Việc cắt giảm vũ khí hạt nhân toàn cầu không mấy lạc quan
Ngày 13-6, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đã công bố báo cáo tình hình phát triển vũ khí hạt nhân mới nhất cho biết, tuy tổng số đầu đạn hạt nhân trên toàn cầu có giảm, nhưng thực trạng giải trừ loại vũ khí hủy diệt này vẫn còn rất khó khăn.
Một vụ thử hạt nhân
SIPRI đưa ra số liệu thống kê của tháng 1 năm 2016 cho biết, trên toàn cầu hiện đang sở hữu 15.395 đầu đạn hạt nhân, so với năm 2015 giảm 455 đầu đạn, trong đó có 4.120 đầu đạn đang nằm trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Báo cáo của viện này cũng đã đưa ra số liệu sở hữu của từng quốc gia, trong đó đứng đầu bảng là Nga với 7.290 đầu đạn, tiếp theo là Mỹ với 7.000 đầu đạn, thứ 3 là Pháp sở hữu 300 đầu đạn, Trung Quốc đứng thứ 4 với 260 đầu đạn, lần lượt sau đó là Anh (215 đầu đạn), Pakistan (110-130 đầu đạn), Ấn Độ (100-120 đầu đạn), Israel (80 đầu đạn) và cuối cùng là Triều Tiên với 10 đầu đạn.
Video đang HOT
Tờ China ReviewNews, Hồng Công bình luận, số lượng đầu đạn hạt nhân của Pháp, Trung Quốc, Anh và Israel vẫn giữ nguyên số lượng của năm ngoái. Còn Ấn Độ và Pakistan mỗi nước tăng lên 10 đầu đạn. Mỹ và Nga vẫn là hai cường quốc hạt nhân của thế giới khi chiếm 93% tổng số lượng đầu đạn hạt nhân của toàn cầu.
Theo báo cáo của SIPRI, nguyên nhân tổng số lượng đầu đạn hạt nhân toàn cầu giảm hơn so với năm ngoái là do cắt giảm số lượng đầu đạn của Nga và Mỹ. Nhưng theo chuyên gia hạt nhân của Trung Quốc, sự cắt giảm này không phải là tiêu hủy đầu đạn hạt nhân, mà là chuyển từ trạng thái cảnh giác cao độ của các đầu đạn hạt nhân này sang trạng thái cảnh giác ở mức thấp hơn. Một khi cần thiết, vẫn có thể triển khai ngay được những đầu đạn này.
Theo_An ninh thủ đô
Sợ Nga, Ba Lan và các quốc gia Baltic lập hệ thống phòng không chung
Các quốc gia Baltic và Ba Lan đang thảo luận việc thành lập một hệ thống phòng không chung để đối phó với "sức ép quân sự ngày càng lớn từ Nga".
Tờ Financial Times của Anh ngày 13/6 cho biết, Ba Lan và các nước Baltic đang đàm phán với các tổ hợp công nghiệp quân sự về việc thành lập hệ thống phòng thủ chống máy bay, nhằm bảo vệ biên giới của các nước này chống lại lực lượng không quân hùng mạnh của Nga.
Tờ báo Anh đưa tin, với việc gia tăng hiện diện của quân đội Nga gần biên giới 3 nước NATO ở vùng Baltic là Estonia, Latvia, Litva (Lithunia) và quốc gia cùng khối khác là Ba Lan, chính quyền của các quốc gia này cho rằng họ cần phải tăng cường khả năng quốc phòng.
Trả lời phỏng vấn của Financial Times, Bộ trưởng Quốc phòng Litva Juozas Olekas nhấn mạnh, tại thời điểm này, họ đang đàm phán với Estonia, Latvia và Ba Lan về việc xây dựng những biện pháp phòng thủ biên giới, mà quan trọng nhất là các hệ thống phòng không.
Ông Juozas khẳng định, việc xây dựng hệ thống phòng không chung đã được 4 nước thống nhất quyết định, hiện nay là các nước này đang đánh giá lựa chọn nguồn cung cấp. Thủ tục này sẽ được nhanh chóng hoàn tất để hệ thống có thể được đưa vào hoạt động trong vòng hai hoặc ba năm tới.
Vừa qua, Mỹ và các đồng minh đã rầm rộ tuyên truyền về cái gọi là "sự đe dọa của Moscow đối với khu vực Baltic và Đông Âu", ví dụ như luận thuyết "Nga có thể chiếm Baltic trong vòng 36 giờ" hay "Nga có thể đánh bại NATO trong vòng 60 giờ".
Mỹ đang tăng cường triển khai các Hệ thống phòng không Patriot-3 ở Đông Âu
Điều này đã làm dấy lên sự lo lắng về "sự nguy hiểm của Nga đối với an ninh của các quốc gia NATO ở Đông Âu và Baltic", nhằm hợp pháp hóa việc tăng cường triển khai lực lượng, trang bị đến các căn cứ quân sự ở các nước thuộc khối ở phía đông, nằm giáp biên giới phía Tây của Nga.
Mỹ-NATO đã liên tiếp triển khai các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa trên bộ Patriot-3 (PAC-3) ở các quốc gia thành viên giáp nước Nga. Hệ thống đầu tiên đã được đưa vào hoạt động ở căn cứ Deveselu của Romania (tháng 12/2015) và hệ thống thứ hai sẽ được lập ở Ba Lan vào năm 2018.
Đáp trả về tuyên bố mới nhất của các nước Baltic và Ba Lan, các quan chức quốc phòng Nga cho rằng, đây lại là một âm mưu mới nhất nhằm siết chặt vòng vây xung quanh nước Nga, đồng thời tuyên bố rằng Moscow sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả tương xứng.
Một số chuyên gia quân sự nước này khẳng định rằng, dù NATO có tăng cường lực lượng phòng không/phòng thủ tên lửa đến đâu cũng không thể đối phó nổi với lực lượng không quân và tên lửa của Nga. Tất cả những hành động này chỉ là động thái "mị dân, trấn an đồng minh" mà thôi.
Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov tuyên bố, NATO nên chấm dứt "phổ biến những câu chuyện kinh dị" là Moscow sẽ xâm lược các nước này. Nga không bao giờ mong muốn chiến tranh, tất cả những hành động của họ chỉ là những sự tự vệ trước bước tiến về phía Đông của NATO.
Theo_An ninh thủ đô
Ba Lan rầm rộ tập hợp hàng nghìn quân chống Nga Ba Lan sẽ thành lập các lực lượng bán quân sự để nâng cao năng lực quân sự như một phần của kế hoạch chuẩn bị nhằm đối phó với một "cuộc chiến tranh lai" với nước láng giềng Nga, Bộ Quốc phòng Ba Lan hôm qua (3/6) đã tuyên bố như vậy. Ảnh minh họa Kế hoạch của Ba Lan được tuyên...