng là một phương pháp có tính xâm lấn, không thể tránh khỏi tỷ lệ biến chứng trong và sau phẫu thuật.
Theo CSTY
Viêm buồng trứng do biến chứng của bệnh quai bị Quai bị là bệnh lành tính do virut gây ra nhưng có thể gây biến chứng như viêm tinh hoàn với nam và viêm buồng trứng với nữ giới, dù với tỉ lệ không nhiều nhưng vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe sinh sản của nữ. Quai bị là gì? Quai bị là bệnh do một loại Paramyxo virut gây...