Việc mẹ bầu cần làm khi được bác sĩ chẩn đoán bị đa ối để không gây biến chứng cho con
Nhiều mẹ bầu lo lắng khi thông qua kết quả siêu âm, bác sĩ kết luận “bị đa ối” và không biết hiện tượng này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.
Đa ối là gì?
Tích tụ quá mức dịch ối bao quanh thai nhi đang lớn lên được gọi là hiện tượng đa ối. Theo Hiệp hội y khoa thai nhi Anh (Fetal Medicine Foundation – một tổ chức từ thiện, hoạt động vì quyền lợi của phụ nữ mang thai và gia đình họ), cứ 1/100 trường hợp mang thai thì xảy ra hiện tượng đa ối.
Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng dịch ối qua siêu âm. Mức thông thường nên ở khoảng 500-1000ml. Nếu vượt quá mức này, thai kỳ có thể xuất hiện một số vấn đề.
Cứ 1/100 trường hợp mang thai thì xảy ra hiện tượng đa ối.
Vì sao có hiện tượng đa ối?
Trong phần lớn trường hợp, vẫn chưa rõ tại sao lượng dịch ối lại tăng. Tuy nhiên, một số yếu tố sau có thể là nguyên nhân của hiện tượng đa ối:
- Tiểu đường: Theo Trung tâm Y tế Đại học Rochester, phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc bị tiểu đường thai kỳ có thể phải đối mặt với nguy cơ đa ối.
- Hội chứng truyền máu song thai: Với hội chứng hiếm gặp này, thai nhi song sinh chia sẻ cùng một nhau thai. Em bé thứ nhất gửi máu sang cho bé song sinh với mình sẽ có ít dịch ối bao quanh hơn. Trong khi đó, em bé nhận máu lại có lượng ối bao quanh nhiều hơn hay còn gọi là đa ối.
- Khiếm khuyết bẩm sinh: Các dị tật bẩm sinh như tắc tá tràng bẩm sinh hay những hội chứng liên quan tới phổi và tim (phù thai nhi) cũng có thể dẫn tới tình trạng tích tụ dư thừa lượng ối, gây đa ối.
- Các nguyên nhân khác: Một số căn bệnh khác như nhiễm trùng do virus, thiếu máu thai nhi, các vấn đề về thận hoặc tim cũng có thể là thủ phạm khiến lượng dịch ối tăng lên trong tử cung sản phụ.
Video đang HOT
Triệu chứng thai phụ đa ối
Phát hiện đa ối sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với việc ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ. Lượng dịch ối dư thừa có thể gây áp lực lên tử cung và các cơ quan nội tạng gần đó. Hiện tượng này có thể dẫn đến:
- Cảm giác khó chịu trong bụng.
- Khó thở.
- Các cơn co.
- Sưng phù thành bụng và các chi dưới.
- Thay đổi trong tư thế của thai nhi.
- Tử cung bị nới rộng (hơn so với mức bình thường trong thai kỳ).
Nếu những triệu chứng này bị bỏ qua hay xảy ra tình trạng đa ối không được điều trị, nguy cơ sản phụ mắc một số biến chứng thai kỳ nhất định có thể tăng lên.
Một khi bạn được xác nhận bị đa ối, cố gắng giữ bình tĩnh và trò chuyện với bác sĩ, làm rõ mọi nghi ngờ, băn khoăn hiện có (Ảnh minh họa).
Nguy cơ liên quan tới dư thừa lượng dịch ối
Đa ối có thể ở mức nhẹ, trung bình hay nghiêm trọng. Tình trạng đa ối nặng có liên quan tới những biến chứng sau:
- Quá nhiều dịch ối có thể làm tử cung nới rộng và dẫn tới nguy cơ sinh non.
- Tình trạng túi ối vỡ sớm.
- Khi dịch ối bị rò rỉ, có thể xảy ra tình trạng nhau thai tách ra khỏi tử cung.
- Sa dây rốn (xảy ra khi dây rốn rơi vào âm đạo).
- Ra máu nghiêm trọng sau sinh.
- Thai nhi chết lưu.
