Viêm âm đạo – căn bệnh “vùng kín” luôn rình rập phụ nữ
Viêm âm đạo nguy hiểm tới cỡ nào mà có tới 90% phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải.
Viêm âm đạo là một chứng bệnh mà hầu hết phụ nữ đều trải qua ít nhất một lần. Mặc dù chứng bệnh này tuy không gây ảnh hướng tới tính mạng nhưng lại là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ hiếm muộn và gây phiền toái cho cuộc sống hàng ngày.
VIÊM ÂM ĐẠO LÀ GÌ?
Âm đạo là cơ quan bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của nữ giới, có vai trò trong việc thực hiện thiên chức thiêng liêng làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ. Tuy nhiên đây là bộ phận cực kỳ nhạy cảm ở nữ giới, rất dễ bị những tổn thương hoặc sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bên ngoài gây viêm nhiễm.
Viêm âm đạo chỉ tình trạng cơ quan sinh dục của nữ giới bị viêm nhiễm. Thường là do các tác nhân như nấm men, vi khuẩn hoặc trichomonas nhưng cũng có thể phát sinh do kích thích vật lý hoặc các chất hóa học. Thường khiến người bệnh bị ngứa, cảm giác bỏng rát, đau và có thể dẫn đến xuất huyết bất thường.
CÁC DẠNG VIÊM ÂM ĐẠO
Viêm âm đạo được chia thành 4 dạng dựa trên tác nhân gây bênh.
Viêm âm đạo do tạp khuẩn
Thể viêm âm đạo này khá phổ biến ở phụ nữ. Nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo do tạp khuẩn là vì sự mất cân bằng hệ vi sinh trong môi trường âm đạo. Lí do dẫn đến điều này thường là do sức đề kháng kém, do dùng thuốc kháng sinh, do rối loạn nội tiết tố trong thời kì mang thai, mãn kinh… gây nên.
Viêm âm đạo do nấm Candida
Nấm âm đạo phổ biến nhất là nấm Candida. Candida sống trong ruột với số lượng rất nhỏ và thường được kiểm soát bởi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Khi âm đạo của người phụ nữ bị những tác động bên ngoài hoặc bên trong mà thay đổi môi trường thì dẫn đến các vi nấm có cơ hội phát sinh và phát triển.
Viêm âm đạo do trực khuẩn Gram âm (Bacterial vaginosis)
Khi âm đạo thiếu các vi khuẩn có lợi Lactobacilli, khi đó cơ thể sẽ giảm sản xuất ra H2O2 tạo ra môi trường yếm khí có tính kiềm, là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn yếm (80% là Gardnerella vaginosis) phát triển mạnh mẽ và là lấn át vi khuẩn có lợi, gây viêm âm đạo.
Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas
Thể viêm âm đạo do trichomonas là bệnh thường lây nhiễm qua con đường tình dục. Nó có thể lây nhiễm sang cả các cơ quan khác của đường tiết niệu . Bệnh không được chữa trị kịp thời rất có thể gây ra một số những biến chứng viêm buồng trứng, vòi trứng, gây viêm loét ở cổ tử cung… nặng hơn có thể dẫn đến vô sinh.
NGUYÊN NHÂN VIÊM ÂM ĐẠO
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm âo đạo, gây ra bởi các vi khuẩn, nấm candida, trùng roi trichomonas. Sau khi dậy thì, có tới 90% phụ nữ có thể bị nhiễm bệnh viêm âm đạo.
Video đang HOT
Một số nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh như bắt nguồn từ bệnh lậu, vi khuẩn chlamydia, mycoplasma, virus herpes, một số ký sinh trùng và do vệ sinh kém.
Viêm âm đạo cũng có thể xảy ra trước tuổi dậy thì nhưng nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh không đúng cách khiến cho vi khuẩn lây lan từ hậu môn lên bộ phận sinh dục. Bởi âm đạo và hậu môn có ví trí khá gần nhau, hầu như không có sự ngăn cách bảo vệ nên nguy cơ lây nhiễm cao.
Sau tuổi dậy thì, hầu hết các trường hợp viêm âm đạo đều do vi khuẩn Gardnerella. Đôi khi viêm âm đạo có thể xuất phát từ chứng bệnh dị ứng như là dị ứng với bao cao su, nước hoa, thuốc ngủ, chất bôi trơn hay thậm chí cả dị ứng tinh dịch.
