Việc cấp bách
Ngày 22.10, phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lo ngại kinh tế trì trệ làm cho đời sống người lao động (NLĐ) khó khăn. Nhiều đại biểu sốt ruột vì chưa thấy Chính phủ đề ra biện pháp hữu hiệu để vực dậy nền kinh tế và không đồng tình việc ngừng tăng lương tối thiểu.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam vươn lên số 1 thế giới nhưng vì là xuất khẩu thô nên giá trị kinh tế còn thấp.
Ngày 23.10, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo Môi trường kinh doanh 2013, xếp hạng Việt Nam tiếp tục tụt 8 bậc.
Để vực dậy nền kinh tế thì phải dám nhìn thẳng vào sự thật, xem nguyên nhân nào đẩy nó vấp ngã: Nguồn vốn đầu tư công khổng lồ vào các tập đoàn nhà nước, các dự án lớn ít giá trị kinh tế. Do đó, hệ số ICOR của kinh tế nhà nước (số đồng vốn bỏ ra để thu 1 đồng lãi) từ 3 tăng lên hơn 10!
Nợ xấu tăng rất nhanh. Doanh nghiệp tư nhân thoi thóp vì thiếu vốn và bị chèn ép bởi nền kinh tế do các nhóm lợi ích thao túng. Nhập siêu tăng lên gấp 5 lần khóa trước. Ba vấn đề nóng nổi lên: Hàng tồn kho, thị trường thu hẹp, hàng giảm giá thê thảm và thiếu vốn.
Đã hai năm bàn bạc về tái cấu trúc nền kinh tế, có hàng chục cuộc tọa đàm, hội thảo, nhưng tất cả chưa có chuyển biến đáng kể. Vấn đề tái cấu trúc ngân hàng gặp bao trở ngại. Chỉ riêng chuyện tổng nợ xấu cũng không thể xác định được, con số của Thống đốc Ngân hàng đưa ra khác với con số của Thanh tra Ngân hàng, con số của Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia lại khác nữa.
Tình trạng tài chính không minh bạch, có hai sổ sách phổ biến trong hệ thống ngân hàng. Và gần đây, Thống đốc Ngân hàng thừa nhận có các nhóm lợi ích thao túng hệ thống ngân hàng.
Việc tái cấu trúc đầu tư công, lúc đầu được ấn định cắt bỏ nhiều khoản lớn rất ấn tượng, nhưng sau đó lại ứng trước ngân sách cho đầu tư, phát hành trái phiếu chính phủ tài trợ các dự án. Dư luận cho rằng tái cấu trúc DNNN là lĩnh vực chậm chạp nhất, bởi nó được coi là giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Nay lại chủ trương “Kết thúc giai đoạn thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước xem xét chuyển một số tập đoàn nhà nước thành tổng công ty”.
Như vậy là quay trở lại hình thức DNNN 16 năm trước. Hồi đó, các liên hiệp xí nghiệp kém hiệu quả được chuyển thành tổng công ty. Sau đó, nhiều tổng công ty thua lỗ nên quyết định chuyển sang hình thức tập đoàn, hy vọng tạo ra “quả đấm thép”. Hình như chúng ta cứ loay hoay đi tìm hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước, mà không thấy rằng sự thất bại nằm ở những gì có tính quy luật mà các nền kinh tế tiên tiến đã biết tránh hoặc vận dụng để không bị thua lỗ, đạt hiệu quả cao, trở nên giàu mạnh.
Xin nêu ra ba giải pháp khắc phục ách tắc:
Một là từ ưu tiên- ưu đãi kinh tế nhà nước chuyển sang một mặt bằng bình đẳng kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Thậm chí ưu tiên cho đơn vị nào đạt hiệu quả cao, tăng đóng góp ngân sách nhà nước.
Video đang HOT
Hai là tập trung sức ngăn chặn, xóa bỏ các nhóm lợi ích. Hiện nay, ai cũng thấy có sự thao túng của các nhóm lợi ích, nhưng chưa nơi nào chỉ mặt gọi tên được những ai nằm trong nhóm lợi ích, vì nó được đội ngũ cán bộ, đảng viên có chức quyền bao che. Bình phong của nhóm lợi ích là môi trường quản lý không minh bạch và luật pháp không rõ ràng, có kẽ hở.