Nếu bị đa ối, bạn nên làm gì?
Một khi bạn được xác nhận bị đa ối, cố gắng giữ bình tĩnh và trò chuyện với bác sĩ, làm rõ mọi nghi ngờ, băn khoăn hiện có.
- Nắm được lượng dịch ối trong tử cung để xác định xem tình trạng đa ối của bạn nặng hay nhẹ.
- Nghỉ ngơi hợp lý. Nếu bạn vẫn đang làm việc, hãy lên kế hoạch nghỉ phép để tránh bị stress.
- Để ý những thay đổi hay bất cứ triệu chứng nào mới trong cơ thể và thông báo ngay cho bác sĩ.
- Tham vấn bác sĩ về các lựa chọn điều trị đa ối cũng như kế hoạch sinh nở.
- Giữ liên lạc với bác sĩ để hiểu về kết quả xét nghiệm của bạn cũng như kiểm tra tiến độ sau điều trị.
Nguồn: Mom/Helino
Nối thành công tá tràng đứt rời cho bé sơ sinh
Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa phẫu thuật thành công, cứu sống bé trai sơ sinh bị đứt rời tá tràng thành 2 đoạn.
Bác sĩ tiến hành phẫu thuật nối lại tá tràng cho bé T. - Ảnh: B.A.
Ngày 14-10, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết vừa cấp cứu thành công, nối lại đoạn tá tràng bị đứt rời thành 2 đoạn cho một bệnh nhi do mắc bệnh lý tắc tá tràng bẩm sinh.
Trước đó, ngày 3-10, bệnh viện tiếp nhận bé trai T.Đ.T. (quê Quảng Ngãi, trú tại Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng bú được nhưng nôn ói nhiều, bụng trướng, ói ra dịch nhầy màu xanh. Qua kiểm tra, các bác sĩ chẩn đoán bé T. bị tắc tá tràng bẩm sinh và chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Quá trình tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện tá tràng của bệnh nhi bị đứt rời thành 2 đoạn. Trong đó, đoạn phía trên dãn to, dày, đường kính 2.5cm, còn đoạn phía dưới teo xẹp rất nhỏ, đường kính chỉ khoảng 0.3-0.4cm và rất mỏng. Ngoài ra, tá tràng bị mô tụy che lấp nên rất khó tìm và nối lại ruột cho bệnh nhi.
Bác sĩ Vũ Công Tầm, trưởng khoa phẫu thuật gây mê - hồi sức Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cho biết cái khó của ca phẫu thuật này là 2 đoạn tá tràng bị đứt rời có kích thước khác nhau. Bác sĩ phải sử dụng kỹ thuật nối tá tràng - tá tràng miệng nối theo kiểu Kimura với loại chỉ phẫu thuật tự tan để khâu nối. Sau gần 2 giờ phẫu thuật, ca mổ đã thành công.
Hiện bệnh nhi đã có thể bú được 40ml sữa, tiêu hóa tốt, không ói, thông suốt toàn tuyết tiêu hóa.
Cũng theo bác sĩ Tầm, tắc tá tràng bẩm sinh là một bệnh lý tương đối hiếm gặp, tỷ lệ mắc 1/5.000 - 1/10.000 ở trẻ mới sinh. Tắc tá tràng bẩm sinh có nhiều nguyên nhân khác nhau như teo tá tràng, tụy nhẫn, dây chằng Ledd...
Biểu hiện đặc trưng của bệnh này là trẻ bỏ bú, trướng bụng, nôn ói dịch màu xanh, không đi phân su. Do đó, khi thấy trẻ sơ sinh có các triệu chứng trên cần đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Theo tuoitre
Kỹ thuật can thiệp bào thai: Kỹ thuật y khoa thấm đẫm nhân văn Thai nhi được coi là một bệnh nhân và phải điều trị ngay khi có vấn đề bệnh lý từ trong buồng ối. Bởi vậy, việc thực hiện can thiệp bào thai bệnh lý được đánh giá là một kỹ thuật mới, giàu tính nhân văn nhằm tăng cơ hội cứu sống những thai nhi có vấn đề mà không thể chờ đợi...