Vicem trầy trật xử lý doanh nghiệp yếu kém
Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam ( Vicem) là một trong số 93 tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Với thực tế cung vượt cầu, kinh doanh khó khăn, việc cổ phần hóa đang là nhiệm vụ khá nặng nề với Vicem.
Trầy trật tái cơ cấu doanh nghiệp “bết bát”
Để về đích cổ phần hóa đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng, Vicem đang rốt ráo triển khai một loạt nhiệm vụ lớn, trong đó có việc xử lý các doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ và thoái vốn đầu tư ngoài ngành…
Theo báo cáo của Vicem, công tác cổ phần hóa Vicem đang ở giai đoạn xây dựng phương án cổ phần hóa, trong đó, Kiểm toán Nhà nước đã hoàn thành công tác kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp. Bộ Xây dựng, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Vicem đang xem xét, công bố giá trị doanh nghiệp.
“Với tiến độ hiện tại, Vicem quyết tâm hoàn thành công tác cổ phần hóa trước ngày 31/12/2020″, lãnh đạo Vicem cho biết.
Liên quan việc xử lý các doanh nghiệp yếu kém, danh sách các đơn vị thua lỗ của Vicem đến thời điểm hiện tại còn khá dài, trong đó, một số doanh nghiệp thua lỗ chuyển về Vicem, như Xi măng Sông Thao và Xi măng Hạ Long.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Phạm Văn Nhận, Thành viên HĐTV Vicem cho biết, Xi măng Hạ Long về Vicem năm 2016 và Xi măng Sông Thao về năm 2017. Đây là 2 doanh nghiệp thua lỗ nặng của ngành. Sau khi về Vicem, các doanh nghiệp này đã được tái cơ cấu toàn diện, lỗ lũy kế giảm dần.
Dù vậy, mức lỗ lũy kế của 2 doanh nghiệp trên vào thời điểm 30/6/2019 vẫn còn rất lớn. Đơn cử, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long còn lỗ lũy kế 3.529 tỷ đồng, giảm 109 tỷ đồng so với thời điểm tiếp nhận về Vicem. Xi măng Sông Thao lỗ lũy kế 399 tỷ đồng, giảm 31,3 triệu đồng so với thời điểm mới tiếp nhận và bị Bộ Tài chính đưa vào diện phải thực hiện giám sát tài chính đặc biệt.
Video đang HOT
Ngoài Xi măng Hạ Long và Sông Thao, Vicem vẫn còn một số doanh nghiệp thua lỗ, làm ăn không hiệu quả nhiều năm nay, như Vicem Hải Phòng và Vicem Tam Điệp.
Đến ngày 30/6/2019, lỗ lũy kế của Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp là 1.090 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với mức lỗ lũy kế 1.158 tỷ đồng tại thời điểm năm 2015. Trong khi đó, Công ty Xi măng Vicem Hải Phòng khả quan hơn, với lỗ lũy kế hiện còn 181 tỷ đồng, so với con số 383 tỷ đồng của năm 2015.
Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Vicem, Bộ xây dựng tăng cường công tác giám sát đối với Vicem Tam Điệp, Xi măng Hạ Long và Sông Thao, đồng thời chỉ đạo, điều hành để các công ty này dần khắc phục khó khăn và trả được nợ vay.
Một công ty con khác là Vicem Hải Vân cũng hoạt động không hiệu quả lắm. Về với Vicem từ năm 2002, đã 16 năm trôi qua, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp này chỉ quanh quẩn ở mức 20 – 30 tỷ đồng/năm. Lãnh đạo Vicem nhìn nhận, Hải Vân đã bỏ quên thị trường rất rộng lớn và có tiềm năng tăng trưởng tốt là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Còn nặng nợ
Vicem hiện có 10 doanh nghiệp trực thuộc chuyên sản xuất, kinh doanh xi măng. Trong đó, có 4 doanh nghiệp lỗ lũy kế từ vài trăm đến vài ngàn tỷ đồng. Trong bối cảnh ngành xi măng dư cung, cạnh tranh nội địa và xuất khẩu gay gắt, hành trình tái cơ cấu, thì việc giảm lỗ cho các doanh nghiệp yếu kém không hề đơn giản.
Ông Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Vicem thừa nhận, điểm chung của các doanh nghiệp trên là quy mô công suất nhỏ, hạn chế về thị trường, năng lực quản trị và năng lực tài chính yếu. Đơn cử, Vicem Tam Điệp chỉ có công suất 1,5 triệu tấn/năm.
Trong khi đó, nhiều công ty sản xuất xi măng của Vicem như Hà Tiên 1, Vicem Bút Sơn, Vicem Hoàng Mai, Xi măng Bỉm Sơn… có tăng trưởng, nhưng với hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn đều thấp hơn 1, nên tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối về tài chính.
