Video người phụ nữ trong đoàn cứu trợ Đắk Lắk bật khóc khi bị “chặn xe”, ép làm một việc: Dân mạng nghe xong thì vỡ oà
Nhiều người xem video đã “nín thở” sợ hãi, lo cho đoàn cứu trợ nhưng khi biết sự thật thì vừa buồn cười lại vừa thấy ấm lòng vô cùng.
Mới đây, một tài khoản TikTok đã đăng tải đoạn video với nội dung: “Một chị trong đoàn cứu trợ của Đắk Lắk đã khóc khi bị một nhóm người ra đường chặn xe, ép xuống…”. Đọc tới đây, nhiều cư dân mạng cho biết đã cảm thấy rất hồi hộp và lo lắng, không biết chuyện gì xảy ra với chị và đoàn cứu trợ. Thế nhưng, nội dung tiếp theo khiến cho ai cũng chuyển sang bật cười thích thú.
Cụ thể, nội dung này như sau: “Một chị trong đoàn cứu trợ của Đắk Lắk đã khóc khi bị một nhóm người ở miền Bắc ra đường chặn xe, ép xuống ăn cơm. Đặc biệt là nhóm người này còn dọn nhiều món ngon và ép đoàn của chị phải ăn thật nhiều. Nguy hiểm hơn là không lấy một đồng bạc nào cả”.
Cách miêu tả đầy gay cấn nhưng nội dung thì lại vô cùng ấm áp khiến người xem phải phì cười. Không chỉ vậy, dựa trên nội dung này, cư dân mạng lập tức nhận ra đây là những địa điểm nấu cơm miễn phí mời các đoàn cứu trợ ghé vào ăn.
Ở một tài khoản khác, nội dung video đã được truyền tải rõ hơn. Cụ thể, theo nội dung trò chuyện của những người trong video thì đây là một đoàn cứu trợ từ Đắk Lắk mang đồ tiếp tế cho bà con ở miền Bắc bị ảnh hưởng do bão lũ. Khi đi đường, đoàn đã được những người dân mời vào ăn bữa cơm miễn phí. Đó là những bữa cơm nghĩa tình do bà con tự nấu để mời các đoàn và không lấy một đồng nào cả.
Không chỉ ý nghĩa bởi những bữa cơm 0 đồng được làm từ t ấm lòng, mà ngay cả cách mà người dân mời các đoàn cứu trợ vào cũng khiến người xem vô cùng thích thú. Rất nhiều người liên tục ra mời vô cùng nhiệt tình, khiến các đoàn khó lòng mà từ chối. Có lẽ điều này càng khiến cho thành viên của đoàn cứu trợ trên xúc động nên không kìm được mà bật khóc. Sau đó, chị còn ôm một người dân ở đó vì quá cảm động trước tình cảm của bà con dành cho các đoàn cứu trợ cũng như sự nhiệt tình và tấm lòng ấm áp của họ.
Những ngày qua, khi rất nhiều đoàn cứu trợ từ khắp mọi miền tiến về các tỉnh miền Bắc đề giúp đỡ bà con vùng bão lũ thì rất nhiều người dân ở các tỉnh miền Bắc cũng đã nấu cơm để mời đoàn vào ăn, mời nước uống, để mọi người nghỉ ngơi cho đỡ mệt… Những tinh thần này khiến cho bất cứ ai cũng không thể kìm lòng, vừa ấm áp lại vừa xúc động vô cùng.
Rất nhiều cư dân mạng đã để lại những bình luận bày tỏ sự yêu thích:
- Người cho khóc, người nhận khóc, người xem qua điện thoại cũng khóc. Việt Nam chúng tôi là thế đó.
- Người ăn khóc, người nấu cũng khóc. Lúc này khóc không phải vì đau thương mà vì quá xúc động trước những tình cảm mà chúng ta dành cho nhau.
- Những người xem video chúng tôi còn khóc, huống hồ là họ. Các bạn khiến tôi tự hào về người Việt Nam lắm.
- Bão lũ nhiều đau thương thật, nhưng chúng ta còn những tia sáng chính là những điều này đây phải không ạ?
Ly hôn ôm con về nhà mẹ đẻ, người phụ nữ bị mẹ tuyệt tình đuổi đi, nói lý do khiến cô chạnh lòng bật khóc tức tưởi
Phải tuyệt vọng đến mức nào khi không còn nơi để về mà còn bị cha mẹ ruột đuổi đi?
Con gái đi lấy chồng như bát nước đổ đi. Câu nói thật chua chát gắn với số phận của người phụ nữ lớn lên trong gia đình vẫn còn tuân theo nhiều quan niệm xưa cũ.
