Viêm âm đạo: Nguy cơ gây sinh non
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có chiều hướng gia tăng trong thời kỳ mang thai.
Bệnh tuy không khó điều trị nhưng nếu không đi khám sớm, không được điều trị triệt để thì sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của thai phụ và có nhiều nguy cơ sinh non, sẩy thai.
ThS-BS Đặng Lê Dung Hạnh, Trưởng khoa Khám bệnh A, Bệnh viện Hùng Vương cho biết, viêm âm đạo với những triệu chứng: khí hư ra nhiều và có mùi tanh, ngứa rát âm hộ – âm đạo, đặc biệt là sau khi giao hợp.
Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây viêm màng ối, nhiễm khuẩn ối, dọa sinh non và xấu nhất là khiến thai phụ sinh non, sẩy thai. Việc điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn khá đơn giản, bệnh có thể hết sau khoảng một-hai tuần dùng thuốc uống hoặc thuốc đặt tại chỗ mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên, bệnh lại có khả năng tái phát khi có điều kiện thuận lợi.
Bên cạnh tác nhân vi khuẩn, trùng roi cũng gây viêm âm đạo. Đây là một loại ký sinh trùng có khả năng lây truyền qua quan hệ tình dục và gây viêm nhiễm cho cả nam lẫn nữ. Tương tự với viêm do vi khuẩn, viêm do nhiễm trùng roi cũng khiến thai phụ dễ bị sẩy thai, sinh non. Khí hư ra nhiều, lỏng, có bọt và mùi hôi là những triệu chứng của bệnh này. Người bệnh bị ngứa, rát nhiều ở vùng âm đạo, âm hộ; bị đau rát khi giao hợp hoặc đi tiểu.
Video đang HOT
Khi điều trị, điều quan trọng là cần có sự phối hợp của cả thai phụ và người chồng, vì bệnh có thể lây ngược lại nếu chỉ điều trị một phía. Trong thời gian điều trị, cần tuyệt đối không giao hợp để hạn chế tối đa cơ hội lây truyền.
Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây viêm màng ối, nhiễm khuẩn ối, dọa sinh non và xấu nhất là khiến thai phụ sinh non, sẩy thai (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, viêm âm đạo còn có thể do nhiễm nấm. Bệnh có thể đã xuất hiện trước hoặc trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt khi mang thai, điều kiện môi trường âm đạo thay đổi, dịch tiết ra nhiều, lượng đường trong máu biến đổi… là cơ hội để nấm phát triển. Bệnh tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi nhưng gây ngứa rát, khó chịu cho mẹ. Vì vậy, nếu thấy huyết trắng ra nhiều, ngứa rát vùng âm đạo, thai phụ nên đi khám để được điều trị sớm. Thông thường, nếu ở những tháng đầu của thai kỳ, bác sĩ sẽ cho thai phụ dùng thuốc đặt, sau đó có thể dùng thuốc uống. Bệnh này khó điều trị dứt hẳn, dễ bị tái phát khi môi trường âm đạo bị biến đổi hoặc điều kiện vệ sinh kém.
Ngoài nguyên nhân từ việc thay đổi nội tiết trong cơ thể, viêm âm đạo do nấm, do vi khuẩn thường bắt nguồn từ những thói quen xấu của phụ nữ. Nhiều phụ nữ thường có xu hướng vệ sinh quá mức như thụt rửa sâu hay bơm dung dịch vệ sinh vào âm đạo. Điều này sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Thói quen sử dụng băng vệ sinh hàng ngày tưởng để giữ sạch vùng âm đạo, song vô tình lại khiến cho quần lót dày lên, kém khô thoáng và làm tăng khả năng viêm nhiễm âm đạo.
ThS-BS Dung Hạnh lưu ý, cách tốt nhất là nên vệ sinh thông thường, không thụt rửa, không lạm dụng dung dịch vệ sinh và băng vệ sinh hàng ngày; thường xuyên thay quần lót, mặc quần áo sạch, giữ cho “vùng kín” khô ráo. Phụ nữ có thai vẫn có thể tắm ngâm bồn nhưng phải dùng nước sạch. Không nên mặc quần chật, ẩm ướt và kém vệ sinh.
