Viêm âm đạo không chỉ do… mất vệ sinh
Viêm âm đạo còn do dùng thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết; chưa biết cách thụt rửa âm đạo, dùng dụng cụ tránh thai, đang có thai…
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến và rất hay gặp đối với phụ nữ, nhất là những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Tình trạng bệnh có thể nhẹ, có thể tự chẩn đoán, tự điều trị, tự khỏi nhưng cũng có thể nặng, có thể có những biến chứng xấu như ung thư tử cung, vô sinh…
Trong các nguyên nhân, viêm âm đạo do nấm Candida (albican hay non-albican), trùng roi Trichomonas vaginalis và tạp khuẩn (bacterial vaginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất, có thể tới 90% các trường hợp viêm âm đạo.
Âm đạo có cấu trúc là ống cơ – sợi, lót bởi lớp niêm mạc là biểu mô lát tầng không sừng hóa. Các tế bào bề mặt của biểu mô có chứa nhiều glycogen. Lớp biểu mô chịu ảnh hưởng tình trạng nội tiết sinh dục.
Không để viêm âm đạo kéo dài vì có thể gặp biến chứng khôn lường (Ảnh minh họa: Internet)
Dịch tiết âm đạo bao gồm: dịch tiết từ lòng tử cung, cổ tử cung và các tuyến vùng âm hộ, các tế bào bề mặt bị bong tróc của biểu mô âm đạo, phần dịch thẩm thấu từ các lớp phía dưới biểu mô lát niêm mạc âm đạo.
Môi trường âm đạo không phải là môi trường vô khuẩn, vì vậy viêm âm đạo thường xảy ra khi vi khuẩn thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi sinh từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động.
Ngoài ra, viêm âm đạo còn do sử dụng các thuốc điều trị bệnh như kháng sinh, thuốc nội tiết; hay do chưa biết cách thụt rửa âm đạo, dùng dụng cụ tránh thai, đang có thai…
Video đang HOT
Khi thấy các triệu chứng ngứa, đau mỗi khi giao hợp, khí hư có màu, mùi bất thường, âm đạo chảy máu… thì hãy tới các bác sĩ sản khoa để được tư vấn làm xét nghiệm. Phải tuân thủ theo chỉ dẫn, cách dùng thuốc của bác sĩ, không nên để âm đạo bị viêm kéo dài, mắc đi mắc lại nhiều lần vì rất có thể bạn gặp các biến chứng khôn lường và ảnh hưởng tới chuyện chăn gối.
Theo BS. Thanh Sơn/Suckhoedoisong.vn
5 bệnh viêm nhiễm phụ khoa chị em thường gặp nhất
Không chỉ đem đến cảm giác khó chịu, những bệnh phụ khoa dưới đây còn khiến nàng phải đối mặt với nhiều nguy cơ.
1. Rối loạn kinh nguyệt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều như thức khuya nhiều, thường xuyên căng thẳng thần kinh, bị mắc bệnh rối loạn tuyến giáp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bị u xơ hoặc lạc nội mạc tử cung... Kinh nguyệt không đều có thể là chậm kinh, kinh thưa, rong kinh (kéo dài trên 7 ngày), kinh mau (chu kỳ kinh dưới 22 ngày), máu kinh thay đổi cả về màu sắc, lượng, mùi... Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở độ tuổi dậy thì bắt đầu hành kinh, đang ở trong độ tuổi sinh sản và kể cả độ tuổi mãn kinh.
Rối loạn kinh nguyệt khiến cho việc xác định thời gian rụng trứng không chính xác. Đây đồng thời là một trong những biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang hoặc một số bệnh phụ khoa về tử cung, buồng trứng... khiến người phụ nữ khó thụ thai, thậm chí là vô sinh. Ngoài ra, tình trạng này cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của phụ nữ, tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn hoặc vi-rút xâm nhập vào cơ thể, gây nên các bệnh phụ khoa, đặc biệt ở vùng kín.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều như thức khuya nhiều, thường xuyên căng thẳng thần kinh, bị mắc bệnh rối loạn tuyến giáp... (Ảnh minh họa: Internet)
2. Bệnh ở tuyến vú
Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ thường mắc phải các bệnh về tuyến vú đó là do thói quen thức khuya thường xuyên. Thói quen xấu này là nguyên nhân khiến đồng hồ sinh học bị phá vỡ, ngăn cản quá trình sản xuất ra các loại hoóc-môn tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng vào ban đêm còn làm hủy hoại một loại hoóc-môn có chức năng ức chế khối u, đặc biệt là khối u ở vú.
