Video: Hôn rắn hổ mang, thợ bắt rắn lãnh cú cắn ngược nhanh như chớp
Con rắn hổ mang có vẻ không mấy thích thú khi bị người hôn vào đầu.
Video: Người đàn ông “âu yếm” rắn, bị rắn cắn trả (nguồn: Daily Mail)
Đoạn video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy một người đàn ông tự xưng là thợ bắt rắn bị rắn hổ mang cắn trúng miệng. Trước đó, thợ bắt rắn này đã có hành động mạo hiểm là hôn vào đầu rắn hổ mang để những người xung quanh quay video và chụp ảnh.
Bị hôn bất ngờ, con rắn nhanh như chớp ngửa ngược cổ lại phía sau cắn vào miệng người đàn ông. Thông thường, loài bò sát này có thói quen tấn bằng cách mổ về phía trước vào cơ thể nạn nhân và tiêm nọc độc qua răng nanh.
Trong video, cổ của con rắn đã bạnh ra. Đây là dấu hiệu cho thấy nó đang cảm thấy bị đe dọa và không muốn bị làm phiền, theo Daily Mail. Cú cắn bất ngờ khiến người đàn ông đang cầm rắn giật lùi lại phía sau, trong khi những người còn lại la lên hoảng hốt.
Khi con rắn bỏ chạy, một người đàn ông khác đã cố gắng bắt nó lại bằng cách túm vào đuôi. Tuy nhiên, con rắn cuối cùng vẫn thoát đi.
Vụ việc xảy ra ở quận Shimoga, bang Karnataka (Ấn Độ). Theo truyền thông địa phương, người đàn ông bị rắn cắn được đưa tới bệnh viện kịp thời và sống sót. Môi của “thợ bắt rắn” được cho là bị thương nặng.
Rắn hổ mang là loài bò sát vô cùng nguy hiểm. Nọc độc của chúng có thể giết chết một con voi, theo Daily Mail. Ở Ấn Độ, hổ mang là một trong những loài rắn giết nhiều người nhất mỗi năm. Chúng được tìm thấy ở nhiều nước khác gần Ấn độ như Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal và Bhutan.
Trong văn hóa Ấn Độ giáo, rắn hổ mang là loài động vật được tôn kính. Rắn hổ mang được cho là loài động vật thông minh, có thể nghe hiểu âm nhạc. Một số người biểu diễn ở Ấn Độ có thể “thôi miên” rắn hổ mang bằng một cây sáo tên là”pungi” và vuốt ve, hôn hoặc cho chúng quấn quanh cổ.
Tuy nhiên, cách tốt nhất để bắt rắn vẫn là một cây gây chuyên dụng và lưới. Chỉ các thợ bắt rắn thực thụ với đầy đủ dụng cụ mới nên tiếp cận và bắt rắn, Daily Mail khuyến cáo.
Clip: Đang nằm giả chết, hổ dữ bất ngờ bật dậy vồ gọn chó hoang
Nhờ chiêu giả chết, con hổ Bengal đã dễ dàng hạ gục được con chó hoang chỉ bằng một cú vồ.
Trong clip được ghi lại tại Công viên Quốc gia Ranthambore, Ấn Độ, một con hổ Bengal đang nằm bất động trên nền đất. Ngay sau đó, một con chó thản nhiên đi ngang qua con hổ mà không hề hay biết về mối nguy hiểm đang ở bên cạnh.
Thấy thời cơ tới, con hổ đột nhiên bật dậy, nhảy chồm tới tấn công chú chó chỉ bằng một cú vồ. Bị kẻ đi săn cắn chặt vào cổ, con chó đã phải bỏ mạng chỉ trong giây lát.
Hổ Bengal là phân loài hổ được tìm thấy nhiều nhất tại Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanma và miền nam Tây Tạng.
Trong tự nhiên, hổ Bengal là động vật ăn thịt thuần túy và chúng đi săn các loài động vật có kích thước từ trung bình tới lớn như lợn rừng, hươu đốm, nai, bò tót, trâu nước và trâu rừng Tây Tạng... Không chỉ vậy, hổ Bengal còn dám săn bắt cả voi châu Á và tê giác Ấn Độ non.
Hổ Bengal ưa thích đi săn về đêm, nhưng cũng thức dậy vào thời gian ban ngày. Trong thời gian ban ngày, sự che phủ của cỏ voi cao lớn, rậm rạp tạo ra cho chúng một lớp ngụy trang tốt. Hổ Bengal giết con mồi bằng cách chế ngự chúng và cắn đứt tủy sống hoặc sử dụng cú cắn vào cổ làm nghẹt thở đối với con mồi lớn.
Loài động vật này nằm trong danh mục loài có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế từ năm 2008. Ước tính có chưa đến 2.500 cá thể sót lại trong tự nhiên vào năm 2011. Hổ Bengal bị đe dọa bởi nạn săn trộm, mất và phân mảnh môi trường sống.
Được biết, Ấn Độ là nơi sinh sống của 70% dân số hổ trên toàn thế giới. Cơ quan Bảo tồn Hổ quốc gia (NTCA) của Ấn Độ đã cho xây dựng 50 khu bảo tồn hổ vào năm 1973 để bảo vệ loài động vật nằm trong danh sách bảo tồn này.
Giải cứu trăn khổng lồ dài gần 4 mét ở Ấn Độ Người dân địa phương đã tìm thấy con trăn bị thương ở gần khu vực Amguri, biên giới Ấn Độ và Bhutan. Trăn khổng lồ không thường xuyên xuất hiện trong khu vực nhưng mới đây người dân địa phương đã tìm thấy một con trăn có kích thước khủng ở gần khu vực Amguri, biên giới Ấn Độ và Bhutan. Giải cứu...