Vicky Nhung: Đừng vì ánh hào quang dối lừa mà sống trong ảo danh
Trong cuộc trò chuyện với PV báo Người Đưa Tin, Vicky Nhung đã trải lòng về mục tiêu sự nghiệp và cả những ảo danh có thể khiến nhiều bạn trẻ sa ngã.
Bước ra từ một gameshow, nhưng Vicky Nhung đã nhanh chóng ghi được dấu ấn của mình trong làng nhạc Việt. Với cô, sự nỗ lực và phấn đấu chính là điều giúp Vicky Nhung tìm được lối đi riêng và tạo dựng danh tiếng trong làng nhạc Việt.
Với Vicky, điều chị chọn là giá trị sống và sự tôn trọng chứ không phải là ánh hào quang dối lừa của ảo danh. Mỗi ngày được hát, được mang tiếng hát đến với công chúng là niềm hạnh phúc vô bờ và cô chỉ cần điều đó.
Nếu nhìn lại hành trình đã qua của Vicky Nhung, nhiều người thường tự hỏi, điều gì đã giúp cô gái trẻ này tiến nhanh như vậy?
Sau The Voice, Vicky Nhung nhanh chóng xây dựng được “thương hiệu” cá nhân.
Sau dấu ấn của The Voice, tiếng hát của Vicky Nhung đã ngay lập tức được công chúng đón nhận. Cái tên Vicky Nhung không làm người ta phải thốt lên đầy ngưỡng mộ, nhưng lại dành cho nó tình yêu và sự cảm mến.
Nếu ở đâu đó, các ca sĩ trẻ tạo dựng danh tiếng trong showbiz bằng những phát ngôn gây sốc, những bộ cánh hàng hiệu đắt tiền hay những mối tình “ngắn chẳng tày gang” thì Vicky Nhung lại cần mẫn cho ra đời các sản phẩm âm nhạc. Chúng chẳng được truyền thông ồ ạt, chẳng chiêu trò mà chỉ lặng thầm ra mắt, nhưng lại được công chúng đón nhận với sự yêu thương.
Video đang HOT
Chính sự phấn đấu miệt mài và lao động nghiêm túc không ngừng nghỉ là điều giúp Vicky được khán giả đón nhận, yêu mến. Mặc dù bước vào làng nhạc với danh xưng học trò của Mr Đàm, nhưng Vicky Nhung không dựa hơi thầy để “ngồi chờ sung rụng” mà lúc nào cũng tiến về phía trước, luôn tìm tòi và học hỏi để tạo nên cái riêng, cái mới cho mình.
“Với Vicky, sự nỗ lực không ngừng chính là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, suy nghĩ tạo sự khác biệt, mang đến cái mới cũng là yếu tố giúp Vicky có được thành công như hôm nay”, nữ ca sĩ chia sẻ.
Nỗ lực và phấn đấu không ngừng chính là điều đã giúp Vicky Nhung nhận được sự yêu mến của công chúng.
Trước khi trở thành ca sĩ, Vicky Nhung làm trong ngành sáng tạo và điều này chính là một lợi thế giúp cô nàng cá tính trở nên đặc biệt. Vicky rất sợ sự nhàm chán, sợ mình dần trở nên quen thuộc, sợ mình trở nên một màu làm khán giả chán và điều đó đã thôi thúc nữ ca sĩ luôn nỗ lực để tìm tòi những cái mới.
“Trong âm nhạc, lối mòn là kẻ thù truyền kiếp và Vicky sẽ không bao giờ lùi bước trước kẻ thù này. Âm nhạc là niềm say mê, là tình yêu không bao giờ nguội lạnh, vậy nên tôi sẽ sống hết mình vì tình yêu đó, niềm say mê đó. Khi mình chân thành, bền bỉ và sống hết mình, quả ngọt rồi sẽ đến thôi”, Vicky Nhung tâm sự.
Sống và làm việc bằng trái tim nồng ấm, sự nhiệt huyết nên Vicky luôn cảnh giác với ảo danh. Ảo danh sẽ chỉ mang đến ánh hào quang dối lừa và nếu không tỉnh táo nó sẽ khiến chúng ta lầm đường. Hành trình khẳng định giá trị bản thân bằng lao động nghiêm túc sẽ khó khăn hơn, gian nan hơn và nhọc nhằn hơn, nhưng bù lại sẽ có được sự tôn trọng của những người xung quanh và đó là cách sống Vicky Nhung đã chọn.
Nói về điều này, Vicky Nhung trải lòng: “Mỗi chúng ta cần khẳng định bản thân bằng sự nỗ lực, phấn đấu, lao động không ngừng nghỉ chứ đừng tìm đến những thứ hào nhoáng bên ngoài để chìm đắm trong ảo danh. Khi thành công có được từ sự nỗ lực, giá trị của bản thân sẽ tự tỏa sáng”.
Theo nguoiduatin.vn
Danh ca Khánh Ly đi hát không giữ tiền, chỉ ăn khoai ăn bắp
Phía sau ánh hào quang ấy, các nghệ sĩ như danh ca Khánh Ly đã khởi động một hành trình khác, đó là cuộc trở về bằng tấm lòng nhân ái với quê hương.
Ăn khoai bắp qua ngày, tiền có người giữ hộ
Chúng tôi gặp danh ca Khánh Ly trong những ngày bà vừa kết thúc chuỗi liveshow khắp dọc dài đất nước, chuẩn bị về Mỹ nghỉ ngơi ít ngày để tháng Giêng quay trở lại Việt Nam. Trong câu chuyện xoay quanh cuộc trở về, người tri kỉ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lặng lẽ kể cho chúng tôi nghe bao kỉ niệm tưởng chừng chỉ có trong cổ tích. Quá nửa đời người, danh ca Khánh Ly không hề biết "mặt mũi" đồng tiền, mỗi chuyến về nước biểu diễn, làm từ thiện, "tay hòm chìa khóa" bà giao hết cho người em là nghệ sĩ Quang Thành giữ hộ.
