Victor Wanyama vs Divock Origi: Derby Kenya, hay những người châu Phi trên đỉnh châu Âu
Anh không phải là quốc gia duy nhất tự hào với trận chung kết Champions League mùa này. Đêm thứ Bảy tới tại Kenya, nơi cách xa Madrid hơn 9.000 cây số cũng sẵn sàng hòa chung nhịp đập, nín thở chờ đón thời khắc lịch sử, khi hai chàng trai của đất nước họ là Divock Origi và Victor Wanyama cùng ra sân so tài.
Chờ đợi phút giây trọng đại
Nếu như Kenya khét tiếng với điền kinh, khi liên tục sản sinh ra những vận động viên xuất sắc và thống trị các kỳ Thế vận hội, thì bóng đá với họ là con số không tròn trĩnh. Hoàn toàn không có gì đáng để tự hào. Kenya thường xuyên bị đánh bật khỏi các giải đấu lớn ngay từ vòng loại và cũng chẳng sở hữu một huyền thoại bóng đá tầm châu lục.
Vào năm 2010, đất nước có diện tích lớn thứ 47 thế giới tưởng như đã có một ngôi sao, khi McDonald Mariga Wanyama (khoác áo Inter Milan) trở thành người Kenya đầu tiên xuất hiện ở bán kết Champions League, khi vào sân phút 86. Và tất cả hy vọng anh ta sẽ tiếp tục ra sân trong trận chung kết.
Bản thân Mariga cũng nghĩ về điều đó. Anh đã đưa cả đại gia đình đến Madrid, sau đó cố chạy vạy đủ số vé để họ an vị trong khu VIP của Bernabeu. Khi Mariga không được Jose Mourinho chọn để xuất phát từ đầu, mọi người nói với nhau rằng, rồi anh ta sẽ vào sân trong hiệp 2. Nhưng đến 90 2, quyền thay người cuối cùng được thực hiện, mọi hy vọng tiêu tan. Điều an ủi duy nhất là Mariga đã trở thành nhà vô địch Champions League, điều chưa cầu thủ Kenya nào làm được trước đây.
Vào thứ Bảy tới, cũng tại Madrid (nhưng lần này không phải Bernabeu, mà là Wanda Metropolitano), đại gia đình năm xưa lại có mặt trên khu VIP và đất nước Kenya lại chờ đợi người đầu tiên chơi ở trận chung kết giải đấu danh giá nhất châu Âu. Điều khác biệt là Mariga sẽ ngồi trên khán đài và người được tất cả dõi theo là Victor Wanyama, em trai của cựu tiền vệ Inter.
Triển vọng ra sân của Wanyama dĩ nhiên cũng cao hơn, bởi anh đã có mặt trong cả 2 loạt trận tứ kết và bán kết của Tottenham. Những người hâm mộ Spurs từng rất thất vọng, nhưng sau khi cầu thủ 27 tuổi tỏa sáng rực rỡ trong bối cảnh quá nhiều trụ cột vắng mặt, đã gọi anh là Big Vic, thậm chí so sánh anh với… Lionel Messi khi ghi bàn vào lưới Huddersfield hồi tháng 4.
Nhưng Wanyama không phải cầu thủ duy nhất được chú ý. Đất nước Kenya vẫn còn một tự hào khác. Đó là Divock Origi.
Derby nước Anh? Không, là derby Kenya
Tất nhiên, Origi mang quốc tịch Bỉ. Nhưng anh là một người Kenya chính hiệu với ông bố Mike Okoth từng ra sân 120 lần cho ĐT Kenya. Như Wanyama kể, trong lần đầu tiên lên tuyển, anh và đồng đội đã được truyền cảm hứng bằng một đoạn video về Mike Okoth, và khoảnh khắc ông ghi bàn quyết định giúp Kenya giành vé tham dự giải vô địch châu Phi 1992.
Mặc dù chọn Bỉ, nhưng trái tim Origi vẫn hướng về Kenya. Cho đến bây giờ anh vẫn say sưa nói về những kỷ niệm trong lần thăm quê hương năm 2010, như việc đạp xe qua những đồi chè hay nhảy lên xe bus để vào thành phố thăm bạn bè. Vì vậy, những người Kenya cũng luôn nói tới Origi với sự trìu mến. Và họ gọi chung kết Champions League tới đây là trận “derby Kenya”, thay vì “derby nước Anh”.