Sử dụng băng vệ sinh không đúng cách cũng có thể gây ra viêm âm đạo ở phụ nữ.
Một số nguy cơ có thể khiến bạn dễ mắc bệnh:
- Mang thai
- Sử dụng các sản phẩm cho vùng âm đạo như nước hoa vùng kín, dụng cụ ngừa thai
- Sử dụng kháng sinh
- Mặc đồ lót ẩm ướt
- Mức estrogen thấp trong thời kỳ mãn kinh
- Phụ nữ bị tiểu đường rất dễ bị viêm âm đạo
TRIỆU CHỨNG VIÊM ÂM ĐẠO
Viêm âm đạo có biểu hiện khá điển hình, dễ nhận biết nhưng phụ nữ thường bỏ qua bởi nghĩ rằng đây là những biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, ở mỗi người phụ nữ lại có những biểu hiện khác nhau, và mỗi loại tác nhân lại có những đặc trưng khác nhau nên triệu chứng viêm âm đạo cũng không giống nhau, không phải ai cũng có đầy đủ những biểu hiện. Dưới đây là một số triệu chứng của viêm âm đạo:
- Ngứa “vùng kín”
- Khí hư có màu xám, loãng và sủi bọt
- Đau đớn khi quan hệ
- Âm đạo có mùi hôi
- Viêm, sưng đỏ vùng âm hộ, vùng đáy chậu
- Tiểu buốt hoặc tiểu khó
Viêm âm đạo ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, đồng thời gây ra những rắc rối trong sinh hoạt do hiện tượng ngứa, ra khí hư âm đạo. Nếu không được chữa trị kịp thời, dứt điểm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ngược dòng gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm khác như:
- Viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm niêm mạc tử cung.
- Là con đường dễ lây nhiễm các bệnh xã hội qua những tổn thương ở bộ phận sinh dục như: bệnh sùi mào gà, lậu, giang mai…
- Làm ảnh hưởng đến quá trình thụ thai do khi bị viêm âm đạo khiến môi trường PH thay đổi, cản trở quá trình dẫn tinh trùng, từ đó giảm khả năng thụ thai, là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh vô sinh nữ.
CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM ÂM ĐẠO
Cách chữa trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Đôi khi có thể dùng cả thuốc chống viêm steroid liều thấp dùng cho da, thuốc kháng sinh, thuốc trị nấm và các loại kháng khuẩn.
Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) thường được điều trị bằng kháng sinh như metronidazole hoặc clindamycin.
Các loại thuốc được dùng để trị viêm âm đạo do nấm bao gồm butoconazole và clotrimazone.
Ngoài ra có thể còn sử dụng thêm một số loại thuốc khác như:
- Kem Cortisone để điều trị dị ứng nghiêm trọng
- Thuốc kháng histamine: nếu xuất hiện phản ứng dị ứng
- Kem estrogen: nếu viêm âm đạo do mức estrogen thấp
Nếu phụ nữ đang mang thai bị viêm âm đạo thì nên nói với bác sĩ vì chứng bệnh này có thể ảnh hưởng đến thai nhi và một số cách điều trị có thể không phù hợp.
PHÒNG NGỪA VIÊM ÂM ĐẠO
Phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh được những bệnh phụ khoa nếu thường xuyên vệ sinh âm hộ, âm đạo đúng cách. Để giúp người phụ nữ có thể phòng tránh tốt bệnh viêm nhiễm âm đạo cần tuân thủ một số điều cơ bản dưới đây:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sử dụng xà phòng rửa nhẹ, không gây kích ứng hay có mùi
- Mặc đồ lót chất liệu mềm
- Lau khô “vùng kín” ở trước và sau để tranh lây lan vi khuẩn từ hậu môn đến âm đạo.
- Mặc quần áo thoáng mát
- Quan hệ tình dục an toàn
- Chỉ dùng kháng sinh khi cần
Theo Khám phá
Muốn sạch vùng kín có nhiều cách đơn giản mà an toàn, chị em chớ làm theo lời truyền tai này kẻo hối không kịp
Dùng tỏi đun lên rửa vùng kín hay chữa viêm âm đạo đều là những điều chị em nên tránh.
Mới đây trên một số diễn đàn, chị em truyền tai nhau việc dùng nước tỏi đun lên sẽ giúp rửa sạch âm đạo. Sở dĩ một số chị em quan niệm như vậy là do biết được tính sát khuẩn của tỏi. Theo các nghiên cứu tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần.
