Viêm bao hoạt dịch có nguy hiểm?
Bao hoạt dịch nằm ở dưới các gân bám vào xương, giúp cho gân di động dễ dàng và không bị tổn thương khi co, duỗi.
Khi bộ phận này bị viêm gây ra nhiều hạn chế trong vận động. Nếu không điều trị đúng có thể gây ra một số bệnh lý xương khớp khác, trường hợp nặng còn gây tê liệt khớp và bại liệt hoàn toàn.
Viêm bao hoạt dịch được xếp vào bệnh xương khớp, xảy ra khi bao hoạt dịch bị viêm không do nhiễm khuẩn, gây ra đau nhức ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp. Bệnh thường xuất hiện ở một số khớp hoạt động thường xuyên như viêm bao hoạt dịch gân gấp ngón tay gây ra hội chứng ngón tay lò xo, viêm bao hoạt dịch gân gót chân, viêm bao hoạt dịch khớp gối, khớp hông…
Những khớp thường bị viêm bao hoạt dịch là khớp vai, khủy tay, hông, đầu gối, gót chân, gân gấp các ngón tay.
Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch
Hoạt động nhiều và liên tục: Do hoạt động một hay nhiều động tác thường xuyên và liên tục khiến các bao hoạt dịch quanh khớp bị kích thích và dễ bị viêm. Ví dụ, những người thường xuyên phải quỳ gối, tỳ khủy tay trong thời gian quá lâu hay sử dụng cổ tay, cánh tay, cổ chân để thực hiện hoạt động nào đó thường xuyên lâu ngày có thể bị viêm bao hoạt dịch.
Chấn thương: Khớp gối, khớp khủy tay thường có bao hoạt dịch nằm ngay dưới da nên nếu các khớp này bị chấn thương thì rất có thể làm bao hoạt dịch bị tổn thương và gây viêm.
Do nghề nghiệp hay sở thích: Những người có nghề nghiệp bắt buộc hoặc có sở thích nào đó mà phải hoạt động một khớp thường xuyên cũng khiến khớp đó chịu nhiều áp lực, bao hoạt dịch cũng dễ trở nên tổn thương và gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch. Ví dụ người chơi tenis thường hay bị viêm bao hoạt dịch ở điểm bám gân vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay.
Viêm bao hoạt dịch gân gót.
Người cao tuổi: Những người tuổi cao, xương khớp bị lão hóa mất đi độ chắc khỏe, trở nên suy yếu cũng rất dễ bị viêm bao hoạt dịch.
Các bệnh lý toàn thân: Thấp khớp, gút, tiểu đường cũng là những nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch.
Các triệu chứng nhận biết
Viêm bao hoạt dịch các khớp xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh dễ nhầm lẫn với viêm khớp hay viêm dây chằng do có các triệu chứng gần giống nhau như: Khớp bị sưng, nóng đỏ, đôi khi cứng khớp làm hạn chế hoạt động. Các khớp đau, nhức, cứng khi bị viêm, bên ngoài có thể thấy khớp bị sưng đỏ, bầm tím hoặc phát ban tại vùng khớp bị viêm, khi ấn vào khớp bị viêm bao hoạt dịch thấy rất đau hoặc di chuyển nhẹ cũng có thể gây đau nhiều. Có thể xuất tiết dịch nhiều gây ứ dịch trong bao hoạt dịch hoặc tràn dịch khớp.
Video đang HOT
Cơn đau khớp có thể kéo dài đến 2 tuần. Khi vận động nhẹ hoặc thực hiện các bài tập thể dục cũng gây đau chói. Do đó, khi có các biểu hiện này kèm theo sốt cao cần đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh vì nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như thấp khớp, tràn dịch khớp, tê liệt khớp…
Điều trị và phòng bệnh
Điều trị viêm bao hoạt dịch thường là băng khớp, hạn chế vận động tương đối khớp viêm và dùng thuốc chống viêm giảm đau. Các thuốc uống được sử dụng là thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, naproxen, mobic… có thể phối hợp với các phương pháp trị liệu vật lý như nhiệt trị liệu, sóng ngắn trị liệu hay hồng ngoại hoặc laser trị liệu. Những trường hợp nặng có thể tiêm corticoid vào bao hoạt dịch, nhưng phải được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên ngành xương khớp.