Mặc dù Juergen Klopp mới đây xác nhận, Roberto Firmino sẽ ra sân vào thứ Bảy tới, nhưng Origi nhiều khả năng vẫn được tạo điều kiện để thi đấu từ ghế dự bị. Là người hùng với cú đúp không tưởng trong trận bán kết, giúp Liverpool đánh bại Barca và lách qua khe cửa hẹp để tới Madrid, tiền đạo 24 tuổi này xứng đáng được ra sân, dù chỉ vài phút. Và anh sẽ đối đầu với Wanyama, người đã xem màn ngược dòng của Liverpool rồi thốt lên rằng : “Quá điên rồ, họ đã biến điều không thể thành có thể”. Thật thú vị, Wanyama từng lấy cảm hứng từ “Origi cha” và sau đó tìm thấy động lực từ “Origi con” để cùng Tottenham quật ngã Ajax ngay tại sân Johan Cruyff Arena.
Giờ thì ai trong số họ, Origi hay Wanyama, chiến thắng và giành lấy chiếc cúp Champions League danh giá? Với đất nước Kenya thì điều đó không quá quan trọng. Lần đầu tiên được thấy, không chỉ một mà tới hai ngôi sao thi đấu trên sân khấu tráng lệ Champions League. Qua đó phất cao lá cờ đỏ đen in hình chiếc khiên Maasai cùng hai mũi giáo, đã là niềm hạnh phúc lớn lao. Và việc của họ chỉ là tận hưởng, đắm chìm trong thời khắc lịch sử không biết bao giờ mới tái hiện trong tương lai.
Wanyama, huyền thoại sống của Kenya
Mặc dù mới 27 tuổi và có 52 lần ra sân trong màu áo ĐT Kenya, nhưng Wanyama là biểu tượng của quốc gia này. Anh là người Kenya đầu tiên chơi bóng ở Premier League, đầu tiên ghi bàn tại các cúp châu Âu (cả Europa League và Champions League), đồng thời cũng là cầu thủ giá trị nhất với tổng chi phí của 3 lần chuyển nhượng là 24,4 triệu bảng.
Origi và Wanyama nói gì về nhau?
“Wanyama là một anh chàng lạnh lùng nhưng tốt bụng và chúng tôi khá hợp nhau”, Origi nói về người đồng hương cách đây 2 năm. Về phần Wanyama cho biết, anh đã rất vui khi biết Origi sẽ tới Anh. Và thời còn chơi cho Southampton, Wanyama tiết lộ anh đã buồn vui lẫn lộn, vừa đau khổ vì đội nhà thua 0-6 trước Liverpool, vừa mừng vì Origi lập hat-trick.
Theo Bongdaplus
Barca bị loại sốc cúp C1: Vì dính lời nguyền hay tái diễn lộ "tử huyệt"?
Barcelona vừa hụt vé vào chung kết Champions League năm nay khi đại bại 0-4 trên sân Anfield của Liverpool. Nỗi ám ảnh vì những quá khứ đau thương đã thật sự tái diễn với Messi và các đồng đội ở sân chơi mà suốt 5 năm qua họ không thể vô địch.
Barca lại gặp đại hạn vì đá vào ngày "hắc đạo"
Barcelona gây thất vọng lớn khi là ứng cử viên vô địch lớn nhất tại vòng bán kết Champions League năm nay nhưng đã vừa bị loại sau khi thua 0-4 ở lượt về khi làm khách ở Anfield dù đã thắng Liverpool3-0 tại lượt đi trên sân nhà Nou Camp.
Liverpool loại Barca theo cách khó tin nhất để tiến vào chung kết Champions League năm nay
Tối 7/5/2019 (giờ địa phương ở Anh) thực sự là một cơn ác mộng với thầy trò Ernesto Valverde khi họ để cho Divock Origi và Georginio Wijnaldum đều lập cú đúp để loại mình khỏi trận chung kết tại Madrid ngày 1/6 tưởng chừng đã nằm trong tầm tay họ.
Ngày 7/5 thật sự là một ngày "hắc đạo" khiến Barca chịu những thất bại khó nuốt trôi trong lịch sử của họ và cúp châu Âu. Vào ngày này đúng 33 năm trước, tối ngày 7/5/1986, Barca được đá trận chung kết cúp C1 trên quê hương Tây Ban Nha đối đầu Steaua Bucharest trên sân Ramon Sanchez Pizjuan (thành phố Sevilla, xứ Andalusia).
Thế nhưng, Barca đã không sao khuất phục được đối thủ đến từ Romania và hai đội hòa nhau không bàn thắng trong cả hiệp chính và hiệp phụ.