Nếu thấy khí hư ra nhiều cần đi khám chuyên khoa sớm. Uống hoặc đặt thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc theo toa cũ để uống hoặc mua thuốc theo truyền miệng.
Theo Eva
Bỏ thai nhưng không "kiêng" nổi 10 ngày
Bình thường, sau mỗi lần phá bỏ thai, các bác sĩ đều khuyên người phụ nữ cần nghỉ ngơi, kiêng cữ 6 tháng mới nên có thai trở lại.
Do một chút bất cẩn, vợ chồng tôi đã trót có thai ngoài ý muốn. Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi không thể giữ em bé lại. Sau khi bỏ thai được 10 ngày thì vợ chồng tôi quan hệ trở lại và không dùng biện pháp tránh thai nào. Tôi vẫn đang trong thời gian uống thuốc của bác sĩ kê sau khi bỏ thai nên tôi nghĩ rằng khả năng thụ thai sẽ không cao.
Xin bác sĩ cho tôi hỏi, khả năng thụ thai của tôi ở giai đoạn này thấp hay cao và chúng tôi quan hệ trở lại sớm như vậy thì có ảnh hưởng gì nhiều không và sau khi bỏ thai đến khi có thể có thai lại là bao nhiêu ngày? Tôi xin cảm ơn! (Hạ Liên)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Hạ Liên thân mến,
Trước hết phải nói với bạn rằng, không có một con số cụ thể về khoảng thời gian có thể quan hệ và có thai trở lại sau khi bỏ thai. Tuy nhiên có một điều cần tuân thủ là người phụ nữ sau khi nạo hút thai thì cần thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi lại cơ thể. Vì vậy, bạn nên quan tâm đến chế độ ăn uống, ngủ nghỉ sao cho hợp lý để ổn định sức khỏe một cách nhanh nhất.
Không có một con số cụ thể về khoảng thời gian có thể quan hệ và có thai trở lại sau khi bỏ thai. (Ảnh minh họa).
Nói chung, dù bỏ thai ở bất kì thời điểm tuổi thai nào và bằng phương pháp nào thì cũng có những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào tuần thai, tay nghề bác sĩ, mức độ an toàn tại cơ sở thực hiện việc bỏ thai. Các ảnh hưởng có thể ở mức độ thấp là rối loạn kinh nguyệt hoặc nặng là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Một số biến chứng mà người phụ nữ có thể gặp phải sau khi bỏ thai là: viêm nhiễm âm đạo, rong kinh, thủng tử cung, mỏng dạ con... dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, sinh non, thai dị tật hoặc thậm chí vô sinh về sau này...
Bình thường, sau mỗi lần phá bỏ thai, các bác sĩ đều khuyên người phụ nữ cần nghỉ ngơi, kiêng cữ 6 tháng mới nên có thai trở lại. Khoảng thời gian này giúp sức khỏe của chị em được bình thục hoàn toàn, các bộ phận trong cơ quan sinh sản lấy hoàn thiện được chức năng và sẵn sàng cho cuộc thai nghén tiếp theo. Tuy nhiên, khoảng thời gian này cũng có thể rút ngắn, tùy thuộc cơ địa và sức khỏe của mỗi người. Nếu khỏe mạnh, cơ thể phục hồi nhanh và có chế độ chăm sóc tốt thì bạn cũng không cần phải chờ tới 6 tháng. Ngược lại, nếu cơ thể yếu thì bạn nên nghỉ ngơi thêm.
Trường hợp của bạn, nếu không dùng biện pháp tránh thai, sau khi bỏ thai 20 ngày cũng vẫn có khả năng thụ thai như bình thường, nếu thấy kinh trở lại. Vì vậy, để chắc chắn nhất, bạn nên đến các chuyên khoa để xét nghiệm xem có thai hay không. Nếu có thai, việc giữ hay bỏ nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự quyết định xử lý, kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn sau này.
Theo BS. Hoa Hồng (Tri thức trẻ)
Không chịu kiêng nên lây bệnh cho chồng Bạn thấy đau khi quan hệ rất có thể là do bị viêm nhiễm bộ máy sinh dục như: viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và các hệ thống dây chằng tử cung. Vợ chồng em năm nay 24 tuổi, cưới nhau được 3 năm rồi. Nhưng chuyện "vợ chồng" thì không như ý lắm. Từ khi cưới nhau đến nay...