Những bệnh ở tuyến vú mà chị em có thể gặp là u xơ vú, tiết dịch đầu vú, tăng sản tuyến vú, ung thư vú... Đi ngủ sớm là biện pháp phòng tránh hữu hiệu các bệnh ở tuyến vú.
3. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến và rất hay gặp đối với phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ đã lập gia đình. Nếu để lâu ngày mà không được chữa trị, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng như viêm tử cung, vòi trứng, hiếm muộn, thậm chí là vô sinh.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo thường là do tạp trùng (bacterial vaginosis), nấm men Candida và trùng roi Trichomonas vaginalis. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết, vệ sinh âm đạo sai cách, bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục...
Các biểu hiện khi bị viêm âm đạo là ngứa nhiều tại khu vực âm hộ trước, trong và sau khi có kinh, khí hư có màu trắng hoặc hơi vàng, nhiều khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo có màu hơi đỏ... Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các triệu chứng khác nhau. Khi bị viêm âm đạo, chị em cần làm vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch diệt khuẩn, sử dụng thuốc kháng sinh và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
4. Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở nhiều phụ nữ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vệ sinh không sạch sẽ hoặc không đúng cách trong kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục, khi thai nghén hoặc do bị nhiễm khuẩn sau khi bị sảy thai hay sinh con.
Viêm cổ tử cung thường có các biểu hiện dễ nhận thấy được như sau: Khí hư màu vàng, có mủ, có mùi khó chịu, dịch âm đạo màu xám, có cảm giác đau hoặc bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục, ra máu bất thường giữa các kỳ kinh nguyệt.
Các biểu hiện khi bị viêm âm đạo là ngứa nhiều tại khu vực âm hộ trước, trong và sau khi có kinh, khí hư có màu trắng... (Ảnh minh họa: Internet)
Tình trạng viêm nhiễm sẽ làm thay đổi môi trường sinh lý tại âm đạo, cổ tử cung, gây ra rất nhiều bất lợi cho sự tồn tại và hoạt động của tinh trùng trong đường sinh dục nữ. Viêm nhiễm cổ tử cung nếu để lâu ngày không được điều trị còn có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ngược dòng, gây nên hiện tượng dính buồng tử cung và viêm tắc vòi trứng, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.
5. U xơ tử cung
U xơ tử cung (u xơ cơ tử cung, u cơ tử cung...) là một khối u lành tính phát triển trong lớp cơ tử cung. Đây là một bệnh phụ khoa thường gặp nhất trong các khối u của tử cung.
Một số triệu chứng của tình trạng u xơ tử cung là có sự tăng tiết dịch âm đạo, kinh nguyệt thay đổi, có cảm giác đau vòng eo và áp lực trong bàng quang. Bệnh u xơ cổ tử cung là một căn bệnh có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài mà không điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm điển hình là căn bệnh ung thư cổ tử cung và ảnh hưởng đến tính mạng.
Để phòng tránh các bệnh phụ khoa và đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe sinh sản, chị em phụ nữ nên thực hiện vệ sinh vùng kín sạch sẽ, bỏ thói quen thức khuya, có lối sống lành mạnh và tập cho mình thói quen đi khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Theo SKĐS
Biện pháp phòng tránh mọi bệnh khó nói của nữ giới Các chứng bệnh như viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng... sau khi chữa trị lại hay tái phát chỉ trong thời gian ngắn. Đâu là nguyên nhân? Bệnh phụ khoa có những dấu hiệu điển hình như: ra khí hư nhiều, bất thường; ngứa, đau, rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ - âm đạo; cảm...