Video: Hãi hùng loài rắn có cách săn mồi tàn nhẫn và kinh khủng bậc nhất
Rắn Kukri chuyên săn mồi bằng cách rạch 1 đường trên cơ thể ếch hoặc các loài lưỡng cư, chui đầu vào để ăn sống nội tạng con mồi, các nhà khoa học cho biết.
Các nhà sinh vật học gần đây công bố các nghiên cứu, mô tả chi tiết hành vi săn mồi có thể nói là tàn nhẫn và kinh khủng nhất của ba loài rắn kukri khác nhau ở châu Á, theo Daily Mail.
Ba loài rắn Kukri đều có tên khoa học là Oligodon. Chúng biết cách giữ cho con mồi sống trong vài giờ để tận hưởng chiến lợi phẩm.
Đoạn video đăng tải trên Daily Mail ghi lại cảnh rắn Kukri Đài Loan (Oligodon formosanus) chui đầu vào cơ thể một con ếch lớn.
Những màn đi săn như vậy khiến con mồi sống suốt hàng giờ, tùy vào cách rắn Kukri lựa chọn ăn nội tạng nào trước. Các nhà khoa học còn nhận thấy rắn Kukri biết cách xoay người để xẻ nội tạng con mồi, trước khi nuốt chửng.
“Chúng tôi gọi đây là cú xoay tử thần để xé rách nội tạng con mồi”, tác giả nghiên cứu, nhà khoa học Đan Mạch Henrik Bringse, nói.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học quan sát rắn Kukri ăn thịt một con cóc đốm đen châu Á theo cách tương tự ở Việt Nam. Loài cóc này nổi tiếng bởi độc tố tiết ra từ cổ và lưng, nhưng có vẻ không hiệu quả đối với rắn Kukri.
Rắn Kukri vẫn thoải mái chui đầu vào bụng con mồi, là bằng chứng loài rắn này miễn nhiễm với độc tố của cóc đốm đen châu Phi.
Rắn Kukri săn mồi theo cách khác lạ.
Nghiên cứu thứ ba mô tả nhiều lần rắn Kukri (Oligodon fasciolatus) ăn thịt cóc. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện rắn Kukri nuốt chửng những con cóc nhỏ, có lẽ vì chúng chứa ít độc tố hơn cóc đốm đen trưởng thành.
Các nhà khoa học kết luận rằng kích thước con mồi quyết định đến hành vi của rắn Kukri.
“Chúng tôi hi vọng các quan sát trong tương lai có thể khám phá thêm các khía cạnh khác về thói quen săn mồi khác lạ và khủng khiếp này của rắn Kukri”, nhà nghiên cứu Bringse nói.
Các nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Herpetozoa.
Gấu đen chui vào nhà vệ sinh tấn công người
Một phụ nữ Alaska, Mỹ đã sợ hãi tột độ vì bị gấu tấn công từ bên dưới khi cô dùng nhà vệ sinh ngoài trời trong lúc đi cắm trại.
Sự việc xảy ra khi Shannon Stevens cùng anh trai, Erik, và bạn gái của anh có chuyến đi khám phá thiên nhiên ngày 13/2 và cắm trại khoảng 30 km về phía tây bắc của Haines, đông nam Alaska.
"Tôi ra nhà vệ sinh ngoài trời, ngồi xuống bồn cầu và ngay lập tức có thứ gì đó cắn vào mông tôi. Tôi nhảy dựng và hét toáng lên", Shannon Stevens nói với AP.
Anh trai Shannon - anh Erik - nghe thấy tiếng cô hét và ra kiểm tra khu vệ sinh, cách nơi họ ở khoảng 46 m. Ở đó, anh thấy Shannon đang giữ chặt vết thương. Lúc đầu, họ nghĩ cô bị cắn bởi một con sóc, hoặc chồn, hay con vật gì đó nhỏ.
Erik lấy đen pin để kiểm tra kỹ hơn
"Tôi mở bệ bồn cầu và một con gấu ở ngay đó, ngang với bệ ngồi của bồn cầu, nhìn tôi ngược lại qua cái lỗ", anh nói.
Vùng hoang dã ở Alaska nơi Shannon Stevens cùng anh trai đi cắm trại. Ảnh: AP.
"Tôi ngay lập tức đóng cái nắp bồn lại và hét lên 'Có một con gấu ở dưới đó, chúng ta phải ra khỏi đây ngay bây giờ'", anh kể lại. "Và chúng tôi chạy về lều nhanh nhất có thể".
Khi đã an toàn trong lều, họ sơ cứu cho Shannon. Vết thương chảy máu nhưng không quá sâu, nhưng họ sẽ đến Haines nếu nó diễn biến xấu.
Sáng hôm sau, họ tìm thấy dấu chân gấu trên khắp khu đất nhưng nó đã rời khỏi đó.
Họ phát hiện con gấu đã vào được bên trong nhà qua cái lỗ ở cửa sau.
Nhà sinh vật học Carl Koch ở Alaska cho rằng đó là một con gấu đen dựa trên những bức ảnh về những dấu chân mà anh nhìn thấy, và thực tế là một người hàng xóm đã gửi cho anh bức ảnh về một con gấu đen lảng vảng ở khu nhà của cô hai ngày sau đó.
Gấu đen Alaska. Ảnh: Alaska Department of Fish and Game.
Chủ nhà đã hét lên đuổi con gấu đi nhưng nó không phản ứng. Nó cũng không đến gần cô mà đi loanh quanh, giống như đang mộng du khi ngủ đông.
Mặc dù đang là mùa đông, Koch cho biết họ nhận được cuộc gọi về việc nhìn gấu ra ngoài quanh năm.
Năm 2020 là một năm kỷ lục đối với các vấn đề về gấu ở Haines.
Ông cho biết lý do có thể là năm nay sản lượng cá hồi không tốt. Ông nói: "Cũng có thể là con gấu tích chưa đủ chất béo khi chúng vào hang ngủ đông nên chúng có thể ra ngoài thường xuyên hơn hoặc sớm hơn".
Koch nghi ngờ vết thương của Shannon là do con gấu dùng chân cào cô chứ không phải cắn và cho biết: "Đối với việc bị cào vào mông khi ngồi xuống, cô ấy có thể là người duy nhất trên Trái Đất từng gặp điều này, theo như tôi biết".
Dù là mùa nào đi chăng nữa, Erik nói từ nay anh sẽ luôn mang theo bình xịt chống gấu khi đến những vùng hẻo lánh, còn Shannon cũng có sẽ thay đổi thói quen.
"Chắc chắn là từ nay tôi sẽ nhìn vào trong bồn cầu trước khi ngồi xuống", cô nói.
Khỉ tò mò cách dùng máy ảnh Nhà sinh vật học Mogens Trolle đang chụp ảnh bỗng dưng một con khỉ có mào xuất hiện và tò mò khám phá máy ảnh của ông.