Video từ kính hiển vi cho thấy vi khuẩn chạy trốn bạch cầu trung tính
Video do ông David Roger, Đại học Vanderbilt, Mỹ quay vào những năm 50. Video cho thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus đang cố gắng trốn chạy khỏi bạch cầu trung tính.
Vi khuẩn chính là một trong những tác nhân chủ yếu gây ra các bệnh nhiễm trùng ở người. Trong số đó, phổ biến nhất phải kể đến vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus).
Vi khuẩn ở trong video là loại vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), thường ký sinh ở da và mũi họng. Chúng gây bệnh cho những người bị suy giảm sức đề kháng.
Thông thường, các vi khuẩn tụ cầu này vẫn có mặt ở cơ thể người (chủ yếu trên da) nhưng không gây bệnh hoặc chỉ gây nhiễm trùng da nhẹ. Tuy nhiên, khi các vi khuẩn tụ cầu xâm nhập sâu hơn vào máu, khớp, phổi hay tim thì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Video dưới đây cho thấy vi khuẩn tụ cầu vàng đang tìm cách trốn tránh sự truy đuổi của các bạch cầu trung tính.
(nguồn: David Roger, Đại học Vanderbilt)
Cần làm gì khi đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau?
Tiết dịch (ghèn) trong mắt của người đau mắt đỏ là sự kết hợp của chất nhờn, dầu, tế bào da và các mảnh vụn khác tích tụ ở khóe mắt trong khi ngủ.
Dịch này có thể tiết ra rất nhiều và đóng chặt vào khóe mắt hoặc mí mắt. Vậy cần làm gì khi đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau?
Chất dịch tiết ra từ mắt của người đau mắt đỏ có thể ướt, dính (ghèn dây) hoặc khô đóng vảy, tùy thuộc vào lượng chất lỏng trong ghèn đã bay hơi đi. Các thuật ngữ khác được sử dụng để mô tả tình trạng tiết dịch mắt bao gồm mủ mắt, ghèn mắt hay mắt đóng ghèn.
Ghèn mắt có chức năng bảo vệ mắt, giúp loại bỏ các chất cặn bã và mạnh vụn có khả năng gây hại khỏi màng mắt cũng như bề mặt trước của mắt.
Đôi mắt bạn sẽ tiết chất nhờn suốt cả ngày và hành động chớp mắt sẽ giúp loại bỏ chất nhờn trước khi nó đóng cứng lại ở khóe mắt tạo nên ghèn. Khi bị đau mắt đỏ, dịch tiết ở mắt sẽ tiết ra nhiều hơn nhằm loại bỏ những tác nhân xấu gây hại cho mắt.
Khi bạn ngủ, mắt không chớp thường xuyên, dịch tiết ở mắt sẽ đọng lại và đóng vảy dọc theo mí mắt; điều này khiến 2 mí mắt dính chặt vào nhau khi tỉnh dậy.
Đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau là tình trạng khá phổ biến - Ảnh: Allaboutvision
Vậy cần làm gì khi đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau? Một số người ngủ dậy thấy mắt bị tiết dịch quá nhiều, đặc biệt là dịch màu xanh lá cây hoặc vàng dính chặt theo dọc mí mắt. Nếu hiện tượng đó đi kèm với thị lực kém, nhạy cảm với ánh sáng, mắt đau thì đây là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng ở mắt (còn gọi là đau mắt đỏ). Lúc này bạn cần đến bác sĩ nhãn khoa thăm khám và điều trị sớm.
1. Nguyên nhân đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau
Ghèn dính ở khóe mắt khi ngủ dậy thường không phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh về mắt. Điều này chỉ bất thường khi ghèn mắt có sự thay đổi bất thường về số lượng, độ đặc, màu sắc dính trên 2 mí mắt. Nếu đau mắt và ngủ dậy thấy mí mắt dính chặt vào nhau thì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Tình trạng mắt phổ biến liên quan đến dịch mắt tiết nhiều thường là do viêm kết mạc (hay còn gọi là đau mắt đỏ). Đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau là triệu chứng khá phổ biến của bệnh. Tình trạng viêm kết mạc khiến dịch dịch tiết nhiều hơn bình thường, nhất là ở khu vực lòng trắng của mắt với bề mặt ngoại của mí mắt.
Đau mắt đó khiến người bệnh thấy lộm cộm mắt, kích ứng và đỏ mắt. Trong một số trường hợp, đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí bị dính vào nhau nghiêm trọng tới mức khiến mắt người bệnh không thể mở ra cho đến khi tìm được giải pháp điều trị.