Để dự phòng bị viêm bao hoạt dịch, cần tránh lặp đi lặp lại một động tác lao động kéo dài, cần thay đổi tư thế và các động tác để tránh gây tổn thương cho bao hoạt dịch. Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh toàn thân như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, phát hiện và điều trị sớm khi viêm bao hoạt dịch mới bắt đầu. Khi đã bị bệnh, một số biện pháp có thể dùng ở nhà để làm giảm cơn đau của viêm bao hoạt dịch bao gồm: Nghỉ ngơi và bất động khu vực bị ảnh hưởng; áp nước đá để giảm sưng; đệm đầu gối, tránh áp lực lên khuỷu tay, dùng thuốc giảm đau, giảm viêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
BS. Hà Hồng Sơn
Theo SK&ĐS
Bị sưng đầu gối đừng chủ quan, đây là những nguyên nhân đằng sau
Từ chấn thương đến tự miễn dịch, đây là lý do tại sao đầu gối bị sưng lên như một quả bóng.
1. Bạn bị thương
Cho dù bạn có bị ngã trong khi tập luyện hay chỉ vì đập vào bàn cà phê, sưng là một phản ứng bình thường đối với chấn thương. Theo James Gladstone - trưởng khoa y học thể thao tại Hệ thống Y tế Mount Sinai, chấn thương là lý do phổ biến nhất khiến đầu gối bị sưng ở những bệnh nhân trẻ hơn, khỏe mạnh.
Bác sĩ Gladstone giải thích: "Chấn thương báo hiệu một phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra sưng". Ngay sau khi bị thương, lưu lượng máu đến vùng bị thương tăng lên, mang lại chất lỏng, protein và bạch cầu cần thiết để bắt đầu quá trình chữa lành. Hậu quả là vùng bị thương trở nên đỏ và sưng.
Hai chấn thương đầu gối phổ biến: dây chằng chéo trước bị rách và rách sụn chêm tại khớp gối.
2. Bạn bị viêm khớp
Viêm khớp đặc biệt phổ biến ở đầu gối. Nó phát triển theo thời gian (thường là khi bạn già đi) và thường khiến đầu gối sưng lên, cứng lại và trở nên đau đớn hoặc khó cử động.
Theo Học viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, đầu gối thường bị ảnh hưởng bởi hai dạng viêm khớp: viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Trong viêm xương khớp (dạng phổ biến nhất), sụn trong khớp gối bảo vệ các đầu xương, mòn dần theo thời gian. Trong khi đó, trong viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch tấn công khớp làm hỏng các mô liên kết và xương.
3. Bạn có thể bị bệnh gút
Bệnh gút xảy ra khi nồng độ axit uric cao (được tìm thấy trong cơ thể) làm cho tinh thể urate tích tụ trong khớp, gây đau dữ dội, sưng và đỏ.
Bệnh gút có thể ảnh hưởng đến các khớp khác trên khắp cơ thể, bao gồm đầu gối, cổ tay và ngón tay. Theo Dan Paull - người sáng lập và Giám đốc điều hành của Easy Orthopedics, bệnh gút thường xuất hiện ở các chi.
4. Bệnh gút giả
Bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate (CPPD) hay còn gọi là bệnh gút giả cũng cũng có thể gây sưng khớp gối. Giống như bệnh gút, bệnh gút giả cũng được coi là một dạng viêm khớp. Không giống như bệnh gút, nó chủ yếu ảnh hưởng đến cổ tay và đầu gối. Trong bệnh này, một dạng tinh thể canxi tích tụ trong sụn khớp và chất lỏng, gây ra đau khớp và sưng đột ngột giống như bệnh gút.
Bệnh gút giả thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi. Những người bị viêm xương khớp, gặp các vấn đề về tuyến giáp hoặc chuyển hóa, hoặc bệnh thận cũng có nhiều khả năng mắc phải.