Ba là nên khôi phục lại ban tư vấn của Chính phủ. Huy động và khai thác được “túi khôn” trong nhân dân thì chỉ có lợi cho đất nước.
Theo laodong
Bệnh "lợi ích nhóm" của "ông nhà băng": Chuyện không có gì lạ!
Cuộc tranh luận quanh cụm từ khá nhạy cảm "lợi ích nhóm" có vẻ như đã lên tới cao trào, sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định: "NHNN nhận định lợi ích nhóm là rào cản lớn nhất trong quá trình tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng..."
Nhóm lợi ích ở Việt Nam được cho là khá đa dạng, phức tạp và chưa được xác định rõ (minh họa: Khều, nguồn: VNEconomy)
Rào cản ai dựng nên?
Cụm từ trên tuy đã xuất hiện từ khá lâu trong bình luận của bạn đọc nhưng chủ yếu dưới dạng câu hỏi nghi vấn, rồi dần mang tính chất khẳng định ngày một nhiều hơn sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng công khai nêu đích danh "nhóm lợi ích" trong bài phát biểu kết thúc Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 10/10/2011. Tổng Bí thư đồng thời cũng nhấn mạnh: Phải khắc phục "tư duy nhiệm kỳ" và "lợi ích nhóm" trong đầu tư công trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư.
Riêng với lĩnh vực ngân hàng thì không chỉ người dân, mà nhiều chuyên gia và các vị giới chức suốt thời gian dài vừa qua cũng luôn đặt câu hỏi tương tự như những gì Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền đã nhấn mạnh:
"Một nền kinh tế thế này mà cho ra đời hàng trăm tổ chức tín dụng là bất bình thường. Ngân hàng nói hạ lãi suất nhưng các doanh nghiệp nói là lãi suất có hạ gì đâu, có tiếp cận được lãi suất đâu. Thời gian qua có hàng ngàn doanh nghiệp phá sản hoặc sống dở, chết dở, thế mà các ngân hàng vẫn nhởn nhơ, sống ngon lành. Phải xem xét rõ có lợi ích nhóm gì trong việc này không" (theo Pháp luật TP.HCM ngày 25/5)
Còn Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trong trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mới đây, ông nói không muốn dùng từ "lợi ích nhóm" vì dân tộc ta vốn hay dùng từ "lợi ích cục bộ" (theo VNEconomy). Nhưng trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" phát sóng trên VTV tối 7/10, Thống đốc đã khẳng định: "NHNN nhận định lợi ích nhóm là rào cản lớn nhất trong quá trình tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng", dù Thống đốc vẫn lưu ý rằng: không có lợi ích nhóm trong ban cán sự Đảng NHNN cũng như từng cá nhân trong ban cán sự Đảng NHNN.
Sự nhìn nhận xem ra quá muộn màng điều mà dư luận đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo, đồng thời chỉ rõ những biểu hiện rõ rệt ngay trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính này, lập tức dẫn tới những ý kiến phản hồi khá mạnh.
Cũng có một vài ý kiến hoan nghênh phát biểu "nhìn thẳng vào sự thật" của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đồng thời chỉ ra cái khó của ông song song với cảnh báo:
"Thống đốc trả lời rất hay!! Rất sát và đúng thực trạng trong ngành NHVN. Các bạn chỉ biết phê bình, vậy xin hỏi thử đã có thống đốc nào dám thẳng thắn nêu ra vấn đề hiện tại của nền kinh tế chưa?? Tôi rất mong Thống đốc Bình tiếp tục tiến hành cải cách ngày một tốt hơn nữa" - Hoangtd: truongduchoanggtcb@gmail.com
"Thống đốc Nguyễn Văn Bình là người đang giải quyết hậu quả của... đó chứ! Nói gì thì nói, tôi thấy Thống đốc Bình vẫn là thống đốc có chuyên môn tốt nhất và sắc sảo nhất, trong điều kiện hiện nay thì không ai có thể làm tốt hơn ông ấy. Mà mọi người đừng có chỉ đọc những trang blog viết linh tinh, rồi lại hiểu không hết bản chất của thực tế ngành NH. Sự thật không phải hoàn toàn như vậy đâu!" - Xuyên Võ: vbx@yahoo.com
Nhóm lợi ích có thể là mầm mống gây hoạ cho doanh nghiệp (minh họa, nguồn: Petrotimes)
Vàng mắt vì Vàng
Nhưng xem ra số người hiểu được cặn kẽ nguồn cơn để có được sự cảm thông với những điều khó xử của người trong cuộc không nhiều. Còn lại, đại đa số bạn đọc có vẻ như do quá thất vọng với những gì chính mình trải nghiệm và đã được thực tế chứng minh rằng: các vị ấy thường nói vậy mà không phải vậy, nên giờ đây những phát ngôn như thế vẫn tiếp tục gây sốc với dư luận vốn đã mất quá nhiều lòng tin.
