Viêm amidan quá phát ở trẻ và những biến chứng nguy hiểm
Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan có kích thước to hơn bình thường và gặp khó khăn khi nói, thở và nuốt.
Nếu trẻ bị viêm nhiễm lâu ngày và nhiều lần thì sẽ khiến trẻ bị còi cọc, chậm lớn.
Viêm amidan quá phát nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, sức khỏe , hình dáng khuôn mặt, trí tuệ và chất lượng cuộc sống của trẻ.
Nguyên nhân của viêm amidan quá phát
Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường tái phát nhiều lần, nếu không điều trị kịp thời, viêm amidan có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập, sức khỏe của trẻ.
Amidan quá phát cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tần suất viêm amidan, thường> 5 lần/năm.
Nguyên nhân viêm amidan quá phát thường do vi khuẩn, virus tấn công. Một số loại vi khuẩn – virus có khả năng gây bệnh như Adenoviruses, virus Parainfluenza, liên cầu khuẩn, virus Parainfluenzae…
Khi khí hậu thay đổi thất thường hoặc trong giai đoạn chuyển mùa sẽ khiến cơ thể không thích nghi kịp, điều này cũng dễ gây tổn thương cho amidan và dẫn tới viêm nhiễm. Cơ thể nhiễm lạnh hoặc do ảnh hưởng bệnh hô hấp khác như cúm, ho gà, sởi… sẽ có nguy cơ cao dẫn tới viêm amidan nếu không được chăm sóc đúng cách.
Biểu hiện và hệ lụy của viêm amidan quá phát
Khi trẻ bị viêm amidan quá phát, amidan to ở 2 bên thành họng lấn vào trong, làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ khiến cho trẻ khó ăn, khó nuốt, cơ thể mệt mỏi, trẻ thở khó khăn nên sẽ gây ngủ ngáy , ngủ không ngon giấc , có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, chậm phát triển thể chất…
Video đang HOT
Viêm amidan quá phát thường có biểu hiện về rối loạn giấc ngủ, ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ, hơi thở hôi… Ở giai đoạn cấp thì trẻ sẽ có các triệu chứng sưng, nóng , đỏ, đau rất rõ ràng, kèm theo ho, sốt, bạch cầu tăng, CRP tăng, nổi hạch góc hàm…
Trường hợp trẻ mắc amidan quá phát độ III trở lên sẽ ảnh hưởng nhiều đến giọng nói, gặp khó khăn khi nuốt, khi thở và bị rối loạn giấc ngủ. Amidan bị viêm> 5 lần/năm sẽ gây biến chứng như: Áp xe amidan, áp xe thành sau họng, viêm tai giữa , nhiễm khuẩn huyết , thấp tim …
Viêm amidan quá phát nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa.
Điều trị viêm amidan quá phát như thế nào?
Tùy từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp. Đối với trẻ em, tuổi cắt amidan thích hợp nhất là từ 4 tuổi trở lên. Nếu cắt amidan khi trẻ còn quá nhỏ có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, trường hợp trẻ có biểu hiện ngưng thở lúc ngủ thì phải cắt amidan ở bất cứ tuổi nào, điều này sẽ tránh nguy cơ đột tử do thiếu oxy.
Sau phẫu thuật cắt amidan trẻ có thể ăn được ngay những thức ăn mềm như sữa, cháo, súp… Không nên cho trẻ ăn những thức ăn nóng, cứng, chua và cay như nước chanh, nước cam, bánh mì nướng, bim bim, khoai tây rán, bánh quy cứng… Trẻ có thể tắm rửa bình thường và nghỉ ngơi hoàn toàn trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, sau đó tăng dần các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, tránh để cho trẻ hoạt động mạnh trong 2 tuần đầu sau mổ. Thời gian này trẻ dễ bị cảm lạnh hay nhiễm trùng, vì thế cần cách ly trẻ với những người bị ốm trong gia đình và hạn chế khách đến thăm. Tránh đến nơi đông người để đề phòng lây nhiễm bệnh.
Lời khuyên bác sĩ
Viêm amidan quá phát thường gặp ở trẻ có thể trạng yếu, để phòng tránh bệnh viêm amidan ở kỳ quá phát thì cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, duy trì tối đa 2 lần/1 ngày, kèm theo dùng nước muối ấm súc miệng sẽ giúp cản trở sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại.
Khi ra ngoài trẻ cần đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi về nhà hoặc tiếp xúc các vết bẩn.
Trẻ cần chú ý mặc ấm khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là ở vùng tai – mũi – họng cần phải được giữ ấm và che chắn một cách cẩn thận.
Vào mùa lạnh cha mẹ cần tăng cường cho trẻ ăn uống các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin có sẵn trong rau, củ, quả. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm quá cứng, cay, nóng và các loại thức uống lạnh như nước đá và kem.
Cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen uống nhiều nước lọc, để giúp giảm cảm giác khô rát ở vùng họng. Xây dựng chế độ rèn luyện sức khỏe, nghỉ ngơi lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
Trời lạnh, các bệnh hô hấp tấn công trẻ nhỏ
Thời tiết trở lạnh khiến nhiều trẻ mắc cúm A, cúm B hoặc các bệnh truyền nhiễm khác lây qua đường hô hấp.
Nhiều trẻ nhập viện vì cúm A, viêm phổi
Đang nằm điều trị tại Khoa Nhi của Bệnh viện Thanh Nhàn, bé T.A (4 tuổi) được chẩn đoán viêm phổi. Bé được mẹ đưa đến khám sau 3 ngày sốt cao. Hiện, bé đã tỉnh táo, hết sốt, phổi cải thiện rõ, chịu ăn và đang tiếp tục được theo dõi để cho ra viện.
Cùng điều trị ở đây, bé Q.A (4 tuổi, Hà Nội) bị sốt virus, với dấu hiệu ban đầu là sốt cao liên tục, đau đầu. Sau 3 ngày nằm viện, bé Q.A đã hết sốt, dự kiến ra viện trong 1-2 ngày tới.
BS Nghiêm Thị Mai Sang, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết thời gian gần đây, số lượng bệnh nhi nhập viện do các bệnh lý về đường hô hấp gia tăng. Đa số trẻ nhập viện với dấu hiệu thở khò khè, một số bị suy hô hấp, sốt cao. Khoa Nhi đang điều trị cho khoảng 100 trẻ, trong đó phần lớn là các bé mắc bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, sốt xuất huyết, sốt virus, cúm A.
Nhiều trẻ nhập viện vì mắc bệnh lý hô hấp.
Còn tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, trẻ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp tăng 140% so với trung bình năm, trong đó chủ yếu là cúm A, bệnh do virus hợp bào hô hấp RSV.
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng 100 trẻ mắc cúm, trong đó có những trường hợp biểu hiện nặng, có biến chứng được chỉ định nhập viện.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, số ca mắc cúm A đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trong đó có nhiều ca diễn biến suy hô hấp nặng, phải thở máy. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng của cúm A sẽ giúp cha mẹ có thể xử trí và đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Những lưu ý để tránh biến chứng
Theo BS Sang, điều kiện thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi để mắc bệnh cúm và các bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính như viêm hô hấp trên, viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi, các bệnh dị ứng đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng, hen suyễn...
Đặc biệt lưu ý đến cúm A, BS Lâm thông tin bệnh này ở trẻ thường diễn biến lành tính, tuy nhiên cũng có nguy cơ biến chứng nặng và nguy hiểm ở một số đối tượng như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ có các bệnh mạn tính, cơ địa béo phì. Các biến chứng thường gặp như: suy hô hấp, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm thanh khí phế quản và nhiễm khuẩn thứ phát, thậm chí có thể viêm não, tử vong nếu không được phát hiện và can thiệp sớm.
Để phát hiện kịp thời nguy cơ biến chứng khi trẻ mắc cúm A, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ, đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như: sốt cao liên tục từ 39 độ C trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc co giật; khó thở, thở rút ngực, thở nhanh; đau ngực hoặc đau cơ dữ dội; tím môi và đầu chi, tay chân lạnh; hoặc trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ...
Đề phòng bệnh cho trẻ, gia đình cần giữ ấm cơ thể trẻ, hạn chế cho ra ngoài trời lạnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; đồng thời thường xuyên đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày.
"Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên lưu ý rằng tiêm vắc xin vẫn là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất, giúp tạo "lá chắn" bảo vệ trẻ khỏi virus cúm A cũng như nhiều bệnh lý khác, nhất là trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường này", BS Lâm khuyến cáo.
Coi chừng viêm não, viêm phổi do cúm Chuyên gia cho rằng, số ca mắc cúm không quan trọng bằng những trường hợp cúm nặng dẫn đến các biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa,... ở trẻ em. Có sự "bất thường" ở bệnh cúm? Thời tiết thất thường, giao mùa... là môi trường thuận lợi cho vi rút cúm hoạt động mạnh. Cúm là bệnh hô hấp, lây...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