Có ba loại đau mắt đỏ: do vi rút, do vi khuẩn và do dị ứng.
Viêm kết mạc do vi-rút rất dễ lây lan và do vi-rút như cảm lạnh thông thường hoặc vi-rút herpes simplex gây ra. Tiết dịch mắt liên quan đến bệnh đau mắt đỏ do vi rút thường là dịch lỏng có màu trong, đôi lúc cũng có thể là màu trắng hoặc vàng nhạt.
Viêm kết mạc do vi khuẩn là do nhiễm vi khuẩn và có thể đe dọa đến thị lực nếu không được điều trị kịp thời. Dịch mắt ở trường hợp này thường đặc giống như mủ và đặc hơn đau mắt đỏ do vi rút.
Đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau thường là trường hợp bệnh do vi khuẩn, dịch tiết nhiều hơn vào buổi sáng. Dịch ghèn ở mắt người viêm kết mạc do vi khuẩn thường có màu vàng, xanh lá cây và đôi khi là màu xám.
Đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau thường do vi khuẩn gây nên - Ảnh: hse.ie
Viêm kết mạc dị ứng gây ra bởi các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông tơ, bụi và các chất kích ứng thông thường khác. Nó cũng có thể do phản ứng dị ứng với các chất ô nhiễm hóa học, đồ trang điểm, dung dịch kính áp tròng và thuốc nhỏ mắt. Dịch tiết liên quan đến viêm kết mạc dị ứng thường là chảy nước mắt.
Không giống như bệnh đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn, viêm kết mạc dị ứng không lây và luôn ảnh hưởng đến cả hai mắt.
2. Làm gì khi đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau?
Một lượng nhỏ dịch tiết ở mắt thường vô hại, nhưng nếu đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau; dịch ở 2 mí mắt thay đổi về màu sắc, tần suất, độ đặc và số lượng dịch tiết ra ở mắt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa sớm nhất.
Nếu nhiễm trùng mắt là nguyên nhân gây ra dịch tiết ở mắt, bác sĩ nhãn khoa của bạn có thể kê toa thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ kháng sinh hoặc kháng vi-rút. Nếu dị ứng mắt làm cho mắt bạn chảy nước mắt liên tục, thuốc nhỏ mắt kháng histamine không kê đơn và thuốc thông mũi có thể làm giảm các triệu chứng.
Chườm ấm đắp lên mắt có thể giúp giảm các triệu chứng ngứa và khó chịu ở mắt nói chung, ngoài ra còn giúp loại bỏ bọng mắt.
Chườm khăn ấm lên mắt trong vài phút để dịch tiết mềm ra - Ảnh: Drtavel
Nếu đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau, cách tốt nhất là nhờ người thân chườm khăn ấm lên mắt trong vài phút để dịch tiết mềm ra. Sau đó, nhẹ nhàng lau đi phần dịch tiết đóng trên mí mắt là được. Lưu ý dùng khăn sạch, có thể là bông gòn y tế; thao tác chườm và lau dịch tiết nhẹ nhàng để tránh tổn thương cho mắt.
3. Một số biện pháp kiểm soát tiết dịch mắt khi đau mắt đỏ
Ngoải việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, thực hiện theo các mẹo đơn giản sau sẽ giúp tránh được tình trạng đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí bị dính vào nhau:
- Hạn chế chạm vào mắt để tránh nhiễm trùng mắt khởi phát hoặc lây lan.
- Rửa tay thường xuyên
- Nếu bạn bị chảy mủ mắt khi đeo kính áp tròng, hãy tháo kính áp tròng và đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Hãy chuyển sang các loại kính áp tròng dùng một lần hàng ngày để làm giảm nguy cơ gây viêm liên quan đến kính áp tròng.
- Hãy loại bỏ mọi mỹ phẩm có khả năng bị nhiễm trùng như mascara và kẻ mắt.
- Nếu dị ứng là nguyên nhân khiến bạn chảy nước mắt, hãy kiểm tra lại môi trường xung quanh bạn và loại bỏ hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các chất gây kích ứng.
Nam sinh nguy kịch vì nhiễm khuẩn chưa thể xác định Sau lần té ngã, nam sinh 14 tuổi rơi vào nguy kịch, sốc, nhiễm trùng huyết toàn thân. Hiện loại vi khuẩn mà bệnh nhân này bị nhiễm chưa thể xác định. Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa tiếp nhận ca nguy kịch vì bị nhiễm một loại vi khuẩn tụ cầu chưa rõ loại. Đó là...