Việc nhiều, lương thấp, nhiều nhân viên y tế muốn bỏ việc giữa đại dịch
Với mức lương bình quân là 7,36 triệu đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với mức giá sinh hoạt trung bình ở Hà Nội và TP HCM, có đến 20.9% nhân viên y tế không thể chi trả phí sinh hoạt.
1/3 nhân viên y tế bị giảm thu nhập
Tại hội thảo “Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe và các điều kiện kinh tế – xã hội – việc làm của cán bộ y tế Việt Nam”, PGS.TS Trần Xuân Bách, Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, giảng viên Trường đại học Y Hà Nội cho biết, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần của các nhân viên y tế. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập giảm khiến đời sống nhân viên y tế gặp khó khăn và đây cũng là lý do chính khiến nhiều người “bỏ công sang tư”.
PGS.TS Trần Xuân Bách, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Đại dịch COVID-19 không chỉ làm thay đổi các yêu cầu với công việc mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần của các nhân viên y tế. Khoảng 40% trong số họ cho biết họ gặp phải những khó chịu và suy giảm về sức khỏe thể chất và 70% bị lo lắng và trầm cảm, dẫn đến 25% giảm mức độ hài lòng với công việc của họ.”
Kết quả khảo sát từ tháng 7 và đến tháng 9 vừa qua trên 2.700 nhân viên y tế và tuyến đầu chống Covid-19 về “Tác động của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe và các điều kiện kinh tế – xã hội – việc làm của cán bộ y tế Việt Nam” do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Kinh tế và Công nghệ Y tế thực hiện cho thấy mức lương bình quân của nhân viên năm 2020 là 7,36 triệu đồng/tháng, trong khi giá sinh hoạt trung bình ở Hà Nội và TP HCM lần lượt là 10 triệu và 11 triệu đồng.
Với mức thu nhập này, 80,9% nhân viên y tế cho biết họ có thể chi trả một phần hoặc không thể chi trả các chi phí sinh hoạt; 19,1% có thể chi trả hoàn toàn, 60% chi trả một phần và 20,9% không thể chi trả.
Trong khảo sát, hơn 1/3 nhân viên y tế cho biết lương, thưởng và phụ cấp của họ đã bị giảm, bên cạnh hơn 62% nhân viên tham gia chống dịch được khảo sát đến nay chưa nhận được bất kỳ một khoản phụ cấp nào về dịch Covid-19.
Video đang HOT
Bên cạnh việc giảm thu nhập, nhân viên y tế gặp nhiều áp lực, thậm chí trầm cảm vì công việc.
“Khoảng 40% trong số họ cho biết họ gặp phải những khó chịu và suy giảm về sức khỏe thể chất và 70% bị lo lắng và trầm cảm, dẫn đến 25% giảm mức độ hài lòng với công việc của họ”, PGS.TS Trần Xuân Bách cho biết.
Trong 2.700 người tham gia nghiên cứu, có 35,75% là nhân viên y tế cơ sở; 35,5% làm việc ở tuyến tỉnh và gần 20% ở tuyến Trung ương; 54% là bác sĩ, hơn 21,4% là điều dưỡng và những đối tượng khác. Trong số này có 53% nhân viên y tế có tiếp xúc Covid-19 hàng ngày và 35,6% nguy cơ mắc Covid-19.
PGS Trần Xuân Bách, Trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết thêm, đến 48% nhân viên y tế phải làm thêm giờ. 60% nhân viên y tế cho biết thời gian làm việc tăng lên trong đại dịch.
Hàng loạt nhân viên y tế xin nghỉ việc
Trước đó, Sở Y tế TPHCM thông tin, 10 tháng đầu năm 2021 có gần 1.000 nhân viên y tế xin nghỉ việc, “tăng nhẹ” ở một số tuyến trạm y tế.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, thống kê cho thấy trong năm 2020 có 597 nhân viên y tế xin nghỉ việc.
Tuy nhiên chỉ trong 10 tháng đầu năm 2021, con số nộp đơn xin nghỉ việc là 988 người. Bà Mai cho biết có sự “tăng nhẹ” ở một số bệnh viện và tuyến trạm y tế. Các nguyên nhân được thống kê là do hoàn cảnh gia đình, yếu tố cá nhân… Với đặc thù ngành y tế ở TPHCM, bà Mai cho biết nếu bác sĩ không làm việc ở hệ thống công lập, họ có thể xin ra làm ở hệ thống y tế tư nhân.