Nhưng khi bước vào loạt luân lưu cân não, cả 4 cầu thủ của "Gã khổng lồ xứ Catalunya" là Jose Ramon Alexanko, Angel Pedraza, Pichi Alonso và Marcos Alonso Pena đều sút hỏng khi đối mặt khung thành của thủ môn Helmuth Duckadam.
Trong khi ấy, 2 cú sút 11m đầu tiên của Steaua Bucharest do Mihail Majearu, Laszlo Boloni cũng đều thực hiện không thành công. Nhưng Marius Lacatus và Gabi Balint sau đó đã sút 11m chính xác giúp đội bóng đến từ Romania thắng 2-0 trên loạt "đấu súng" trước Barca của cựu HLV Terry Venables để đăng quang cúp C1 châu Âu ngay trên đất Tây Ban Nha lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử của họ.
"Người hùng" Helmuth Duckadam tỏa sáng khi giúp Steaua Bucharest hạ gục Barca ở trận chung kết cúp C1 ngày 7/5/1986
Vừa qua, sau 33 năm, cũng vào một buổi tối ngày 7/5, Barca lại thua đau đớn Liverpool dù đã nắm quá nhiều lợi thế và nối dài cơn khát không đăng quang Champions League đã kéo dài suốt 4 năm qua kể từ lần gần nhất vô địch từ năm 2015 (thắng Juventus 3-1 ở chung kết).
Video pha cản phá phạt đền quyết định của thủ môn Helmuth Duckadam giúp Steaua Bucharest hạ Barca để vô địch cúp C1 đúng 33 năm trước:
Messi và đồng đội lại nát mộng châu Âu vì "gót chân Achilles"
Barcelona từng lội ngược dòng phi thường thắng PSG 6-1 ở lượt về Champions League năm 2017 dù đã thua đội bóng nước Pháp 0-4 trong trận lượt đi. Nhưng rồi 2 năm liên tiếp gần đây, đội bóng của HLV Ernesto Valverde đều bị loại tức tưởi ở các vòng knock-out dù đã nắm quá nhiều lợi thế về tỷ số.
"Gót chân Achilles" khiến Barca bị AS Roma năm ngoái và Liverpool năm nay đánh bại chính là do khả năng chống bóng bổng, mà cụ thể hơn là chống phạt góc quá kém của họ trong những thời khắc sinh tử ở hiệp 2.
Năm ngoái, trung vệ người Hy Lạp Kostas Manolas đã đánh đầu tung lưới thủ thành Marc Andre Ter Stegen từ quả đá phạt góc bên cánh phải của Cengiz Under giúp AS Roma thắng 3-0 ở lượt về trên sân nhà Olimpico để loại Barca vì luật bàn thắng sân khách sau khi từng thua 1-4 tại Nou Camp.
Đến năm nay, Barca lại sụp đổ vì pha đá phạt góc tinh quái của Trent Alexander-Arnold cũng từ cánh phải ở hiệp 2 để Origi ra chân tung lưới thủ thành người Đức ấn định thắng lợi 4-0 khó tin của Liverpool ở Anfield xóa nhòa thắng lợi 3-0 của Barca tại Nou Camp tuần trước.
Bàn thua từ những quả đá phạt góc đã kết liễu số phận Barca 2 năm liền ở Champions League
Cũng trong trận đấu trên đất Anh vừa qua, Wijnaldum đã tiếp tục trừng phạt sai lầm hàng thủ của Barca khi không chiến đánh đầu gỡ hòa tỷ số 3-3 sau hai lượt trận và giúp Liverpool lên tinh thần cực cao.
Rõ ràng, Barca dưới thời Valverde đã đánh mất quá nhiều thứ như sự tập trung, thái độ không khinh địch và cả đẳng cấp cùng sự bùng nổ ở những khoảnh khắc "sinh - tử"... Vì vậy, dù Messi rất hay nhưng việc họ lại trắng tay ở Champions League âu cũng là điều dễ hiểu.
Theo Kham Pha
Hé lộ nguyên nhân khiến Barcelona để Liverpool lội ngược dòng ngoạn mục Thất bại của Barcelona trước Liverpool trên sân Anfield cho thấy bóng đá chưa bao giờ là trò chơi của một vài cá nhân xuất sắc mà nó thuộc về sức mạnh tập thể. Trên sân Anfield ngày 5/8, cơn địa chấn đã xảy ra khi Liverpool giành vé vào chung kết Champions League dù để thua trắng 3 bàn ở trận lượt...