"Có một điều chắc Thống đốc cũng biết rõ: thời buổi này người Việt Namdân trí cao lên rồi. Rất nhiều người đọc được bài PV của Thống đốc và họ nhận ra rằng dường như Thống đốc vô can trong tất cả các sự việc mà Thống đốc nói ra ở trên thì phải? Ngay cả bản thân tôi vừa tốt nghiệp ĐH hơn 3 năm, nhưng tôi nắm khá rõ các chiêu thức để chiếm đoạt vốn, đầu cơ... từ các hoạt động tài chính ngân hàng. Như vậy thì những bạn đọc có kinh nghiệm và kiến thức hơn tôi chắc còn biết rõ hơn nhiều..." - Hoàng Mai Nhi: hmnhi198750@gmail.com
"Tôi là người "ngoại đạo", vốn kém về kiến thức tài chính, tiền tệ. Ấy vậy mà nghe ông Bình nói tôi cảm thấy thất vọng và phải nói thẳng ra rằng: Có vẻ như từ khi lên làm Thống đốc tới nay, ông ít quan tâm đến các hoạt động của NH hơn? Ví dụ năm ngoái "đua lãi suất", rồi các ngân hàng "cho nhau vay" để "tự thu lãi". Lãi suất cao chót vót khiến sản xuất đình đốn. Gần đây thì nhiều NH có dấu hiệu thất thoát khủng khiếp, giá vàng cao ngất ngưởng so với thế giới vì độc quyền, khiến có chuyên gia đã nói: &'Kỳ lạ ở VN là vàng được định giá theo thương hiệu, không phải theo tuổi vàng và chất lượng'..."???
Rõ ràng có 1 nhóm lợi ích đang thao túng hoạt động tiền tệ, ví dụ như vụ Tổng công ty Mua bán nợ bỏ cả núi tiền mua nợ, khai khống giá trị gấp ngàn lần. Những vụ "cố tình thua lỗ", sập tiệm như Vinashin, Vinalines khi mua đồ cũ, đồ rởm rồi nâng giá, bán sắt vụn... Ngân hàng nào cho vay, sao dễ như vậy? Ông nói "để họ tự khắc phục...". Trời đất, tiền chứ có phải giấy trắng đâu mà thiếu thì ra thị trường mua về bù vào? Mất là mất luôn, bị thâu tóm là mất luôn, làm gì có chuyện "để cơ hội cho tội phạm khắc phục"? Mà đâu phải sai phạm nhỏ như làm hỏng thì sửa lại, thưa ông! Hèn chi có lẽ lại sắp "đua lãi suất tiền gửi", có lẽ lại là chiêu để "thu tiền sửa chữa" đây mà. Còn kinh tế lại trì trệ ư, chắc khi đó cũng lại hết nhiệm kỳ của các vị ấy rồi... Bó tay!" - Thành Công: Thanhcong1963@gmail.com
Đặc biệt, những sự kỳ lạ về giá Vàng VN và vị thế rõ ràng là độc quyền của nó trong cơ chế thị trường hiện nay đã và đang bị lãnh búa rìu dư luận nặng nề nhất:
"Giá vàng tăng vọt như hiện nay vừa thể hiện swk không còn đủ khả năng kiểm soát nổi của NHNN. Những phát biểu gần đây của các vị giới chức NHNN chỉ lại gây sốc trong dư luận, và thiệt hại cuối cùng vẫn là người dân làm công ăn lương phải gánh chịu. Đồng tiền mất giá, tiền lương không thay đổi, các vị gánh trách trách nhiệm thế nào với quốc kế dân sinh đây?" - Hà Ngọc: hangocdx@gmail.com
"Mặc dù chúng tôi biết vàng các thương hiệu khác nhau có chất lượng khác nhau, nhưng trước kia các thương hiệu vàng đều do NHNN cấp phép. Rồi do NHNN không quản lý nên mới có hậu quả chất lượng vàng không đồng đều. Bây giờ mọi thiệt hại đều đổ lên đầu người dân đã tích trữ vàng phi SJC. Tại sao NHNN không cho chuyển đổi vàng phi SJC sang vàng SJC và thu phí, còn thương hiệu vàng nào có chất lượng kém thì doanh nghiệp sản suất vàng đó phải chịu trách nhiệm đền bù?" - Nguyễn Thích: nguyenkhoai50@yahoo.com
"Tôi thấy Thống đốc nói và làm còn khác nhau:
- Trước đây Thống đốc có nói: khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 300.000VNĐ, thì Ngân hàng Nhà nước sẽ vào cuộc: điều tra, can thiệp. Nhưng hiện nay có thời điểm giá vàng SJC cao hơn giá vàng thế giới tới 3.000.000VNĐ/lượng nhưng cũng không thấy điều tra, can thiệp?