Theo các chuyên gia, việc thu nhập giảm, áp lực tăng, nguy cơ lây nhiễm Covid-19, bị kỳ thị… khiến nhiều nhân viên y tế giảm động lực làm việc, thậm chí xin nghỉ việc.
PGS.TS Bùi Hoàng Hải, Phó Giám đốc BV Điều trị Covid-19 Hà Nội.
Chia sẻ những tác động của Covid-19 đối với yêu cầu công việc của nhân viên y tế, PGS.TS Hoàng Bùi Hải – Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị Covid-19 Hà Nội – Trưởng Khoa cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết dịch Covid-19 không chỉ tác động đến các hoạt động của cơ sở y tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân viên y tế. “Đó là khối lượng công việc nhiều hơn, nghỉ ngơi ít hơn, stress nhiều hơn, thu nhập giảm, đào tạo hạn chế, ít được chia sẻ, chăm sóc gia đình, thậm chí còn bị cộng đồng kỳ thị…”- PGS Hải nói.
Các chuyên gia chia sẻ về những áp lực nhân viên y tế phải vượt qua trong đại dịch Covid-19,
Trước hiện tượng nhiều nhân viên y tế nghỉ việc thời gian qua, PGS Hoàng Bùi Hải cho rằng thực tế việc dịch chuyển công việc ở nhân viên y tế là thường xuyên, kể cả trước thời điểm có dịch Covid-19. Với nhân viên y tế dù làm việc ở môi trường nào thì mục đích cuối cùng vẫn là phục vụ người bệnh. “Lý do nghỉ việc không hẳn là do thu nhập giảm mà áp lực công việc kéo dài, vượt qua sức chịu đựng thì họ cần được nghỉ ngơi. Tôi nghĩ các đồng nghiệp của tôi có thể chỉ nghỉ việc tạm thời và một vài tháng sau đó họ sẽ quay trở lại công việc”- PGS Hải chia sẻ.
Chi ngân sách toàn ngành giáo dục năm 2021 chỉ đạt 17,3%
Theo Bộ GD-ĐT, tỷ lệ chi ngân sách cho toàn ngành Giáo dục năm 2021 chỉ đạt khoảng 17,3% chi ngân sách cả nước.
Con số này chưa đạt tỷ lệ theo quy định.
Điều này được Bộ GD-ĐT coi là một trong những tồn tại, hạn chế của năm học 2020-2021.
Bên cạnh đó, tỷ lệ chi cho con người (chi lương, các khoản theo lương) còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi thường xuyên tại các trường. Thậm chí, nhiều địa phương chưa bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 18% chi chuyên môn theo quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg. Điều này gây khó khăn cho công tác bảo đảm chất lượng dạy và học tại các địa phương.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT nhìn nhận việc mua sắm bổ sung thiết bị theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn chậm. Đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 học sinh phải học trực tuyến, tại những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất và trang thiết bị, đường truyền Internet còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Chi ngân sách cho toàn ngành giáo dục năm 2021 chỉ đạt 17,3% (Ảnh minh họa).
Cùng đó, tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên mầm non, phổ thông ở một số địa phương vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học. Theo Bộ GD-ĐT, chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đều, còn khoảng cách lớn giữa các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và các vùng thuận lợi. Một bộ phận giáo viên chưa theo kịp được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục; chưa sử dụng thành thạo giải pháp dạy học trực tuyến đểquản lý lớp học, tổ chức các hoạt động học tập.
Bộ GD-ĐT cho rằng, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với lĩnh vực GD-ĐT trên địa bàn là hết sức quan trọng, nhất là khi có sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của bí thư và chủ tịch UBND các tỉnh, thành.
"Thực tiễn cho thấy, ở đâu và khi nào, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo đối với ngành Giáo dục địa phương thì ở đó chất lượng giáo dục được cải thiện rõ rệt, các vấn đề về GD-ĐT mà nhân dân bức xúc giảm hẳn", Bộ GD-ĐT nêu.
Trực thăng đưa vắc xin phòng Covid-19 ra Côn Đảo 5.000 liều vắc xin phòng Covid-19, vật tư y tế đã được trực thăng đưa đến huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) để tiêm chủng cho nhân dân. Ngày 13/8, Bộ Quốc phòng cho biết, vừa qua, trực thăng của Công ty Trực thăng Miền Nam (Binh đoàn 18) đã đưa 12 bác sĩ, nhân viên y tế của Bộ Chỉ...