Bên cạnh đó, tỏi là gia vị quen thuộc với người Việt. Tuy nhiên, việc dùng tỏi để rửa vùng kín khiến nhiều chị em nghi ngại. "Tôi có nghe chị bạn nói vậy mà không biết thực hư thế nào. Tôi thường dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ vì giá không quá đắt mà đã có định lượng từng thành phần rồi sẽ yên tâm hơn, còn việc tự chế các loại nước chỉ nên dùng khi bị dị ứng với các chất trong những dung dịch bán sẵn chẳng hạn", chị Nguyệt (Hà Nội) nói.
Trong khi đó, một phụ nữ khác cho rằng, việc dùng tỏi có thể phát huy tác dụng khi bị ốm, đề phòng cảm cúm, cho vào gia vị để làm ấm. Còn nếu dùng để rửa vào vùng kín có thể làm cho khu vực này bị xây xát, bỏng rát. Việc dùng tự tiện có thể gây hậu quả khôn lường.
Sai lầm nghiêm trọng
Bác sĩ sản khoa Kim Dung (Trung tâm Y tế Lao động) cho hay, hiện nay, việc dùng các dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn, chất lượng, đã được kiểm nghiệm là phổ biến. Do đó, chị em có thể sử dụng các dung dịch này. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng là dung dịch phải an toàn, đảm bảo, không quá hạn sử dụng, có nguồn gốc, thành phần và xuất xứ rõ ràng, tránh mua các sản phẩm dù ngoại nhập nhưng không có nhãn mác tiếng Việt, không rõ thành phần bên trong.
"Từ xa xưa, tỏi là gia vị, nguyên liệu chữa bệnh, có tính sát khuẩn. Tuy nhiên, tôi chưa nghe tài liệu nào khuyên dùng nước tỏi đun lên lấy nước rửa vùng kín. Có thể đây là lời chị em truyền nhau, do quan niệm tỏi có tính sát khuẩn", bác sĩ nói.
Điều khiến bác sĩ này lo lắng là dùng tỏi như vậy có thể gây bỏng rát, xây xát vùng kín. Bởi da ở khu vực vùng kín không phải là dày, nếu như không cẩn thận có thể bị đau rát, càng khó chịu hơn. " Với những chị em không dùng dung dịch phụ nữ có thể dùng nước sạch, đun sôi, để nguội một chút sao cho ấm là có thể vệ sinh sạch sẽ. Viẹc dùng tỏi, theo tôi là không nên tránh để bị bỏng rát. Ngoài ra, tỏi dùng làm gia vị nhưng mùi tỏi đôi khi không phải là dễ chịu. Sau khi vệ sinh vùng kín bằng nước tỏi mà để lại mùi tỏi chưa chắc đã dễ chịu, đó là chưa kể có những người bị dị ứng với tỏi", bác sĩ nhấn mạnh.
Nguyên tắc vệ sinh vùng kín quan trọng nhất là phải đảm bảo sạch sẽ nhưng không được khiến cho bên trong bị tổn thương. Vì vậy, điều cần phải lưu tâm là tuyệt đối không được thụt rửa bên trong nhất là dùng các dung dịch có độ pH quá lớn.
Cách đây không lâu, chị em cũng truyền nhau kinh nghiệm chữa viêm âm đạo bằng cách đặt tỏi vào trong âm đạo. Bác sĩ Dung cho rằng đây là quan niệm sai lầm, không có căn cứ hay cơ sở khoa học. Chị em cần lưu ý, viêm âm đạo hay viêm nhiễm ở vùng kín không thể chữa khỏi bằng các cách sai lầm như vậy. Các chị em phụ nữ phải đi thăm khám để xác định một cách chính xác nguyên nhân gây viêm nhiễm từ đó có phác đồ điều trị và tái khám để theo dõi.
Theo Emdep
Muốn cuộc "yêu" thăng hoa chàng đừng dại chạm vào những điểm này trên người nàng Dưới đây là những điểm bạn cần tránh chạm vào người nàng khi làm "chuyện đó". Vùng kín "Vùng tam giác" là một khu vực siêu nhạy cảm và có nhiều dây thần kinh, nhưng kích thích quá mạnh thực sự có thể khiến nàng bị đau đớn. Hãy tưởng tượng bạn uống một ngụm cà phê nóng hổi rồi ngay lập tức...