- Tại sao cũng đều là vàng nhập khẩu và tuổi vàng như nhau, mà vàng của Cty Bảo Tín Minh Châu ở Hà Nội lại rẻ hơn vàng SJC 3.000.000VNĐ một lượng??? Hay là do mác SJC độc quyền? tại sao không để nhiều đơn vị gia công dập mác SJC???
Vậy xin hỏi Thống đốc: chúng ta đang đi theo cơ chế thị trường hay Độc Quyền???" - Lê Hoàng Long: hoanglong2012@gmail.com
Gia công vàng miếng tại cơ sở của SJC, quận 7 TPHCM (ảnh minh họa)
Từ cách nhìn nhận của những người "thiệt đơn, thiệt kép", người dân tiếp tục đề xuất những kế sách được coi là phù hợp với thực tế hơn và cái chính là xóa bỏ được "lợi ích nhóm":
"Cơ chế chính sách về vàng mà NHNN đưa ra độc quyền vàng miếng SJC là không hợp lý, chủ yếu là cho một nhóm có lợi ích, còn người dân lao động thiệt đơn thiệt kép. Chẳng hạn vàng miếng bị móp méo, các loại vàng miếng khác SJC sẽ bị giảm giá rất nhiều so với vàng miếng SJC.... Đây là tôi chưa nói đến tốn rất nhiều thời gian và công sức để chế tác lại các vàng miếng khác SJC thành vàng miếng SJC???? Thật là độc quyền và quá lòng vòng. Tôi đề nghị, để thị trường vàng trong nước được lành mạnh và minh bạch về giá cả, chúng ta nên làm như sau:
1- Nhà nước nên bỏ độc quyền vàng SJC như hiện nay (vì lợi ích nhóm).
2- Cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất ra các loại vàng miếng hoạt động bình thường.
3- Trên thị trường vàng có các loại vàng miếng khác nhau, thì tất nhiên các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh về giá cả dẫn đến giá vàng trong nước sẽ tiến sát với giá vàng thế giới, làm cho thụ trường vàng trong nước sẽ minh bạch và lành mạnh. Như vậy người dân sẽ không bị thiệt thòi, nhà nước cũng thu thuế và quản lý được vàng trong nước.
4 - Cơ chế chính sách quản lý vàng của ta HIỆN NAY là độc quyền, chỉ lợi cho một số người, còn người dân thiệt đơn thiệt kép. Có phải điều hành cơ chế chính sách của ta lúc nào cũng đúng đâu (vì ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm), cái gì không hiệu quả ta nên bỏ ngay để đưa ra một cơ chế chính sách phù hợp và có hiệu quả, để nền kinh tế của ta phát triển lành mạnh. Có vậy mới đạt được mục tiêu DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH" - Dan ngheo: danngheo@gmail.com
Theo Dantri
Quyết tâm phải đi cùng hành động Cùng với quyết tâm mạnh mẽ thì việc chống lại lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng cũng cần những hành động mạnh mẽ. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, khẳng định với phóng viên Báo ANTĐ: "Điều quan trọng là cần nhận diện nhóm lợi ích là ai, những hoạt động nào của họ không hợp lý...