Điều này càng chua chát hơn trong câu chuyện của người phụ nữ ở Hà Nam (Trung Quốc) dưới đây. Ôm con về nhà mẹ đẻ, điều khiến cô đau đớn chính là bị mẹ đuổi ra khỏi nhà.
Người phụ nữ một tay ôm con, một tay kéo vali, vượt chặng đường xa mới đến cửa nhà mình. Đây chính là nơi cô lớn lên, có cha mẹ và em trai cùng sống.Thế mà chỉ vài phút sau, con nhỏ bật khóc, mà chính cô cũng khóc tức tưởi.
Mẹ nhìn thấy con gái trở về, không vui mà ngược lại còn tỏ ra tức giận. Bà chặn con gái ngay ngoài cửa, không cho cô bước vào, còn vứt luôn vali ra xa.
"Bảo cô không được ly hôn, mà cô vẫn làm cho bằng được. Bây giờ tự làm tự chịu", bà mẹ nói.
Thì ra người phụ nữ đã ly hôn bất chấp sự khuyên can của gia đình, bây giờ không có nơi để đi, cô chỉ đành tìm về nơi mình lớn lên.
Mẹ không đồng ý cho con gái vào nhà là vì sợ hàng xóm láng giềng nói lời ra tiếng vào, làm xấu mặt gia đình. Còn một lý do quan trọng hơn là "phụ nữ ly hôn mang vận xui vào nhà, ảnh hưởng đến con đường lấy vợ của em trai".
Lời cũng đã nói rõ ràng, mẹ bảo cô muốn đi đâu thì đi, chỉ cần không được về nhà, còn việc có gặp lại hay nhìn mặt hay không thì sau này hẵng tính.
Đột nhiên bị mắng to tiếng, con trai trong lòng bị dọa sợ đến khóc. Bé biết mặt bà ngoại, nhưng chưa từng nghĩ bà lại hung hăng như vậy, nên đã sợ hãi mà bật khóc.
Bị mẹ đuổi ra khỏi nhà trong tình cảnh không có nơi để về, người phụ nữ cũng không cầm được nước mắt. Nhưng cô không dám phản kháng, vì hai mẹ con đang đi vào đường cùng, cãi nhau với mẹ cũng không có nghĩa lý gì, chỉ kiên trì van nài, hy vọng bà cho ở lại vài hôm để tính đường tiếp theo.
Theo như người phụ nữ chia sẻ, việc cô ly hôn cũng là chuyện sớm muộn mà thôi, vì chồng gây nợ rất nhiều bởi thói đam mê trò đỏ đen, gia sản đều bán hết, nợ nần chồng chất, trong nhà hiện đã nghèo đến mức ăn uống còn khó khăn.
Lấy phải người chồng như vậy, cô hiện đã không còn ôm hy vọng nào. Cô muốn về nhà cha mẹ đẻ, nhờ ông bà chăm cháu, còn cô lên thành phố kiếm tiền gửi về nuôi con. Vậy nên cô kiên quyết ly hôn với chồng, đoạn tuyệt mọi quan hệ, để con khỏe mạnh lớn lên, không bị ảnh hưởng bởi bố mẹ.
Điều cô không ngờ là khi về nhà lại bị bố mẹ cự tuyệt như vậy, thậm chí còn không cho vào nhà nghỉ ngơi, hay ít nhất cho đứa cháu một bữa cơm.
Đoạn video đã được người hàng xóm quay lại và đăng lên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của cư dân mạng.
"Chỉ khổ cho thân phận người phụ nữ ở nông thôn, thời đại này còn bị kiểm soát bởi những quan niệm cổ hủ".
"Phải ở trong cuộc mới hiểu người phụ nữ này đã tuyệt vọng đến mức nào".
"Chuyện thành gia lập thất phụ thuộc vào đôi bên, chứ không phải yếu tố nào khác. Tại sao lại nghĩ cuộc hôn nhân của em trai sẽ bị ảnh hưởng bởi hôn nhân thất bại của chị gái?".
Sau 2 lần góa chồng, người phụ nữ 72 tuổi quyết cưới chồng thứ 3 kém 10 tuổi dù các con phản đối Trong cuộc sống ngày nay, những câu chuyện tình vợ già - chồng trẻ vốn đã không còn quá hiếm gặp. Dù vậy, họ vẫn không tránh khỏi những ý kiến phán xét cho rằng sự chênh lệch tuổi tác này sẽ không thể lâu bền. Mới đây, câu chuyện tình của người phụ nữ góa chồng tại thành phố Cao Bằng (Cao...