5. Bạn bị viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch là một tình trạng khác có thể gây ra sưng đầu gối. Viêm bao hoạt dịch là sự viêm (sưng, đỏ) của một túi chứa dịch lỏng hay còn gọi là bao hoạt dịch. Viêm bao hoạt dịch thường xuất hiện ở những khớp xương phải cử động thường xuyên. Bao hoạt dịch thường nằm xung quanh vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, bàn chân. Những người làm các công việc phải lặp đi lặp lại một hoạt động nhiều lần như thợ mộc, thợ ống nước, họa sĩ, người làm vườn, nhạc công,... Tuy nhiên, một cú ngã cũng có thể gây ra viêm bao hoạt dịch.
6. Bạn bị u nang bao hoạt dịch vùng kheo chân
U nang bao hoạt dịch vùng kheo chân là những khối u chứa đầy chất lỏng ở mặt sau của đầu gối. Theo Tiến sĩ Gladstone, chúng khá phổ biến và không có gì quá đáng báo động.
Bác sĩ Gladstone giải thích: "Sâu trong khớp gối có một lớp mô mỏng gọi là viên nang giữa xương". Khi một số thứ gây sưng khớp gối, áp lực sẽ đẩy thêm chất lỏng trong viên nang ra phía sau khớp gối, tạo ra một thứ trông giống như một quả bóng sưng ở phía sau đầu gối.
Không quá đau đớn, u nang bao hoạt dịch vùng kheo chân thường được gây ra bởi viêm khớp hoặc chấn thương cấp tính trong đầu gối. Trong một số trường hợp, chúng tự biến mất, nhưng thường tái xuất hiện nếu bạn không điều trị.
7. Nhiễm trùng
Bác sĩ Gladstone nói : "Khi bị nhiễm trùng vào khớp gối, đầu gối nhanh chóng bị sưng, đỏ và nóng". Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, khiến bạn bị sốt và run rẩy.
Mặc dù vết thương ở đầu gối không được làm sạch đúng có thể dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm trùng ở những nơi khác trong cơ thể (như đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng đường hô hấp) có thể xâm nhập vào máu và vào khớp.
8. Đó là một triệu chứng của bệnh Lyme
Bệnh Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), có thể ảnh hưởng đến khớp theo thời gian nếu không được điều trị. Sưng khớp là một trong những triệu chứng của bệnh Lyme. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), đầu gối liên quan đến Lyme dễ bị viêm khớp nặng, đau và sưng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là các triệu chứng này xuất hiện khi bệnh tiến triển (vài ngày đến vài tháng sau khi bị ve đốt). Các dấu hiệu của bệnh Lyme bao gồm phát ban hình con bò và các triệu chứng như cúm, mệt mỏi, sốt, đau đầu, đau cơ và cứng cổ.
Việc điều trị bệnh tương đối đơn giản. Và uống một đợt thuốc kháng sinh sẽ quét sạch vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
9. Bạn có thể mắc bệnh tự miễn
Ngoài viêm khớp dạng thấp, một số tình trạng tự miễn dịch khác mà hệ miễn dịch tấn công cơ thể theo nhiều cách khác nhau có thể gây sưng và đau khắp cơ thể, kể cả ở đầu gối là bệnh tự miễn.
Bác sĩ Gladstone cho biết, mặc dù ít phổ biến hơn nhưng các tình trạng tự miễn như lupus có thể gây sưng tấy. Cùng với đầu gối bị đau và sưng, những người mắc bệnh tự miễn thường mệt mỏi, đau cơ và sốt.
Ngọc Huyền
Theo Prevention/emdep
Tránh nguy cơ gãy xương vùng khớp háng ở người cao tuổi Gãy xương vùng khớp háng thường gặp là gãy cổ xương đùi, gãy khối mấu chuyển. Đây là một trong những loại chấn thương nặng, hay gặp ở người cao tuổi. Gãy xương vùng khớp háng làm hạn chế khả năng vận động và tự lập của người bệnh, bởi lẽ họ phải trải qua phẫu thuật, nằm viện, bất động và tập...