Ca sĩ Khánh Ly.
"Ngày xưa, tôi đi hát kiếm tiền nuôi con rồi mất trắng sau vài trận làm ăn cũng chỉ vì không biết cách giữ tiền. Suốt 40 năm, có chồng chăm lo từ việc giữ con, nhà cửa, chi tiêu, nhận sô diễn... ai đưa bao nhiêu tôi đều mang về cho chồng đếm và cất giữ cho con. Giờ ông ấy qua đời, tiền bạc trong nhà chuyển lại cho con gái tôi giữ, những lần đi biểu diễn thì đã có Quang Thành", danh ca Khánh Ly tâm sự.
Chồng mất, bà không giữ tiền phúng điếu, sau khi hoàn tất lễ 100 ngày cho ông tại nhà thờ, Khánh Ly cùng NSND Kim Cương đến Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP.HCM) trao toàn bộ số tiền 160 triệu đồng để phẫu thuật đục thủy tinh thể cho 160 bệnh nhân ở các tỉnh đang phải nằm chờ mổ tại đây vì thiếu kinh phí. Bà trải lòng: "Chồng tôi luôn nói rằng: Em có tiền, em có danh chưa chắc có hạnh phúc vì đời còn rất dài, em cứ tới những số phận không may là người ta đang cho em niềm vui, hạnh phúc".
Hơn 70 tuổi, danh ca Khánh Ly mắc chứng mất ngủ kinh niên, bà gần như thức trắng trên những nẻo đường biểu diễn và thiện nguyện. Ca sĩ Quang Thành kể, sau những đêm nhạc, giọng ca ngoài 70 tuổi chỉ ăn khoai, bắp qua ngày, sang hơn thì gọi bát canh cua nấu rau rút khoai sọ. Bà ăn uống kiêng khem, thời gian thì chiu chắt... tất cả hướng về những thân phận bé thơ côi cút, bệnh nhân phong, tàn tật, người già yếu...
Trở về với hai từ "chân đất"
Năm 2016 là năm khá ồn ào về các hoạt động từ thiện. Mở lời về công việc này, danh ca Khánh Ly hồi tưởng: "Thời tôi còn đi hát với ông Trịnh Công Sơn, chúng tôi vẫn chia nhau đĩa cơm trong con hẻm nhỏ đối diện Quán Văn. Tất cả số tiền đi hát ở các trường đại học chủ yếu để gây quỹ cho sinh viên nghèo, trẻ mồ côi, người dân gặp thiên tai hỏa hoạn... Thuở ấy, những sinh hoạt này gọi là cứu trợ chứ không dùng từ thiện hay thiện nguyện như bây giờ và người nào làm thì cứ làm thôi, không lên tiếng, dư luận cũng chẳng ồn ào".
Từng được công chúng mệnh danh là "Nữ hoàng chân đất", điều danh ca Khánh Ly trăn trở nhất vào những năm tháng cuối đời là được trở về đúng nghĩa với hai tiếng gọi giản dị mà thiêng liêng này. Vừa qua, trong dịp về nước để tổ chức đêm nhạc "Nhớ mùa thu Hà Nội", bà đã có chuyến đi làm từ thiện và ở đó Khánh Ly chân trần say sưa hát cho các cháu nhỏ nghe.
Nhắc lại kỉ niệm này, nữ danh ca rưng rưng nước mắt và nói trong nghẹn ngào: "Tôi vốn là đứa trẻ mồ côi sớm, điều tôi cần trong đời sống này, không phải tiền, cũng chẳng phải danh mà là tình thương. Tôi thiếu thốn tình thương từ gia đình nên bằng mọi cách chịu những thiệt thòi để mong có được tình thương của mọi người dành cho mình hòng bù đắp những thiếu thốn của thời thơ ấu. Bây giờ đã đến thời của "một cõi đi về", tôi vẫn còn cần tình thương ấy, cho dẫu cuộc đời có chịu nhiều oan khuất, nhưng tôi vẫn biết ơn mọi người đã cho tôi thời gian, hạnh phúc để đi được quãng đường quá dài và tôi muốn trả lại phần nào những gì đời đã cho tôi...".
Chương trình "Vòng tay nhân ái" do nữ danh ca khởi xướng đã thu hút được nhiều nghệ sĩ khác chung sức. Ở thời điểm trò chuyện cùng chúng tôi, nữ danh ca vừa hoàn tất chương cuối cùng của cuốn hồi ký đời mình mang tên "Con đường nhân ái". Bà tâm sự, đây có lẽ là công việc cuối cùng bà dành cho mình trước khi tổ chức những buổi du ca kể chuyện bằng âm nhạc cho sinh viên ba miền đất nước và bày tỏ lòng chia sẻ, tri ân đến những mảnh đời bất hạnh.
Theo Danviet
Vicky Nhung: 'Tôi chấp nhận tin đồn đồng tính' "Đã chấp nhận là người của công chúng thì phải chấp nhận cả tin đồng tính dù đúng dù sai", ca sĩ Vicky Nhung chia sẻ Đầu xuân mới Đinh Dậu 2017, nữ ca sĩ Vicky Nhung đã dành thời gian chia sẻ với báo Người Đưa Tin những câu chuyện thú vị về công việc và cuộc sống. Nhìn lại năm 2016...