3 dấu hiệu tổn thương thận thường xuất hiện vào ban đêm

5 loại thực phẩm 'thúc đẩy' ung thư dạ dày

Làm 5 điều này mỗi sáng, huyết áp ổn định cả ngày, hạn chế đột quỵ

Cách điều chỉnh cường độ tập luyện theo nhiệt độ môi trường

Những lý do bạn nên thêm đậu lăng vào chế độ ăn hàng ngày

Bổ sung 1,5 chén rau xanh mỗi ngày: Chìa khóa giảm nguy cơ bệnh tim ở người lớn tuổi

Đang uống rượu thì bị đột quỵ

Nguy cơ mắc rubella: Cảnh báo với nhóm phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ

Chóng mặt tưởng rối loạn tiền đình, hóa ra bị trầm cảm nặng

Sốt xuất huyết gia tăng tại Hà Nội, 4 ổ dịch mới bùng phát trong một tuần

Sụt cân đột ngột, người đàn ông phát hiện mắc 2 loại ung thư nguy hiểm

Việt Nam có giống cây chạm vào là ngứa, dân khéo biến hóa thành 'mỏ tiền'
Có thể bạn quan tâm

Tả Van lọt top 'làng trên mây' đẹp nhất châu Á
Du lịch
14:07:54 16/07/2025
Vừa ra mắt DLC, tựa game này bất ngờ đạt đỉnh người chơi trên Steam, đang có khuyến mại đầy hấp dẫn
Mọt game
14:07:49 16/07/2025
Ba sĩ quan quân đội Colombia bị đuối nước tử vong khi tham gia bài tập vượt sông
Thế giới
14:07:33 16/07/2025
Bodysuit, sự lựa chọn yêu thích của nhiều bạn trẻ hiện đại
Thời trang
13:54:02 16/07/2025
Tai nạn nhức nhối trên cao tốc 2 làn xe: Áp lực đầu tư có 'nửa tiền'?
Tin nổi bật
13:51:33 16/07/2025
Trần Đức Tài - Thủ khoa toàn quốc đạt 3 điểm 10 khối B00 học giỏi thế nào?
Netizen
13:43:03 16/07/2025
Phản hồi chính thức của mẹ Jack về 2 tấm bài vị: "Thiên An thừa nhận bài đó không phải nói về Jack"
Sao việt
13:29:23 16/07/2025
Dịu dàng màu nắng - Tập 32: Thảo trở lại với những vết bầm tím bí ẩn
Phim việt
13:12:55 16/07/2025
Chu Thanh Huyền đá tung dép để chơi pickleball cực sung cùng Quang Hải, cậu quý tử Lido ôm vợt chạy quanh gây bão MXH!
Sao thể thao
13:09:03 16/07/2025
Nhạc chưa phát hành của Beyonce bị đánh cắp trước tour diễn Cowboy Carter
Nhạc quốc tế
13:04:40 16/07/2025