Trước thực tế khó khăn như vậy, lãnh đạo Vicem cho biết, Tổng công ty đã và đang thực hiện các giải pháp nhằm vực dậy các doanh nghiệp yếu kém. “Chúng tôi triển khai tái cơ cấu thị trường, thực hiện sáp nhập thương hiệu (Vicem Sông Thao vào Vicem Hải Phòng, Vicem Tam Điệp vào Bỉm Sơn), đồng thời chỉ đạo các đơn vị tái cơ cấu sản xuất, giải quyết các nút thắt công nghệ, tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhằm tăng hiệu quả sản xuất, giảm lỗ lũy kế”, ông Nhận cho biết.
Vicem thuộc danh mục các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Sau cổ phần hóa, Nhà nước sẽ nắm giữ từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ của Vicem.
Vicem dự kiến chào bán công khai cổ phần lần đầu ra công chúng, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, bán cổ phần ưu đãi cho người lao động tới 36% tổng vốn điều lệ (Nhà nước sẽ nắm giữ 64% vốn điều lệ của Vicem) hoặc một tỷ lệ thích hợp sau khi phương án cổ phần hóa Vicem được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nguồn: VICEM
Thế Hải
Theo baodautu.vn
Đạm Bắc Hà lỗ lũy kế, âm vốn sở hữu, Tổng giám đốc mới có đủ sức cứu vớt?
Trong bối cảnh kinh doanh thua lỗ triền miên nhiều năm liền, việc vực dậy Công ty cổ phần Phân đạm và hoá chất Hà Bắc sẽ là thách thức không nhỏ đối với ông Tổng giám đốc Nguyễn Đức Ninh.
Theo báo cáo hợp nhất bán niên được soát xét của Công ty cổ phần Phân đạm và hoá chất Hà Bắc (Đạm Hà Bắc) vừa được công bố, trong nửa đầu năm nay, doanh nghiệp này ghi nhận tăng 2,21% doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ so với cùng kỳ lên con số 1.594 tỷ đồng. Tuy nhiên, Đạm Hà Bắc vẫn tăng lỗ tới 31,52% lên 220,45 tỷ đồng.
Tại thời điểm ngày 30/6/2019, Đạm Hà Bắc có tổng nợ phải trả lên tới 9.470,82 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 108,63 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế của công ty là 2.876,16 tỷ đồng, tăng so với đầu năm.
Tại thời điểm ngày 30/6/2019, lỗ luỹ kế của Đạm Hà Bắc là 2.876,16 tỷ đồng. Ảnh: Vneconomy.
Nguyên nhân của việc này là do Đạm Hà Bắc đã lỗ liên tiếp suốt từ năm 2016 đến nay.
Theo giải trình từ Đạm Hà Bắc giá bán các sản phẩm nửa đầu năm 2019 giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng do giá than cám, giá điện đều tăng, chi phí tài chính lớn.
Trong bối cảnh kinh doanh thua lỗ triền miên, Hội đồng quản trị Đạm Hà Bắc mới đây đã bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Ninh giữ chức Tổng giám đốc của công ty này trong thời hạn 3 năm kể từ ngày 5/10/2019.
Quyết định cũng nêu rõ ông Nguyễn Đức Ninh sẽ được hưởng mức lương 17,55 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Đức Ninh vốn là thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc, Phụ trách Ban Tổng giám đốc của Công ty Đạm Hà Bắc.
Trước đó, ông Đỗ Doãn Hùng, cựu Tổng giám đốc Đạm Hà Bắc đã bị miễn nhiệm kể từ ngày 1/1/2019 trước thời hạn do những sai phạm trong quá trình triển khai Dự án mở rộng nhà máy Đạm Hà Bắc.
Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Đạm Hà Bắc, ông Nguyễn Đức Ninh đã trải qua 26 năm công tác tại Công ty và đảm nhận các vị trí như Trưởng phòng Thị trưởng, Phó Tổng Giám đốc.
Với kinh nghiệm lâu năm tại công ty, ông Nguyễn Đức Ninh được kỳ vọng sẽ góp phần đưa Đạm Hà Bắc vượt qua các khó khăn trong thời điểm hiện tại.
Thế nhưng, việc vực dậy "đứa con đầu lòng của ngành đạm" trong bối cảnh khó khăn như hiện nay chắc chắn là thách thức không nhỏ đối với ông Nguyễn Đức Ninh.
Hoàng Minh
Theo Kienthuc.net
Sau cú trượt dài và ông chủ Inter Milan tháo chạy, Ninh Van Bay giờ ra sao? Ninh Vân Bay, chủ chuỗi resort sao đẳng cấp Six Senses Ninh Van Bay, vừa có những biến động lớn trong cơ cấu cổ đông cũng như dàn lãnh đạo chủ chốt sau nhiều năm trượt dài. Sáng 30/9, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) công bố thông tin về loạt thay đổi nhân sự chủ chốt của CTCP Bất động...